Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Hãy cho biết :
- Đường đồng mức là những đường nào ?
- Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình ?
Trả lời :
- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao ở trên bản đồ.
- Dựa vào các đường đồng mức, ta có thể biết được độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ và cả đặc điểm hình dạng : độ dốc (các đường đồng mức thưa hay dày)
2. Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ :
- Hãy xác định trên lược đồ hình 44 (SGK trang 51) hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu ?
- Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3
- Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến A2
- Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn ?
Trả lời :
- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là hướng tây - đông
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức là 100m
- Độ cao của đỉnh A1 : 900m, A2 : trên 600m; B1 : 500m,; B2 : 650m; B3 : trên 500m
- Đỉnh A1 cách đỉnh A2 khoảng 7.500m
- Sườn phía tây của A1 dốc hơn sườn phía đông (các đường đồng mức ở phía tây sát gần nhau hơn)