Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I- Chuẩn bị

1. Dụng cụ

2. Mẫu vật và hoá chất

  • Cây cần tây hoặc cành hoa màu trắng (hồng trắng, cúc trắng,...)

  • Hai cây trồng trong chậu đất ẩm (nên cọn cây có thân thấp, nhiều lá).
  • Nước pha màu (mực đỏ, mực tím hoặc mực xanh).

II- Cách tiến hành

1. Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước

Cây cần tây có phần thân ngắn, phần cuống lá dài, nên nước và các chất khoáng được vận chuyển qua thân rất nhanh để vào mạch gỗ ở cuống lá và thoát ra ngoài qua lá.

  • Bước 1: Dùng dao mổ cắt ngang qua cuống lá cần tây (gần sát gốc) rồi cắm vào cốc thuỷ tinh chứa nước pha màu, để ra chỗ thoáng. Sau khoảng thời gian từ 30 phút đến 60 phút, quan sát sự đổi màu của cuống và lá cần tây ở cốc nước pha màu xanh và cốc nước pha màu đỏ (Hình 1 và hình 2).
  • Bước 2: Dùng dao mổ cắt ngang phần cuống lá cần tây có nhuộm màu thành các đoạn ngắn. (Hình 3).
  • Bước 3: Sử dụng kính lúp để quan sát phần mạch dẫn trong các đoạn cuống lá.

2. Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước

  • Bước 1: Đánh dấu hai chậu cây là chậu A, chậu B.
  • Bước 2: Ngắt toàn bộ lá cây ở chậu A, cây ở chậu B giữ nguyên lá.
  • Bước 3: Trùm túi nylon trong suốt lên cây trong chậu A và chậu B (chú ý trùm kín toàn bộ phần lá cây rồi buộc kín miệng túi), đặt 2 chậu cây ra ngoài sáng (Hình 1).
  • Bước 4: Sau khoảng thời gian từ 15 phút đến 30 phút, quan sát hiện tượng trong túi nylon trùm trên cây ở chậu A và cây ở chậu B (Hình 2).
Hình 1
Hình b

III- Kết quả và giải thích

1. Kết quả

Thí nghiệmHiện tượng/ Kết quả
Chứng minh thân vận chuyển nướcCành cần tây cắm vào cốc nước pha màu xanh mạch dẫn chuyển xanh, cành cần tây cắm vào cốc nước pha màu đỏ mạch dẫn chuyển đỏ.
Chứng minh lá thoát hơi nướcChậu B có hơi nước đọng trên túi nylon ở phía trong.

2. Giải thích

@2524960@@2525023@