vì sao qua hình ảnh dượng Hương Thư ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc khúc sông có nhiều thác giữ ?
vì sao qua hình ảnh dượng Hương Thư ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc khúc sông có nhiều thác giữ ?
Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn …(nhờ ngoại hình và động tác).
Em chụp hoặc gõ lại đoạn văn đó để các bạn hỗ trợ nhé!
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.”
Văn bản chứa đoạn trích trên thể hiện rõ nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên sông nước Việt Nam. Kể tên một văn bản em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 cũng thể hiện điều ấy.
Viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước ta từ các tác phẩm nói trên. Trong đoạn có sử dụng 1 phép so sánh (gạch chân, chú thích).
b, Câu cuối của đoạn trích là câu rút gọn đã được lược bỏ thành phần chủ ngữ
Tác dụng: truyền tải thông tin nhanh chóng, tránh lặp thông tin đã có phía trước
VD: bài Cây tre Việt Nam, Cô Tô, Động Phong Nha,..
em hãy miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảngthank mọi người
Có lẽ, đọc tác phẩm Vượt thác của nhà văn Võ Quảng người đọc càng thêm yêu, thêm quý cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam. Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người của tác giả làm cho bài văn trở nên sinh động hơn với vẻ đẹp hùng vĩ, vẻ đẹp anh dũng của người dân lao động trên sông Thu Bồn.
Vượt thác là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trên dòng sông Thu Bồn. Ở đó người ta thấy được “những bãi dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít”. Khung cảnh như mở ra một nơi nhộn nhịp thuyền bè qua lại với những chuyến đò chở giây mây, dầu rái, quế. Tất hòa vào một nhịp sống năng động ở nơi đây. Dọc bờ sông “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” Những chòm cổ thụ được tác giả nói ở đầu và cuối đoạn văn đều mang một dụng ý riêng. Ở đoạn đầu nó như báo hiệu sự khó khăn thử thách đang chờ trước mắt con người. Thuyền phải vượt qua nhiều thác dữ. Nước ngày một lên cao phóng giữa hai hai vách đá dựng đứng. Dượng Hương một mình với cơn lũ thuyền cứ vùng vằng cứ chực trụt xuống. Và cho đến chiều tối, thì con thuyền cũng vượt qua khỏi thác cổ cò. Ở những dòng cuối này người ta lại thấy “ dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước” cảnh vật như hòa vào niềm vui chung cùng con người, chiếc thuyền đã vượt qua cơn thác lũ, con người đã chiến thắng được thiên nhiên .
Ở tác phẩm “ Vượt Thác” Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.
Trước khi vượt qua thác dữ, dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. “ Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trợ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống nó cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước” . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ – nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.
Đọc xong tác phẩm “ Vượt thác” của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.
Trong bài văn Vượt Thác, tác giả muốn thể hiện tình cảm nào đối với quê hương ?
Qua văn bản "Vượt thác", tác giả đã thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với quê hương Đất nước và con người lao động. Trước hết, tác giả đã thể hiện thái độ của mình đối với quê hương đất nước. Chúng ta có thể thấy rằng, xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật nên vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đó là những con thác dữ dội như con thủy quái nhưng cũng không kém phần lãng mạn, nên thơ như người mẹ hiền. Hơn thế nữa, tác giả qua khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng ấy, tác giả còn bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình. Một đất nước đẹp tuyệt vời, một đất nước có biết bao danh lam thắng cảnh đẹp với một vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn thể hiện tình cảm của mình đối với những con người lao động. Có thể nhận thấy, xuyên suốt bài văn, cạnh bên việc miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên tác giả cũng lột tả hết những đặc điểm của người dân lao động. Họ sống với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên. Hơn hết, trước thiên nhiên kĩ vĩ, rộng lớn ấy, tưởng chừng con người trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhưng không. Họ hoàn toàn làm chủ thiên nhiên, đất nước. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc một tác phẩm tuyệt mĩ đến như thế này!
Qua văn bản "Vượt thác", tác giả đã thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với quê hương Đất nước và con người lao động. Trước hết, tác giả đã thể hiện thái độ của mình đối với quê hương đất nước. Chúng ta có thể thấy rằng, xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật nên vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đó là những con thác dữ dội như con thủy quái nhưng cũng không kém phần lãng mạn, nên thơ như người mẹ hiền. Hơn thế nữa, tác giả qua khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng ấy, tác giả còn bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình. Một đất nước đẹp tuyệt vời, một đất nước có biết bao danh lam thắng cảnh đẹp với một vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn thể hiện tình cảm của mình đối với những con người lao động. Có thể nhận thấy, xuyên suốt bài văn, cạnh bên việc miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên tác giả cũng lột tả hết những đặc điểm của người dân lao động. Họ sống với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên. Hơn hết, trước thiên nhiên kĩ vĩ, rộng lớn ấy, tưởng chừng con người trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhưng không. Họ hoàn toàn làm chủ thiên nhiên, đất nước. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc một tác phẩm tuyệt mĩ đến như thế này!
Giup mình phần tập làm văn nha, mình cần gấp
Nêu những hình ảnh so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
-Bạn ấy như em mình.
-Cô ấy hệt người mẫu.
-Bạn ấy đẹp như tiên.
-Minh học giỏi như Tuấn.
-Cô ấy giống má em.
+ Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm .
+ Tình yêu Tổ Quốc là đỉnh núi , bờ sông
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy .
Đọc lại đoạn văn kết thúc cảnh vượt thác từ câu “ Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò “ đến câu “Đã đến Trung Phước “
a) Tại sao đoạn văn này chỉ nhắc đến nhân vật Chú Hai mà không tiếp tục tả dượng Hương Thư?
b) Có thể thay đổi vị trí câu tả dòng sông và câu tả những cây to trong đoạn văn trên được không ?Vì sao?
Nêu những hình ảnh so sánh khác loại ?
So sánh khác loại
-So sánh vật với người:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
(Đồng Xuân Lan)
Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
-So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
· Thế nào là so sánh?So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD:– Trong như tiếng hạc bay quaĐục như tiếng suối mới sa nửa vời.(Nguyễn Du)– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất(Tô Hoài)2. Cấu tạo của phép so sánhSo sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự vật một cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy một phép so sánh thông thường gồm 3 yếu tố:(1). Vế A : Đối tượng ( là sự vật, hoặc phương diện …) được so sánh.(2). Từ so sánh.(3). Vế B : Sự vật làm chuẩn để so sánh.+ Trong 3 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có mặt. Nếu vắng mặt cả yếu tố (1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ.VD: Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.+ Yếu tố (2) có thể là các từ : như, giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu,…bấy nhiêu, hơn, kém … Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau:– Như có sắc thái giả định– Là sắc thái khẳng định– Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo,…+ Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi.VD:Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóngHồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.
· Các kiểu so sánhDựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu:a) So sánh ngang bằngPhép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)b) So sánh hơn kémTrong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì…VD:– Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêngMuốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ phủ định: Không, chưa, chẳng… vào trong câu và ngược lại.VD:Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.
Tác dụng của so sánh+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.VD:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao)+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.VD:Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanhCách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.
Nêu những hình ảnh so sánh đồng loại ?
So sánh đồng loại
-So sánh người với người:
Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.
-So sánh vật với vật: Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […] (Vũ Tú Nam)