trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến làbao nhiêu
trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến làbao nhiêu
Giao tử mang gen đột biến là a = 10% => giao tử mang gen bình thường là A = 90%
P: 10%a 90% A x 10%a 90%A
F1: 81%AA : 18%Aa : 1%aa
=> tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến: 18% + 1% = 19%
Mình có dạy Sinh học 12 trên Youtube (Youtube -> tahava sẽ có video) hy vọng cải thiện được tình hình học Môn Sinh của bạn. Chúc bạn học tốt!
So sánh 3 hình thức sinh sản ở thực vật : vô tính, hữu tính, sinh dưỡng? Trong 3 hình thức đó hình thức nào tiến hóa nhất vì sao?? /
so sánh | ss vô tính | ss sinh dưỡng | ss hữu tính | |
khái niệm | Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra từ 1 phần cơ thể mẹ | phát triển từ bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ | Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới | |
cơ sở tế bào học | nguyên phân | nguyên phân |
|
|
đặc điểm di truyền | - Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau giống cơ thể mẹ, - Ít đa dạng về mặt di truyền |
- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau giống cơ thể mẹ, - Ít đa dạng về mặt di truyền |
- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới. - Có sự đa dạng di truyền. |
|
ý nghĩa | Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. | Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. | Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi |
- trong đó hình thức sinh sản hữu tính là đa dạng nhất.
- vì có sự giảm phân và thụ tinh tạo nhiều biến dị tổ hợp hơn => nhiều cá thể mới
Ở một quần thể có CTDT ở thế hệ P của một loài ngẫu phối là 0,3AA: 0,6Aa: 0,1aa = 1. Nếu biết rằng sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a và sức sống của các hợp tử với các KG tương ứng là AA 100% Aa 75% aa 50%. Nếu alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở F1 là?
P 0.3AA 0.6Aa 0.1aa
=> A= 0.6 a= 0.4
mà giao tử A có sức sống gấp đôi a nên
A= 0.6/0.8= 3/4 a=1/4
=> AA= (3/4)2= 9/16 Aa= 3/4*1/4*2= 3/8 aa= 1/16
=> 9/16AA : 6/16Aa : 1/16aa
Sức sống của mỗi giao tử là khác nhau nên
AA= 9/16 , Aa= 6/16*0.75= 9/32 , aa= 1/16*0.5= 1/32
TPKG 9/14AA 9/28Aa 1/28aa
=> Tỉ lệ thân thấp là 1/28
Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A.56,25%.
B.18,75%.
C.37,5%.
D.3,75%.
Cấu trúc di truyền của quần thể có dạng. DAA+HAa+Raa=1 (1)
Theo bài ra ta có D=9R. Mà quần thể ở trạng thái cân bằng nên DR=(H/2)2
--> 9R2 = (H/2)2 --> H/2=3R --> R= H/6. D=9R=3H/2.
Thay R= H/6 và D=3H/2 vào (1) --> 3H/2+H+H/6=1 --> H= 37,5%
Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là:
Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?