TT
Xem chi tiết
GK
Xem chi tiết
MM
19 tháng 3 lúc 22:27

Bạn có thể lập kế hoạch học tập bằng cách ưu tiên bài kiểm tra quan trọng, chia nhỏ thời gian ôn tập mỗi ngày và hoàn thành bài tập khác vào những khoảng thời gian hợp lý.

Bình luận (0)
H24
19 tháng 3 lúc 22:46

Khi có bài kiểm tra quan trọng và nhiều bài tập, em sẽ lập kế hoạch học tập hợp lý. Trước tiên, em ghi lại các nhiệm vụ cần làm và sắp xếp theo mức độ quan trọng. Em sẽ hoàn thành bài tập đơn giản trước để tập trung hơn vào bài kiểm tra. Đồng thời, em chia thời gian học thành từng khoảng ngắn để không bị mệt mỏi, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Bình luận (0)

Đầu tiên xác định mức độ quan trọng và thời gian cần thiết cho từng môn, môn nào khó học trước, môn nào kiểm tra trước thì học trước

Sau đó chia nhỏ thời gian học theo từng ngày. Phải ưu tiên ôn tập sớm cho bài kiểm tra, kết hợp làm bài tập các môn khác để tránh dồn việc vào phút cuối

Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
MM
17 tháng 3 lúc 22:24

Nguy cơ tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:

Vũ khí: Sử dụng không đúng cách, bảo quản kém, thiếu an toàn.Cháy, nổ: Sử dụng nguồn lửa không kiểm soát, khí gas rò rỉ, thiết bị điện không an toàn.Chất độc hại: Sử dụng, bảo quản không đúng quy định, rò rỉ hóa chất nguy hiểm.

Xử lý khi phát hiện người tàng trữ chất, vật liệu dễ cháy:

Không tiếp xúc trực tiếpThông báo ngay cho cơ quan chức năngGiữ khoảng cách an toàn
Bình luận (0)

Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguy cơ phổ biến gồm:

-Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trái phép; rò rỉ khí gas trong sinh hoạt; chập điện gây cháy; bảo quản, vận chuyển xăng dầu, hóa chất độc hại không đúng quy định; và sự bất cẩn của con người khi sử dụng lửa trong khu dân cư, rừng hoặc khu vực có chất dễ cháy

 Những nguy cơ này không chỉ đe dọa tính mạng con người mà còn gây thiệt hại lớn về tài sản và môi trường

Cách xử lý:
-Khi phát hiện có người tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ hoặc các chất dễ cháy tại nơi mình sinh sống, em sẽ nhanh chóng báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời

- Em sẽ tuyên truyền cho mọi người xung quanh về nguy cơ của việc tàng trữ các chất nguy hiểm, khuyến khích họ tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ hoặc có biện pháp bảo quản an toàn

-Nếu nhận thấy tình huống có thể gây nguy hiểm tức thì, em sẽ tránh xa khu vực đó và cảnh báo mọi người xung quanh để đảm bảo an toàn

..............

Bình luận (0)
XQ
26 tháng 3 lúc 10:09

- Nguy cơ:

Vũ khí: Sử dụng sai cách, tàng trữ trái phép, trẻ em nghịch.

Cháy nổ: Điện, thiết bị nhiệt, vật liệu dễ cháy, sơ suất.

Chất độc: Sử dụng sai cách, tàng trữ sai quy định, ô nhiễm, thực phẩm bẩn.

- Xử lý:

- Báo người lớn/chính quyền.

- Không tự ý xử lý.

- Di dời người xung quanh.

- Gọi 114 nếu có cháy nổ.

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
MM
17 tháng 3 lúc 22:00

Khi xảy ra bạo lực gia đìnhcó thể xử lý theo các cách sau:

+ Tìm sự giúp đỡ từ người thân hoặc bạn bè.

+ Liên hệ với các tổ chức bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

+ Lưu giữ chứng cứ (ảnh, tin nhắn, video).

+ Rời khỏi môi trường bạo lực ,tìm nơi an toàn.

+ Báo cáo cơ quan công an

Bình luận (0)

Khi xảy ra bạo lực gia đình, ngoài việc nhờ đến sự can thiệp của chính quyền địa phương và các tổ chức bảo vệ quyền lợi, còn nhiều cách xử lý khác nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả

 -Nạn nhân có thể tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè để có nơi nương tựa và tìm kiếm lời khuyên, giải quyết mọi thứ trong tình cảm

-Tư vấn tâm lý, hòa giải cũng rất quan trọng, giúp các bên hiểu rõ vấn đề và tìm ra giải pháp phù hợp để chấm dứt bạo lực

- Nếu tình trạng này nghiêm trọng và kéo dài, nạn nhân nên tìm đến các trung tâm hỗ trợ hoặc tổ chức xã hội để được bảo vệ và hướng dẫn cách thoát khỏi tình trạng bạo hành

-Ngoài ra, nâng cao nhận thức về pháp luật và quyền lợi của bản thân cũng là một cách quan trọng để phòng ngừa và đấu tranh chống lại bạo lực gia đình

...............

Bình luận (0)
H24
17 tháng 3 lúc 22:15

Khi xảy ra bạo lực gia đình, ngoài nhờ cơ quan chức năng can thiệp, có thể áp dụng các cách xử lý khác như: hòa giải trong gia đình, tìm sự hỗ trợ từ hội phụ nữ hoặc tổ chức bảo vệ nạn nhân, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc tìm đến chuyên gia tâm lý. Quan trọng nhất là tạo môi trường an toàn và giúp nạn nhân có hướng đi mới.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
MM
16 tháng 3 lúc 23:00

Em nghĩ hành động của Hà là thiếu trung thực và không tôn trọng lòng tin của Huyền. Khi Huyền chia sẻ bí mật, cô ấy mong Hà giữ kín, nhưng Hà lại vi phạm niềm tin đó, khiến tình bạn giữa họ bị tổn thương.

Bình luận (0)
PT
17 tháng 3 lúc 6:20

Hành động của Hà là thiếu tôn trọng và phản bội lòng tin của Huyền. Việc tiết lộ bí mật của bạn cho người khác là không trung thực và thiếu trách nhiệm trong tình bạn.

Bình luận (0)

Hành động của Hà trong tình huống trên là sai trái và không đáng có trong một tình bạn chân thành. Khi Huyền tin tưởng và chia sẻ bí mật của mình, Hà có trách nhiệm giữ kín, tôn trọng lời hứa và bảo vệ sự riêng tư của bạn. Tuy nhiên, Hà lại tiết lộ hết bí mật của Huyền cho người khác, điều này không chỉ vi phạm sự tin tưởng mà còn có thể làm tổn thương đến Huyền, khiến bạn cảm thấy bị phản bội và mất niềm tin vào tình bạn. Một người bạn tốt phải biết giữ lời hứa, tôn trọng cảm xúc của nhau và không làm điều gì khiến đối phương tổn thương. Hà cần nhận ra lỗi lầm của mình, xin lỗi Huyền và rút kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm, nếu không tình bạn giữa hai người sẽ khó có thể tiếp tục bền chặt

Bình luận (0)
GK
Xem chi tiết
MM
16 tháng 3 lúc 22:48

Em nghĩ hành động của Hòa là không đúng. Thay vì thừa nhận sai sót và giải thích, Hòa lại phản ứng tiêu cực, mắng chửi và bôi nhọ Lan. Điều này không chỉ khiến tình bạn của họ trở nên căng thẳng mà còn thể hiện thiếu trung thực và tôn trọng bạn bè.

Bình luận (0)
MM
16 tháng 3 lúc 22:49

Em nghĩ hành động của Hòa là không đúng. Thay vì thừa nhận sai sót và giải thích, Hòa lại phản ứng tiêu cực, mắng chửi và bôi nhọ Lan. Điều này không chỉ khiến tình bạn của họ trở nên căng thẳng mà còn thể hiện thiếu trung thực và tôn trọng bạn bè.

Bình luận (3)
PT
17 tháng 3 lúc 6:21

Hành động của Hòa là không trung thực và thiếu tôn trọng tình bạn. Việc lén lấy đồ của Lan và sau đó bôi nhọ bạn trên mạng là hành động sai trái, thể hiện sự thiếu trách nhiệm và thiếu lòng tin trong quan hệ bạn bè.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
MM
16 tháng 3 lúc 22:36

Quan điểm của A và B thể hiện sự quan tâm đến việc tuân thủ luật giao thông, nhưng có những điểm khác nhau trong  nhận thức:

Bạn A thể hiện sự lo lắng và không đồng tình với việc vi phạm, nhưng có thể vẫn thiếu sự lý giải về nguyên nhân đằng sau hành vi này.Bạn B không chỉ bày tỏ sự không đồng tình mà còn phân tích lý do tại sao người ta có thể vi phạm và nhấn mạnh hậu quả của hành động này.
Bình luận (0)

Quan điểm của A và B trong tình huống trên thể hiện ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của người tham gia giao thông. Cả hai bạn đều nhận thức được rằng vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật, có thể gây ra tai nạn và ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Điều này cho thấy A và B có thái độ đúng đắn, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

Lời khẳng định của A về việc học sinh cần có ý thức tuân thủ pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, vì việc chấp hành luật giao thông không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn góp phần xây dựng xã hội văn minh, an toàn hơn. Qua đó, mỗi người chúng ta cũng cần nâng cao ý thức tuân thủ luật lệ giao thông và tuyên truyền cho người khác cùng thực hiện

Bình luận (0)
PT
17 tháng 3 lúc 6:21

Quan điểm của A và B thể hiện ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của học sinh. A nhận thức được sự nguy hiểm khi vượt đèn đỏ, còn B nhấn mạnh việc tuân thủ luật giao thông để đảm bảo an toàn. Cả hai đều có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm với hành vi của mình.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
MM
16 tháng 3 lúc 12:10

a/ T là người lười biếng, không chịu trách nhiệm với việc học của mình, thường nhờ vả bạn bè. H là người có tính cảm thông, nhưng có thể bị lợi dụng vì quá dễ dãi.

b/ Nếu là H, em sẽ từ chối giúp T và khuyên bạn tự làm bài để học được kiến thức.

Bình luận (0)

a) Bạn T là người chưa có ý thức tự giác trong học tập, thường xuyên không làm bài về nhà mà dựa dẫm vào H. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của T mà còn tạo thói quen ỷ lại, thiếu tinh thần trách nhiệm. Còn H tuy tốt bụng và muốn giúp đỡ bạn bè, nhưng cách giúp đỡ này lại không đúng đắn. Thay vì giúp T tiến bộ, H vô tình khiến bạn ngày càng lười biếng hơn. Tình bạn thực sự không phải là làm hộ bài mà là giúp bạn hiểu bài và tự làm bài của mình

b) Nếu em là H, em sẽ khéo léo từ chối việc làm bài hộ cho T và khuyên bạn nên tự làm bài để rèn luyện kiến thức. Thay vào đó, em có thể hướng dẫn, giải thích cho T những bài tập khó để bạn hiểu và tự hoàn thành bài tập của mình. Điều này không chỉ giúp T học tốt hơn mà còn rèn luyện tinh thần tự giác, trách nhiệm trong học tập. Một tình bạn tốt là khi cả hai cùng giúp nhau tiến bộ chứ không phải làm thay cho nhau

Bình luận (0)
PT
16 tháng 3 lúc 14:55

a. Nhận xét về T và H:

T: Hành vi của T là lười biếng, không có trách nhiệm với việc học, phụ thuộc vào người khác để hoàn thành bài tập.

H: H có lòng tốt nhưng thiếu sự quyết đoán, dễ bị lợi dụng bởi bạn bè, không giúp T phát triển tính tự lập.

b.Em sẽ khéo léo từ chối giúp T làm bài và khuyên bạn tự làm bài để học tốt hơn, đồng thời giúp T hiểu rằng sự chia sẻ không nên là việc làm hộ bài, mà là hỗ trợ nhau trong việc học.

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
MM
14 tháng 3 lúc 12:12

Em nghĩ trong câu truyện này cả hai bạn đều là người sai vì:

+  H hành động theo cảm xúc cá nhân: Khi H giận dỗi T, thay vì giải quyết mâu thuẫn trực tiếp và thẳng thắn, H đã chọn cách dỗi và không muốn chơi với T. 

+ T lập nhóm chat để nói xấu H: Đây là hành động  thiếu tôn trọng, đặc biệt trong một mối quan hệ bạn bè. Việc này không chỉ làm tổn thương H mà còn làm xấu đi hình ảnh và sự tin tưởng giữa hai người bạn

+ H phản ứng thái quá khi phát hiện sự việc: Sau khi phát hiện nhóm chat, thay vì tìm cách hiểu lý do tại sao T lại làm như vậy, H lại lên lớp chửi rủa và công kích T.

Giải pháp thích hợp:

+ Thay vì giận dỗi hoặc làm những việc không rõ ràng (như lập nhóm chat hay lên lớp công kích), H và T nên học cách trò chuyện trực tiếp, chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, trung thực.

+  Cả hai bạn cần nhận thức được rằng mỗi mối quan hệ sẽ có lúc xảy ra mâu thuẫn, nhưng cách ứng xử quan trọng nhất là cố gắng tìm ra giải pháp hợp lý. Thay vì nói xấu nhau, việc thể hiện sự thông cảm và cố gắng hiểu nhau sẽ giúp mối quan hệ trở nên mạnh mẽ hơn.

+  Khi phát hiện lỗi sai của nhau, cả H và T cần học cách tha thứ và không giữ sự tức giận trong lòng. Nếu H cảm thấy bị tổn thương vì nhóm chat của T, H có thể nói thẳng về cảm xúc của mình và yêu cầu T giải thích, thay vì lên lớp công kích.

 

Bình luận (1)
H24
14 tháng 3 lúc 13:51

Sự việc trên cho thấy cả H và T đều có những cách ứng xử chưa đúng, làm ảnh hưởng đến tình bạn của mình.

T lập nhóm chat để nói xấu H là hành động không tốt, vì dù có giận dỗi, cũng không nên nói sau lưng bạn, điều này dễ khiến mâu thuẫn lớn hơn. Tuy nhiên, H cũng không nên công khai chửi rủa và công kích T trước lớp, vì điều đó không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm tổn hương cả hai.

Cách giải quyết:

+ Cả hai cần học cách kiểm soát cảm xúc, tránh hành động bốc đồng khi giận dỗi.

+ Khi có mâu thuẫn, nên giải quyết riêng tư thay vì công khai chỉ trích nhau.

+ Quan trọng nhất là biết tha thứ, trân trọng tình bạn để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp.

Bình luận (1)
PT
14 tháng 3 lúc 19:55

Em nghĩ rằng sự việc trên phản ánh một mối quan hệ bạn bè thiếu sự hiểu biết và thông cảm. Khi có mâu thuẫn, thay vì trò chuyện thẳng thắn để giải quyết vấn đề, bạn T đã chọn cách lập nhóm chat nói xấu bạn H, điều này không chỉ làm tổn thương tình bạn mà còn gây ra sự hiểu lầm và xung đột thêm.

Giải pháp thích hợp là:

Giao tiếp trực tiếp và trung thực: H và T cần ngồi lại với nhau, thẳng thắn chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình về sự việc đã xảy ra, tránh việc hành động theo cảm tính hoặc có thái độ tiêu cực.

Học cách tha thứ: Sau khi xin lỗi và làm lành, cả hai bên cần học cách tha thứ thật sự, không giữ lòng thù hận và tiếp tục duy trì mối quan hệ bạn bè.

Xây dựng niềm tin và tôn trọng lẫn nhau: Tình bạn sẽ trở nên bền vững khi cả hai đều biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của nhau, không làm tổn thương nhau qua hành động hay lời nói.

Bình luận (1)
LL
Xem chi tiết
MM
13 tháng 3 lúc 21:41

Ý kiến "Ứng dụng công nghệ vào học tập giúp cải thiện chất lượng học tập" là một quan điểm đúng đắn, vì công nghệ có thể cung cấp các công cụ học tập linh hoạt, nâng cao khả năng truy cập tài liệu, hỗ trợ học sinh, sinh viên tương tác dễ dàng với giảng viên và bạn học. Ngoài ra, công nghệ còn giúp cá nhân hóa quá trình học, từ đó cải thiện hiệu quả học tập.

Bình luận (0)
H24
13 tháng 3 lúc 23:36

Theo em, ý kiến "Ứng dụng công nghệ vào học tập giúp cải thiện chất lượng học tập" là hoàn toàn đúng. Công nghệ giúp việc học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Trước hết, nhờ công nghệ, em có thể tìm kiếm tài liệu, bài giảng trực tuyến một cách nhanh chóng, giúp mở rộng kiến thức ngoài sách vở. Ngoài ra, các ứng dụng học tập còn giúp em rèn luyện kỹ năng qua bài tập, video và trò chơi, khiến việc học trở nên thú vị hơn.

Bên cạnh đó, công nghệ giúp em trao đổi với thầy cô, bạn bè dễ dàng hơn, đặc biệt khi học trực tuyến. Nhờ đó, em có thể học mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng công nghệ hoặc sử dụng không đúng cách, em có thể bị phân tâm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, em nghĩ rằng việc ứng dụng công nghệ vào học tập cần được thực hiện hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bình luận (0)

Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến rằng ứng dụng công nghệ vào học tập giúp cải thiện chất lượng học tập

- Nhờ có công nghệ, học sinh có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu phong phú trên internet, học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau và cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng

-Các ứng dụng học tập, bài giảng trực tuyến, và phần mềm hỗ trợ giúp học sinh ôn tập hiệu quả, rèn luyện kỹ năng qua các bài tập tương tác

- Công nghệ còn giúp việc học trở nên thú vị hơn nhờ vào hình ảnh, video minh họa và các phương pháp giảng dạy sáng tạo

Tuy nhiên, học sinh cũng cần biết cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý, tránh phụ thuộc quá mức hoặc bị xao nhãng bởi những nội dung không liên quan. Nếu biết tận dụng đúng cách, công nghệ sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp nâng cao chất lượng học tập và phát triển bản thân

Bình luận (0)