Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35‰.
- Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nguồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
Ví dụ :
- Biển Việt Nam: 33‰
- Biển Ban tích: 10‰ đến 15‰
- Biển Hồng Hải: 41‰.
- Là hình thức dao động của nước biển và đại dương theo chiều thẳng đứng
- Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần gây thiệt hại lớn về người và của.
- Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt trăng và Mặt trời.
- Có 3 loại thủy triều:
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.
- Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.
+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng)
Ngày không trăng (đầu tháng)
+ Triều kém: Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
Ngày trăng lưỡi liềm (Cuối tháng)
- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dượng.
- Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở trái đất như gió Tín phong, Tây ôn đới
- Có 2 loại dòng biển:
+ Dòng biển nóng.
+ Dòng biển lạnh.
- Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của những vùng đất ven biển mà chúng chảy qua.
- Những nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh, cũng là nơi có nguồn cá biển phong phù.
Nơi giao nhau giữa 2 dòng biển có tính chất khác nhau.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!