58. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt của vǎn minh so với văn hóa?
A. Văn minh ra đời trước văn hóa và hoàn toàn độc lập với văn hóa
B. Văn minh chỉ xuất hiện khi con người biết chế tạo công cụ lao động
C. Văn minh xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện con người trên trái đất
D. Văn minh chỉ được sáng tạo trong thời kì phát triển cao của xã hội
59. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của văn minh?
A. Có tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện là nhà nước
B. Ra dời trước văn hóa và tồn tại độc lập với văn hóa
C. Ra đời sau văn hóa và có liên hệ chặt chẽ với văn hóa
D. Là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo
60. Nội dung nào sau đây là nguồn gốc dẫn đến sự xuất hiện sớm của chữ viết ở Ai Cập thời kì cổ đại?
A. Nhu cầu ghi chép và lưu trữ những gì đã diễn ra
B. Nhu cầu của sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ
C. Nhu cầu sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật
D. Nhu cầu đo đạc lại ruộng đất theo định kì hàng năm
61. Sự ra đời của chữ viết Ai Cập thời kì cổ đại có ý nghĩa nào sau đây?
A. Phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập.
B. Tạo cơ sở cho sự ra đời của chữ La – tinh sau này.
C. Tạo cơ sở để cư dân Ai - Cập cổ đại hội nhập quốc tế.
D. Phản ánh sự phát triển cao độ của nhà nước chuyên chế.
62. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời sớm của ngành lịch pháp và thiên văn ở Ai Cập cổ đại là do
A. Nhu cầu sản xuất trong nông nghiệp.
B. Nhu cầu tính toán trong xây dựng
C. Nhu cầu ghi chép và lưu trữ thông tin.
D. Nhu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng
63. Yếu tố nào sau đây thúc đẩy sự ra đời sớm của những tri thức toán học ở Ai Cập cố đại?
A. Nhu cầu sáng tác văn học nghệ thuật
B. Nhu cầu tính toán trong xây dựng
C. Nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp
D. Nhu cầu phát triển thương nghiệp
64. Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là
A .Hy Lạp và La Mã.
B. Hi Lạp và A-rập.
C. Ai Cập và La Mã.
D. La Mã và A-rập.
65. Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại hình thành ở đâu
A. Trên các bán dảo Nam Âu
B. Trên các bán đảo Đông Âu
C. Trên các bán đảo Bắc Â.
D. Trên các bán đảo Tây Âu
66. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp – La Mā cổ đại?
A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ven sông.
B. Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng.
C. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển giao thông.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa quanh năm.
67. Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau dây?
A. Chữ Hán.
B. Chữ hình nêm.
C. Chữ Phạn.
D. Chữ La-tinh.
68. Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là
A. Phật giáo.
B. Cơ Đốc giáo.
C. Hồi giáo.
D. Hin-du giáo.
69. Hai bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp – La Mã cổ đại?
A. I-li-át và Ô-đi-xê.
B. Vua Ơ-đíp và Những phụ nữ thành Tơ-roa.
C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
D. Rô-mê-ô và Ju-li-ét.
70. Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ – thuật phương Đông cổ đại.
B. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại.
C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn tiếp theo.
D. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
71. Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở quốc gia nào?
A. I-ta-li-a
B. Đức.
C. Pháp.
D. Hi Lap.
72. Phong trào Văn hóa Phục hưng là trào lưu văn hóa mới ra đời trên cơ sở phục hồi giá trị của những nền văn minh cổ đại nào sau đây?
A. Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại
B. Văn minh A-rập và Ba Tư cổ đại
C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa cổ đại
D. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
73. Một trong những danh họa kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
A. Pho-răng-xoa Ra-bơ-le
B. Ga-li-1ê-ô Ga-li-lê
C. Ni-cô-lai Cô-péc-ních
D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi
74. Trong xu thể hội nhập quốc tế hiện nay, khi tiếp thu những thành tựu văn hóa nhân loại,đòi hỏi chúng ta phải
A. Tiếp thu một cách toàn diện.
B. sáng tạo, đối mới và điều chính.
C. Chủ động tiếp thu có chọn lọc.
D. Chú trọng văn hóa phương Tây.