Bố mẹ có nhóm máu A, đẻ con trai nhóm máu A , con gái nhóm máu O. Tìm kiểu gen của những người trong gia đình trên.
Bố mẹ có nhóm máu A, đẻ con trai nhóm máu A , con gái nhóm máu O. Tìm kiểu gen của những người trong gia đình trên.
Con gái có nhóm máu O có KF IoIo => Bố mẹ phải tạo được giao tử Io => KG của bố mẹ là IAIo. => Con trai có nhóm máu A có KG IAIA hoặc IAIo
Con trai có kiểu gen IAIA
Con gái có kiểu gen IoIo
Kiểu gen bố mẹ là IAIo
ở một loài động vật có 2n = 24 . Quan sát hai nhóm tb của loài bước vào quá trình giảm phân
Nhóm tế bào 1 mang 1200 NST kếp đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Nhóm Tb 2 mang 3840 NST đơn đang phân li đồng đều về hai cực chủa tế bào
a) các nhóm tế bào trên đang ở kì nào của quá trình giảm phân ? Vì sao ? Số tế bào của mỗi nhóm ?
b ) Khi kết thúc quá trình giảm phân có bao nhiêu giao tử đc hình thành nếu cơ thể trên là đực ?
c ) Nếu các giảo tử trên thụ trinh vs H = 40 % có bao nhiê hợp tử đc hình thành nếu trứng tham gia thụ tinh vs H = 20% thì cần bao trứng tham gia thụ tinh ?
a, -Xét nhóm TB 1: Vì thấy các NST kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo => nhóm tế bào đang ở kì giữa II của giảm phân
số TB của nhóm : 1200/12=100 tế bào
- Xét nhóm TB 2: Vì thấy có các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào => nhóm tế bào này đang ở kì sau II của giảm phân
số TB của nhóm: 3840/24=160 tế bào
b, khi nhóm TB 1 kết thúc giảm phân tạo ra số giao tử là: 100*4=400
khi nhóm TB 2 kết thúc giảm phân tạo ra số giao tử là: 160*4=640
c,- Xét nhóm TB 1: số hợp tử được hình thành là: 40*400/100=160 hợp tử
số trứng tham gia thụ tinh nếu H là 20%: 160/20*100=800 ( trứng)
- Xét nhóm TB 2: số hợp tử dc hình thành là: 40*640/100=256 hợp tử
số trứng tham gia thụ tinh nếu H là 20%: 256/20*100=1280 ( trứng)
a, - nhóm tế bào 1: vì các NST đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên các tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II
số tế bào của nhóm lúc này là:1200:(24:2)=100
- nhóm tế bào 2:vì các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào nên các tế bào đang ở kì sau của giảm phân II
số tế bào của nhóm lúc này :3840:24= 160
b,khi kết thúc nhóm giảm phân , số tinh trùng tạo ra từ :
- nhóm tế bào 1: 100.2=200( tinh trùng)
- nhóm tế bào 2: 160.2=320( tinh trùng)
c,số hợp tử đc tạo ra = số trứng đc thụ tinh= số tinh trùng đc thụ tinh=(320+200).40%=208
vậy số trứng tham gia thụ tinh:208:20%=1040 (trứng)
Bài 1: Hay xác định số loại giao tử và kiểu gen giao tử của các cơ thể sau:
a, Cơ thể có kiểu gen AabbDDEe
b, Cơ thể có kiểu gen AaBBddEe
Bài 2: Cơ thể có kiểu gen AaBbDDEeGg giảm phân sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
Loại giao tử mang gen ABDEG chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 3: Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen qui định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở phép lai AaBb * aabb. Hãy cho biết
a, Đời con có bao nhiêu kiểu tổ hợp giao tử?
b, Đời con có bao nhiêu loại kiểu gen
c, Đời con có bao nhiêu loại kiểu hình
d, Ở đời con, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội ( A-B-) chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Giups e với
Bài1:
a) -Cơ thể có kiểu gen AabbDDEe tạo ra 4 loại giao tử .
-Kiểu gen của các loại giao tử :
AbDE, AbDe, abDE, abDe.
b) -Cơ thể có kiểu gen AaBBddEe tạo ra 4 loại giao tử :
-Kiểu gen của các loại giao tử :
ABdE, ABde, aBdE, aBde.
À cậu ơi câu b
Kiểu gen của các loại giao tử là:
ABdE, ABde, aBdE, aBde
Mới đúng nha cậu.
Bài 1:
a. Cơ thể có KG AabbDDEe tạo ra 4 loại giao tử có KG là: AbDE, AbDe, abDE, abDe
b. Cơ thể có KG AaBBddEe tạo ra 4 loại giao tử có KG là: ABdE, ABde, aBdE, aBde
Bài 2:
Cơ thể có KG AaBbDDEeGg giảm phân thu được 16 loại giao tử
giao tử ABDEG = 1/2 x 1/2 x 1 x 1/2 x 1/2 = 1/16
Bài 3:
P: AaBb x aabb
a. Đời con có số tổ hợp giao tử là 4 x 1 = 4 tổ hợp
b. Số loại KG của đời con là: 4 x 1 = 4 KG
c. Số loại KH ở đời con là 2 x 2 = 4 (mỗi cặp Aa x aa và Bb x bb cho 2 loại KH)
d. Loại KG có 2 tính trạng trội A_B_ = 1/2 x 1/2 = 1/4
cho P thuần chủng tương phản F1 đồng tính, F2 phan tinh . Những quy luật nào có thể cho tỉ lệ kieu hinh o F2 la 1:2:1 ? cho 1 VD minh họa
*Quy luật trội ko hoàn toàn:
P:hoa đỏ × hoa trắng
F1: 100% hoa hồng
F1×F1:1/4hoa đỏ:2/4 hoa hồng :1/4 hoa trắng
Sơ đồ lai minh hoạ:
QUY ƯỚC GEN:
B qđ hoa đỏ
b quy định hoa trắng
Ta có sơ đồ lai:
P: BB × bb
Gp: B b
F1: 100% Bb
Gen B ko át hoàn toàn gen b nên F1 biểu hiện 100% hoa hồng .
F1×F1: Bb × Bb
GF1: B, b B, b
F2: -TLKG: 1/4BB:2/4Bb:1/4bb
-TLKH:1/4 hoa đỏ : 2/4 hoa hồng :1/4 hoa trắng
Đem lai 2 giống lúa thuần chủng cây cao, chín sớm với giống cây thấp, chín muộn thu được f1 cây cao, chín sớm. Cho f1 tự thụ phấn thu được đời lai F2 304 cây cao, chín sớm : 101 cây thấp, chín muộn
a, Biện luận lập sơ đồ lai từ P đến F2 để xác định kiểu gen và kiểu hình?
b, Nếu cho F1 lai giống cây cao, chín muộn chưa biết có thuần chủng hay không thì kết quả lai thế nào? Biết rằng gen liên kết hoàn toàn
Đem lai hai dòng bắp thuần chủng hạt vàng, nhẵn với hạt xanh, trơn. F1 thu được 100% bắp hạt tím, trơn.
a/ Rút ra các kết luận về sự di truyền các tính trạng, cho biết màu xanh là tính trạng lặn.
b/ Cho các cây F1 thụ phấn với nhau. F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
c/ Lai cây hạt tím, nhẵn với hạt tím, nhẵn thì kết quả thu được như thế nào?
Câu a:
Xét tính trạng màu sắc: Vàng x Xanh->F1 tím Do đó => vàng trội không hoàn toàn sao với xanh
Xét tính trạng hình dạng hạt: Nhẵn x trơn ->F1 trơn=> trơn trội hoàn toàn so với nhẵn.
câu 1
Xét tính trạng màu sắc: Vàng x Xanh->F1 tím Do đó => vàng trội không hoàn toàn sao với xanh
Xét tính trạng hình dạng hạt: Nhẵn x trơn ->F1 trơn=> trơn trội hoàn toàn so với nhẵn
Lê Thị Thảo Nguyên( Thần tượng sống'S ảo's ^^) | |
Thứ 6, ngày 16/06/2017 12:25:44 |
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài? Cho ví dụ minh hoạ.
Quan hệ hỗ trợ | Quan hệ đối địch |
- Là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không hại) cho tất cả các sinh vật. - Ví dụ: +Tảo và nấm trong địa y (cộng sinh). + Cá ép bám vào rùa biển (Hội sinh) | - Là mối quan hệ một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại. - Ví dụ: + Giun đũa sống trong ruột người (Ký sinh) + Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng (Cạnh tranh) |
Câu 1: Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
Câu 2 :Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
Câu 1: Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào.
Câu 2:
Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:
- Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.
- Cơ thế sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
Sinh vật hằng nhiệt điều chinh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1:
Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào.
Câu 2:
Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:
- Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.
- Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
Sinh vật hằng nhiệt điều chinh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..
câu 1:
Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào.
câu 2:
Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:
- Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.
- Cơ thế sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
Sinh vật hằng nhiệt điều chinh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..
Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ. thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đât, lượng mưa, Hãy xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.
Nhóm nhân tố sinh thái sống: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá.
+ Nhóm nhân tố sinh thái không sống: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, đô ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thểi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.
phân biệt giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật
Quần thể sinh vật: Tập hợp các cá thể cùng 1 loài. Đơn vị cấu trúc là cá thể. Mối quan hệ chu yếu giữa các đơn vị chủ yếu là sinh sản và di truyền.
Quần xã sinh vật: tập hợp các cá thể của nhiều loài khác nhau. Đơn vị cấu trúc la quần thể. Mối quan hệ chủ yếu giữa các đơn vị cấu trúc là quan hệ sinh dưỡng.
Quần thể sinh vật | Quần xã sinh vật |
Tập hợp các cá thể cùng loài | Tập hợp nhiều quần thể của các loài khác nhau |
Không có hiện tượng khống chế sinh học | Có hiện tượng khống chế sinh học |
Phạm vi phân bố hẹp | Phạm vi phân bố rộng |
1 loài => Độ đa dạng thấp | Nhiều loài => Độ đa dạng cao |
Có mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể, di truyền qua các thế hệ (giao phối) | Có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau (không có khả năng giao phối với nhau) |
Số lượng chuỗi thức ăn: Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn | Là gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung |
Có cấu trúc nhỏ, đơn giản, không có phân tầng rõ rệt | Có cấu trúc lớn, phức tạp, phân tầng theo không gian và thời gian |
Là quan hệ cùng loài trong đời sống | Là quan hệ khác loài trong đời sống |
Đơn vị cấu trúc: Cá thể |
Đơn vị cấu trúc: Quần thể |
Quần thể sinh vật: Tập hợp các cá thể cùng 1 loài. Đơn vị cấu trúc là cá thể. Mối quan hệ chu yếu giữa các đơn vị chủ yếu là sinh sản và di truyền.
Quần xã sinh vật: tập hợp các cá thể của nhiều loài khác nhau. Đơn vị cấu trúc la quần thể. Mối quan hệ chủ yếu giữa các đơn vị cấu trúc là quan hệ sinh dưỡng.