Sinh vật và Môi trường - Chương IV. Bảo vệ môi trường

NH
Xem chi tiết
HP
9 tháng 3 2018 lúc 17:25

Vì Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống.

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Nói tóm lại, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thoả mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến rừng.

Bình luận (0)
AY
Xem chi tiết
LP
11 tháng 5 2018 lúc 20:12

Biến đổi khí hậu là một hiện tượng tự nhiên con người không thể "chống" biến đổi khí hậu mà chỉ có thể dự đoán để "thích ứng" với nó

Chúng ta cần thích ứng với biến đổi khí hậu để có thể sinh tồn,sống sót,duy trì nòi giống

Biện pháp thì mk chưa nghĩ ra xin lỗi nhaleuleu

Bình luận (0)
NA
7 tháng 5 2018 lúc 20:14

Sinh vật và Môi trường - Chương IV. Bảo vệ môi trường

Bình luận (0)
HN
7 tháng 5 2018 lúc 21:10

tại nói vậy thì mấy ỗng dễ phá rừng hơn xả thải nhiều hơn

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
NA
10 tháng 5 2018 lúc 19:44

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Bình luận (0)
LV
10 tháng 5 2018 lúc 19:46

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

Bình luận (0)
HK
Xem chi tiết
LP
7 tháng 5 2018 lúc 21:40

1) Những cây trong rừng mọc vươn cao, ít cành là do ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng.

2) Một quần thể giống khởi đầu có AA lai với Aa. Qua 1 lần tự thụ phấn bắt buộc, thể đồng hợp trội còn lại là 50%.

3) Đặc điểm chỉ có ở quần thể mà không có ở quần xã sinh vật là chỉ có các cá thể cùng loài chung sống với nhau.

4) MT sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng và có sự tác động gián tiếp và trực tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản, ... của sinh vật.

5) Dựa vào nhân tố ánh sáng và độ ẩm ta xếp cây trường sinh vào nhóm thực vật ưa sáng, chịu hạn.

6) Chuỗi thức ăn là 1 dãy sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau.

7) Khu vực sống của quần xã gọi là sinh cảnh.

8) Mối quan hệ quan trọng đảm bảo cho tính gắn bó trong quần xã là sinh dưỡng.

9) Các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là :

+, Bảo vệ các khu rừng già rừng đầu nguồn

+, Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
+, Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
+, Trồng cây, gây rừng.
+, Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

Là học sinh, em có thể vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon (vì chỉ dùng 1 lần rồi bỏ), đừng liệng chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững, đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khí thải, giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, để Địa Cầu chúng ta không còn nóng thêm nữa.

Bình luận (2)
NT
Xem chi tiết
TT
5 tháng 5 2018 lúc 21:10

Cần có luật bảo vệ môi trường để:

+ Điểu chỉnh hành vi của xã hội, để ngân chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

+ Điều chinh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự" nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

Bình luận (0)
HD
6 tháng 5 2018 lúc 8:44

+ Hệ sinh thái rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ cán bằng sinh thái cùa Trái Đất, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật + Hệ sinh thái biển rất phong phú là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yêu là của con người.

+ Hệ sinh thái nông nghiệp phong phú cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
MT
21 tháng 5 2016 lúc 13:43

Vì:

- Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, rất cần có biện pháp khôi phục và giữ gìn.

- Cần phải khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững.

Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài SV và môi trường sống của chúng.

=> Cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Bình luận (0)
BC
21 tháng 5 2016 lúc 13:44

Cần phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã:

  + Cần phải bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
  + Có nhiều vùng trên trái đất đang bị suy thoái cần có biện pháp khôi phục.
  + Cần khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên bền vững.

Bình luận (0)
DK
Xem chi tiết
NT
3 tháng 5 2018 lúc 15:33

http://

Bình luận (0)
DK
3 tháng 5 2018 lúc 15:39

EM TÌM ĐƯỢC CÂU TRẢ LỜI RỒI Ạ ♥ CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHÉ !!

Bình luận (0)
DK
3 tháng 5 2018 lúc 16:07

Edit: Em còn một câu nữa :v cảm phiền mọi người giúp đỡ ♥

Nhiệm vụ của học sinh trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường là gì

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
NM
14 tháng 4 2018 lúc 6:00

- Chúng ta cần phải:

+Trồng cây gây rừng

+Không xả rác bừa bãi

+Ngăn chặn các nhà máy xả chất thải ra môi trường

+Ngăn chặn nạn chặt phá rừng

Bình luận (0)
TS
13 tháng 4 2018 lúc 22:05

-trồng rừng

-ngăn chặn phá rừng

-không xả rác bừa bãi

-Giarm khí thải, nước thải

Bình luận (0)
DD
17 tháng 4 2018 lúc 21:16

những công việc chúng ta cần làm :

+ ko khai thác rừng quá mức , ngăn chặn nạn phá rừng

+ chống ô nhiễm mt

+trồng cây gây rừng

+ tuyên truyền cho ng dân có ý thức bv mt

+ những loại rác thải xả ra mt cần đc xử lí đúng cách và hợp lí ( có thể tái chế lại để sử dụng tiếp )

+ sử dụng những sản phẩm có thể phân hủy khi vứt ra ngoài mt

Bình luận (0)
CM
Xem chi tiết
NL
10 tháng 5 2017 lúc 15:55

Vì đất và nước là hai tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...

Bình luận (0)
LD
2 tháng 3 2018 lúc 19:44

Vì đất và nước là hai tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
DD
17 tháng 4 2018 lúc 21:33

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến s rùng:

+ khiến s rừng bị thu hẹp lại vì n` loài cây ko thích ứng đc khi khí hậu biến đổi -> mất n` loại cây quý

Bình luận (0)
NA
7 tháng 5 2018 lúc 20:21

ảnh hưởng cảu biến đổi khí hậu đến bảo vệ rừng

+) biến đổi khí hậu làm nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng

+)biến đổi khí hậu làm nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng gây ra HẠN HÁN, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng và sản lượng rừng, đặc biệt là rừng trồng

+)BĐKH làm tăng tần suất và cường độ của bão, lũ: phá hoại hệ ST rừng ( ví dụ dụ điển hình là cơn bão Lina năm 1997)

+)BĐKH gây ra nguy cơ tuyệt chủng của hàng triệu loài th u loài thực vật rừng trên thế giới vào năm 2050, làm giảm đa dạng sinh học

+)BĐKH đe dọa sinh kế của nhiều tỷ người chủ yếu sống dựa vào sx nông nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản

+)Các tác động khác của BĐKH như: là thay đổi và dịch chuyển vị trí, phân bố, thay đổi cấu trúc và tổ thành loài của các hệ ST rừng. Giảm DT rừng á nhiệt đới, xuất hiện các loại ngoại lai t i lai, tạo điều kiện sâu bệnh hại rừng phát triển

Bình luận (0)