Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácMuốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau.
\(\dfrac{a}{b}\cdot\dfrac{c}{d}=\dfrac{a\cdot c}{b\cdot d}\).
Ví dụ 1. Tính:
a) \(\dfrac{8}{5}\cdot\dfrac{-5}{16}\);
b) \(5\cdot\dfrac{9}{-4}\)
Giải:
a) \(\dfrac{8}{5}\cdot\dfrac{-5}{16}=\dfrac{8\cdot\left(-5\right)}{5\cdot16}=\dfrac{-40}{80}=\dfrac{-1}{2}\).
b) \(5\cdot\dfrac{9}{-4}=\dfrac{5}{1}\cdot\dfrac{9}{-4}=\dfrac{5\cdot9}{1\cdot\left(-4\right)}=\dfrac{45}{-4}\).
Nhận xét. Muốn nhân một số nguyên với một phân số, ta nhân số nguyên đó với tử của phân số và giữ nguyên mẫu.
Tương tự phép nhân số nguyên, phép nhân phân số cũng có tính chất giao hoán, kết hợp và phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Ví dụ. Thực hiện các phép tính:
a) \(\dfrac{-5}{26}\cdot\dfrac{7}{15}\cdot\dfrac{-26}{5}\);
b) \(\dfrac{14}{17}\cdot\dfrac{6}{11}-\dfrac{14}{17}\cdot\dfrac{17}{11}\).
Giải:
a) \(\dfrac{-5}{26}\cdot\dfrac{7}{15}\cdot\dfrac{-26}{5}\)
\(=\dfrac{-5}{26}\cdot\dfrac{-26}{5}\cdot\dfrac{7}{15}\\ =\left(\dfrac{-5}{26}\cdot\dfrac{-26}{5}\right)\cdot\dfrac{7}{15}\\ =1\cdot\dfrac{7}{15}=\dfrac{7}{15}.\)
b) \(\dfrac{14}{17}\cdot\dfrac{6}{11}-\dfrac{14}{17}\cdot\dfrac{17}{11}\)
\(=\dfrac{14}{17}\cdot\left(\dfrac{6}{11}-\dfrac{17}{11}\right)\)
\(=\dfrac{14}{17}\cdot\dfrac{6-17}{11}\\ =\dfrac{14}{17}\cdot\dfrac{-11}{11}\\ =\dfrac{14}{17}\cdot\left(-1\right)\\ =\dfrac{-14}{17}.\)
Hai phân số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.
Chẳng hạn, hai phân số \(\dfrac{7}{8}\) và \(\dfrac{8}{7}\) là hai phân số nghịch đảo của nhau. Vì \(\dfrac{7}{8}\cdot\dfrac{8}{7}=1\).
Ta gọi \(\dfrac{7}{8}\) là phân số nghịch đảo của phân số \(\dfrac{8}{7}\); \(\dfrac{8}{7}\) cũng là phân số nghịch đảo của \(\dfrac{7}{8}\).
Ví dụ 1. Tìm phân số nghịch đảo của 9 và \(\dfrac{6}{-11}\).
Giải:
Vì \(9\cdot\dfrac{1}{9}=1\) nên phân số nghịch đảo của 9 là \(\dfrac{1}{9}\).
Vì \(\dfrac{6}{-11}\cdot\dfrac{-11}{6}=1\) nên phân số nghịch đảo của \(\dfrac{6}{-11}\) là \(\dfrac{-11}{6}\).
Muốn chia một phân số cho một phân số khác 0, ta nhân số bị chia với phân số nghịch đảo của số chia:
\(\dfrac{a}{b}:\dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}\cdot\dfrac{d}{c}=\dfrac{a\cdot d}{b\cdot c}\).
Lưu ý. Phân số nghịch đảo của \(\dfrac{c}{d}\) là \(\dfrac{d}{c}\) (\(c,d\ne0\)).
Ví dụ 2. Tính:
a) \(\dfrac{5}{9}:\dfrac{-1}{2}\);
b) \(\dfrac{1}{6}:\left(-5\right)\).
Giải:
a) \(\dfrac{5}{9}:\dfrac{-1}{2}=\dfrac{5}{9}\cdot\dfrac{2}{-1}=\dfrac{5\cdot2}{9\cdot\left(-1\right)}=\dfrac{10}{-9}\).
b) \(\dfrac{1}{6}:\left(-5\right)=\dfrac{1}{6}\cdot\dfrac{1}{-5}=\dfrac{1\cdot1}{6\cdot\left(-5\right)}=\dfrac{-1}{30}\).