Bài 2. Hình chữ nhật. Hình thoi

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. HÌNH CHỮ NHẬT

1. Nhận biết hình chữ nhật

Hình chữ nhật MNPQ có các đặc điểm:

  • Hai cạnh đối bằng nhau: MN = PQ; MQ = NP;
  • Hai cạnh đối MN và PQ; MQ và NP song song với nhau;
  • Hai đường chéo bằng nhau: MP = NQ;
  • Bốn góc ở các đỉnh M, N, P, Q đều là góc vuông.

2. Vẽ hình chữ nhật

Ví dụ: Dùng ê ke để vẽ hình chữ nhật ABCD, biết AB = 8 cm, AD = 10 cm

Để vẽ hình chữ nhật ABCD, ta làm như sau:

  • Bước 1. Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng AB có độ dài bằng 8 cm
  • Bước 2. Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm A và một cạnh ê ke nằm trên AB, vẽ theo cạnh kia của ê ke đoạn thẳng AD có độ dài bằng 10 cm
  • Bước 3. Xoay ê ke rồi thực hiện tương tự như ở Bước 2 để được cạnh BC có độ dài bằng 10 cm
  • Bước 4. Vẽ đoạn thẳng CD.

3. Chu vi và diện tích của hình chữ nhật

Ta đã học cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là a và b ở tiểu học:

  • Chu vi của hình chữ nhật là C = 2.(a + b);
  • Diện tích của hình chữ nhật là S = a.b.
​@321378@

II. HÌNH THOI

1. Nhận biết hình thoi

Hình thoi ABCD có các đặc điểm:

  • Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA;
  • Hai cạnh đối AB và CD; AD và BC song song với nhau;
  • Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

 

2. Vẽ hình thoi

Để vẽ hình thoi ABCD có AB = 6 cm, AC = 9 cm bằng thước và compa ta làm theo các bước sau:

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AC = 9 cm

 

Bước 2. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính 6 cm

 

Bước 3. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm C bán kính 6 cm; phần đường tròn này cắt phần đường tròn tâm A vẽ ở Bước 2 tại các điểm B và D

 

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA

 

3. Chu vi và diện tích của hình thoi

Cho hình thoi có độ dài cạnh là a và độ dài hai đường chéo là m và n. Khi đó, ta có:

  • Chu vi của hình thoi: \(C=4a;\)
  • Diện tích của hình thoi: \(S=\dfrac{1}{2}.m.n.\)
​@321472@