Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
- Một diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là: lưu vực sông.
- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
- Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/s)
- Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
- Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm.
- Đặc điểm của 1 con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó.
- Là những khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
- Hồ thường không có diện tích nhất định.
- Có 2 loại hồ:
+ Hồ nước mặn.
Hồ Thanh Hải - hồ nước mặn lớn nhất Trung Quốc.
+ Hồ nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây).
+ Hồ miệng núi lửa (Pleiku).
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện).
Hồ thủy điện Hòa Bình.
- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...
- Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
Ví dụ: Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội),...
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!