Chúng tôi, mọi người - kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
Câu trên có bao nhiêu thành phần biệt lập, đó là những từ nào ? Giúp e với ạ
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
Câu trên có bao nhiêu thành phần biệt lập, đó là những từ nào ? Giúp e với ạ
Xác định thần phần phụ, thần phần biệt lập trong câu sau: Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính
Vt đoạn văn chủ đề học tập trong đó có câu chứa thành phần phụ chú
e cần gấp ạ!! e cảm ơn!!
Em tham khảo bài này nha:
Học tập - một hành trình dài của cuộc đời mỗi con người (TPBL phụ chú). Học tập giúp chúng ta có thêm kiến thức, tích lũy được nhiều điều hay, có ích để áp dụng vào cuộc sống quang ta. Học tập cũng đưa chúng ta đến những chân trời mới, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống này. Chỉ có một con đường dẫn đến thành công đó chính là học tập. Không chỉ học để trau dồi mỗi kiến thức mà chúng ta còn cần phải học cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách giải quyết khó khăn trong cuộc sống cũng là rất cần thiết. Để hoàn thiện bản thân, để góp sức đưa đất nước đi lên, chúng ta phải không ngừng học tập và học tập, không ngừng hoàn thiện bản thân mình để mình có thể cống hiến sức mình cho đất nước.
Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng thành phần biệt lập
Tham khao
Bến quê là một câu chuyện hay về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. (1) Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ trong “Bến quê”. (2) Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi khi rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm một chỗ, mới chợt nhận ra rằng: gia đình là tổ ấm cuối cùng, là nơi nương tựa vững chắc nhất khi ta gặp bất hạnh. (3) Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. (4) Nhĩ đã từng đi “ không sót một só xỉnh nào trên trái đất” nhưng khi chẳng may bị bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại phụ thuộc hoàn toàn vào những người khác. (5) Chính trong khoảnh khắc này trong anh lại bừng lên khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện.(6)
Tham Khảo
Viếng lăng Bác, một bài thơ xuất sắc của nhà thơ Viễn Phương. (2) Bài thơ ấy được sáng tác vào tháng 4/1976, khi nhà thơ có dịp ra công tác ở miền Bắc, ông vào lăng viếng Bác, niềm xúc dâng trào ông đã viết nên bài thơ này. (3) Qua những dòng thơ tràn đầy cảm xúc, ta có thể thấy được ở nhà thơ một tình cảm rất chân thành dành cho Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc. (4) Và, có lẽ mỗi chúng ta khi đọc qua bài thơ này thì sẽ không ai là không xúc động trước tình cảm của nhà thơ.
Thành phần biệt lập:
- Thành phần biệt lập:
+ Phụ chú: (3) “vị cha già kính yêu của dân tộc”.
+ Tình thái: (4) “có lẽ.
tham khảo
Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng ta mới bước chân vào ngôi trường mần non, rồi nó lại đồng hành với chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi không thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn không suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm với nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người. Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đang giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ với nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây h để có được những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.
Xác định thành phần biệt lập và cho biết chúng thuộc thành phần nào - chức năng
1. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
2. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.
3. chúng tôi, mọi người - kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
4. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng
1. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
=> Gọi đáp, dùng để chỉ bề trên, bề dưới
2. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.
=> Phụ chú, dùng để giới thiệu
3. chúng tôi, mọi người - kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
=> Phụ chú, dùng để chỉ
4. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng
=> Tình thái, dùng với cách nói không chắc chắn
Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào - chức năng
1 Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được.
2 Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa.
3. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ.
4. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu.
5. Hình như đó là bạn Lan
1 Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.
2 Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.
3. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nìn của người nói đối với sự việc được nói đến.
4. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu. (thành phần cảm thán). Bộc lộ tâm lý người nói.
5. Hình như đó là bạn Lan. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.
Xác định những câu sau chứa thành phần nào : 1 đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé . 2 dạ con thuộc bài r mẹ ạ .3 chã nhẽ , cái bọn ở làng này lại đốn thế được
Viết một đoạn văn ngắn về đề tài em tự chọn. Trong đoạn văn, có sử dụng phép liên kết câu và liên kết đoạn. ( Viết xong, gạch dưới các từ ngữ có phép liên kết câu liên kết đoạn)
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Người mẹ thứ hai của em ở trường là cô Dung. Cô là người đã dạy em từng con chữ, dạy em cái hay của văn chương, sự kì diệu của những con số. Cô cũng là người dạy em biết cách ứng xử, biết sống đúng mực. Mỗi điều đáng quý ấy em đều khắc sâu trong lòng. Chúng là hành trang để em có thể phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Sau này dẫu có đi đâu bao xa em vẫn sẽ luôn nhớ về cô, người phụ nữ dịu dàng đã dạy chúng em biết bao điều quý giá trong cuộc sống.
Với chủ đề: Bàn về dịch Covid 19 trong thời điểm hiện nay. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7- 10 câu) có sử dụng phép liên kết. Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn đó.
Gia đình - hai tiếng gần gũi mà lại thân thương đến nao lòng. Có thể thấy, gia đình có vai trò to lớn đối với cuộc sống mỗi con người. Vậy xin thưa, gia đình là gì? Gia đình là tế bào, nền tảng cốt lõi của xã hội và là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người lớn khôn và trưởng thành; gia đình còn là chỗ tựa tinh thần vững chắc, tiếp thêm sức mạnh giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều có những ảnh hưởng giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình. Từ bao thế hệ, gia đình luôn đùm bọc và chở che cho mỗi con người vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống. Chính vì vậy, gia đình có giá trị bền vững vô cùng to lớn mà không bất cứ thứ gì trên cõi đời này có thể sánh được, cũng như không bất cứ giá trị vật chất hay tinh thần nào có thể thay thế được. Riêng em, nhiều lúc cũng có những hành động sai trái là rất đáng trách nhưng em sẽ cố gắng làm tất cả những gì để có thể làm cha mẹ nở nụ cười trên môi và sẽ giúp mọi người hiểu rằng: vai trò của gia đình thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao!