Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NA
1 tháng 3 2016 lúc 15:09

+ Đặc điểm dân số:

- Dân số nước ta (năm 2002 là 79,7 triệu, năm 2014 khoảng 90 triệu người),

- Dân số đông và gia tăng nhanh, từ năm 1954 đến 1960 tăng 3%,

- Tỷ suất sinh tương đối thấp. Hiện nay tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,43%, thành thị 1,12%, nông thôn: 1,52%.

+ Hậu quả tăng dân số nhanh:

- Về kinh tế: Thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói....

- Về xã hội: Khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông.

- Về môi trường: đất - nước - không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật - thực vật suy giảm.

Bình luận (1)
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:38

  Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh. 

a) Sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội 

- ở nông thôn không phá được cái xiềng 3 sào, 
- ở đô thị thì thất nghiệp tăng, 
- Ngân sách phải chi tiêu nhiều cho những vấn đề xã hội v.v... 

b) Sức ép đối với tài nguyên môi trường 

- Dự trữ của các nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt. 
- Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn đến mất cân bằng sinh thái. 
- Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất lượng môi sinh giảm sút. 

c) Sức ép đối với chất lượng cuộc sống 

- Hiện tại kinh tế nước ta căn bản vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bình quân thu nhâp đầu người vào loại thấp nhất thế giới, dân số tăng nhanh không thể thực hiện cân bằng "cung - cầu". 
- Cái nghèo về đời sống vất chất sẽ dẫn đến cái nghèo về đời sống tính thần. 

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:39

Trả lời.

+ Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du hơn 30 dân tộc

  - Ở vùng thấp: người Tây, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng. Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã.

  - Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m.

  - Ngườ Mông sống trên các vùng núi cao.

* Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt

  - Người Ê – đê ở Đắk Lắk

  - Người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lại

  - Người Mông, Cơ – ho ở Lâm Đồng...

* Duyên hải cực nam Trung Bộ có người Chăm (Ninh Thuận, Bình Thuận)

* Nam Bộ có người Khơ – me, người Chăm

* Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh

+ Hiện nay, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, những chính sách mới đã làm cho bức tranh phân bố các dân tộc trên lãnh thổ nước ta có nhiều thay đổi.

Bình luận (0)
NA
1 tháng 3 2016 lúc 15:09

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp nước, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng - trung du và duyên hải.

+Dân tộc ít người: Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Có trên 30 dân tộc cư trú đan xen nhau: Người Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao,…

- Trường Sơn và Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc gồm người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho, Bana, Mnông,…

- Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có các dân tộc Hoa, Chăm, Khơ-me cư trú đan xen với người Việt.

dịch vụ, khoa  học kỹ thuật.

 

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:35

Tình hình các dân tộc ở Việt Nam:

- Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất (54 dân tộc). Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, còn lại là dân tộc ít người phân bố rải rác trên địa bàn cả nước.

- Tính cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống của dân tộc VN trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước.

- Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu xã hội nông thôn bền chặt nên dân tộc VN xuất hiện rấ sớm, gắn liền với cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh chống thiên tai. Vì vậy đoàn kết là xu hướng khách quan trên cơ sở có chung lợi ích, có chung vận mệnh lịch sử, có chung  tương lại, tiền đồ.

- Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Các dân tộc không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng. Và sự thống nhất giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được củng cố.

- Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ  phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc còn chênh lệch, khác biệt. Đây là một đặc trưng cần hết sức quan tâm nhằm thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta.

- Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 13% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, giao lưu quốc tế đó là vùng biên giới, vùng núi cao, hải đảo.

 - Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc VN có đời sồng văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm nên văn hóa của cộng đồng.

Bình luận (0)
NA
1 tháng 3 2016 lúc 15:08

- Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8%

- Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…. Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.

- Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v. Người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa  học kỹ thuật.

- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong đời sống và sản xuất

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam 

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
LP
3 tháng 2 2016 lúc 16:42

1. * Nguyên nhân dân số tăng nhanh:


- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 – 1943 đạt 3,06%/năm; 1954 

- 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức trung bình trên thế giới.

- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.

- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:

+ Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con trai…

+ Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.

+ Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.

+ Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có kế hoạch như ngày nay.

Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.

* Hậu quả dân số tăng nhanh:

- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:

+ Ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…
+ Ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.

- Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:

+ Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh -> mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước ta hiện nay).

+ Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá. 

+ Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho mình -> tuổi thọ thấp. 

Ba chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.

- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng tài nguyên thiên nhiên thì có hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy thoái, ô nhiễm.

* Biện pháp giải quyết:

- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:

+ Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.

+ Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.

+ Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.

- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá, KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.

2. Vì thành thị dân số đông

--> Nhu cầu tìm việc làm nhiều --> Thiếu việc làm
Nông thôn dân số ít
--> Không có việc làm--> Thất nghiệp

3. - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP cả nước

- Tốc độ phát triển nhanh
- Mang lại lợi nhuận cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
- Phân bố chủ yếu dựa vào các nhân tố như dân số, nền phát triển kinh tế.

Bình luận (10)
HG
3 tháng 2 2016 lúc 16:46

Liên Hồng Phúc trả lời đúng rùi

Bình luận (1)
LM
5 tháng 11 2017 lúc 21:48

uk

Bình luận (0)