Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:51

- Đặc điểm chung: Sản xuất nông nghiệp phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, tuy nhiên trồng trọt vẫn là ngành chính. - Trồng trọt: + Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng xuất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su... + Phân bố: - Các vùng trọng điểm lúa: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long - Vùng trồng cây công nghiệp: Cao su: Đồng nam bộ, cà phê: Tây Nguyên, chè Thái Nguyên.... - Chăn nuôi: + Tình hình phát triển: Chăn nuôi trầu, bò, lợn, gia cầm. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong nông nghiệp. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. Năm 2002 so với năm 1990: Bò: Năm 2002 có 4 triệu con, đàn lợn tăng 23 triệu con so với năm 1990, đàn gia cầm có 230 triệu con, tăng gấp 2 lần năm 1990. + Phân bố: Trâu nuôi nhiều ở trung du và miền núi bác bộ, Bắc trung bộ. Bò nuôi ở Duyên hải nam Trung bộ. Lợn nuôi nhiều: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu long.

Bình luận (0)
NA
1 tháng 3 2016 lúc 14:58

- Đặc điểm chung:

Sản xuất nông nghiệp phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, tuy nhiên trồng trọt vẫn là ngành chính.

- Trồng trọt:

+ Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng xuất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su...

+ Phân bố:

- Các vùng trọng điểm lúa: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long

- Vùng trồng cây công nghiệp: Cao su: Đồng nam bộ, cà phê: Tây Nguyên, chè Thái Nguyên....

- Chăn nuôi:

+ Tình hình phát triển: Chăn nuôi trầu, bò, lợn, gia cầm. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong nông nghiệp. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. Năm 2002 so với năm 1990: Bò: Năm 2002 có 4 triệu con, đàn lợn tăng 23 triệu con so với năm 1990, đàn gia cầm có 230 triệu con, tăng gấp 2 lần năm 1990.

+ Phân bố: Trâu nuôi nhiều ở trung du và miền núi bác bộ, Bắc trung bộ. Bò nuôi ở Duyên hải nam Trung bộ. Lợn nuôi nhiều: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu long.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
NA
1 tháng 3 2016 lúc 15:04

+ Nhân tố tự nhiên:

-Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit.

- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao.

- Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp.       

- Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường.

+ Nhân tố kinh tế xã hội:

- Dân cư và lao động:  Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh.

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.

- Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.

 

Bình luận (0)
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:50

+ Nhân tố tự nhiên: -Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit. - Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao. - Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp. - Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường. + Nhân tố kinh tế xã hội: - Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. - Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh. - Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. - Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:49

+ Thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc (trên 7%/năm). Chất lượng cuộc sống được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, Tỷ lệ người biết chữ tăng cao (90,3%), tuổi thọ tăng

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

- Nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

+ Thách thức:

- Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao.

- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.

- Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, xóa đói giảm nghèo, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập và thách thức. 13. Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta ?

Bình luận (0)
NA
1 tháng 3 2016 lúc 15:04

+ Thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc (trên 7%/năm). Chất lượng cuộc sống được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, Tỷ lệ người biết chữ tăng cao (90,3%), tuổi thọ tăng

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

- Nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

+ Thách thức:

- Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao.  

- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.          

- Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, xóa đói giảm nghèo, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập và thách thức.

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:48

Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

Bình luận (0)
PP
Xem chi tiết
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:48

- Thành tựu: Chất lượng đang được cải thiện, thu nhập được tăng cao hơn, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, nhà ở được nhà nước quan tâm cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ người biết chức năm 1999 chiếm 90,3%. Mức thu nhập bình quân đầu nười tăng, tuổi thọ bình quân tăng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm, bệnh dịch được đẩy lùi

- Hạn chế: Chất lượng cuộc sống đang ở mức thấp, còn chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội. - Nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 11. Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào?

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:47

-Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, tạo nên sức ép rất lớn đối với việc làm.

- Đặc điểm vụ mùa của nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế, nên tình trạng thiếu việc làm lớn (năm 2003 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước là 22,3%).

- Ở các khu vực thành thị của cả nước tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.

- Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp. Nên tình trang thiếu việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt hiện nay.

Bình luận (0)
TS
23 tháng 9 2017 lúc 21:35

Giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta vì:

- Kinh tế nước ta chậm phát triển nên:

+ Ở nông thôn: thiếu việc làm (thời gian rỗi 22.3%)

+ Ở thành thị: thất nghiệp 6%

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào và phát triển

- Lực lượng lao động hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
TS
23 tháng 9 2017 lúc 21:38

- Phân bố lao động không đồng đều nữa.. Sorry mình thiếu

Bình luận (2)
DN
Xem chi tiết
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:46

Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.

- Thể hiện ở việc mở rộng qui mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về nông thôn.

- Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp.

- Phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ đô thị hoá.

- Đô thi hóa không đồng đều giữa các vùng.

Bình luận (0)
NA
1 tháng 3 2016 lúc 15:05

- Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. 

- Thể hiện ở việc mở rộng qui mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về nông thôn.          

- Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp.  

- Phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

 - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ đô thị hoá.

 - Đô thi hóa không đồng đều giữa các vùng. 

 

Bình luận (0)
TN
18 tháng 11 2018 lúc 11:43

-Mức độ đô thị hóa và trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp .số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị đều tăng qua các năm nhưng không đồng đều còn chậm

_mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị còn mang tính chất xen cài trong quan hệ kinh tế và không gian đồ thị

_các đô thị ra đời trên cơ sở phát triển nông nghiệp.,tiểu thủ công nghiệp, phát triển dựa vào sản xuất công nghiệp

_cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn kém phát triển ,các đô thị thường có quy mô nhỏ, phân bố k đồng đều tập chung ở đồng bằng ven biển

-»Đề thi cho những ai thi học sinh giỏi

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
NA
1 tháng 3 2016 lúc 15:06

-Nước ta có hai loại hình quần cư.

* Quần cư nông thôn: Dân cư thường tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn. Tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp là đất đai, nên các làng, bản ở nông thôn thường được phân bố trải rộng theo không gian.

 * Quần cư thành thị: Dân cư sống tập trung, kiến trúc nhà ở thường nhà xây cao tầng hay nhà ống. Dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật quan trọng.  Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng, mỗi địa phương có các kiểu quần cư và chức năng khác nhau

 

 

Bình luận (0)
TS
18 tháng 12 2017 lúc 21:15

- Nước ta có 2 loại quần cư

- Quần cư nông thôn: là các điểm dân cư có quy mô dân số và tên gọi khác nhau (làng, bản...)

- Quần cư đô thị:

+ Mật độ dân số cao dẫn đến xuất hiện kiểu nhà ống hoặc chung cư cao tầng

+ Các thành phố là các trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học – kĩ thuật

Bình luận (0)
VM
Xem chi tiết
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:45

Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:

– Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút được nhiều lao động hơn.

– Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.

Đối với loại thất nghiệp chu kỳ:

– Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động.

– Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà những người công nhân bị thất nghiệp làm ra. Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to lớn nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.

 Những biện pháp khác

– Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.

– Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.

– Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động.

– Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.

– Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.

– Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

– Hạn chế tăng dân số.

– Khuyến khích sử dụng lao động nữ.

– Tập trung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng.

Bình luận (0)
NA
1 tháng 3 2016 lúc 15:06

 

- Phân bổ lại dân cư, lao động.

- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

- Tăng cường hoạt động công nghiệp - dịch vụ ở thành thị.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề

Bình luận (0)
TS
1 tháng 12 2017 lúc 12:41

Biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta

- Thực hiện tốt chính sách dân số. Điều chỉnh lại sự phân bố dân cư

- Đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn

- Phát triển công nghiệp - dịch vụ ở thành thị

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
NA
1 tháng 3 2016 lúc 15:07

+ Đặc điểm: Phân bố dân cư nước ta không đồng đều theo lãnh thổ:        

- Năm 2003: Đồng bằng sông Hồng: 1192 người/km­2 , Tây bắc 67 người/km­2

- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây bắc, Tây nguyên thấp nhất.

- Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.     

- Các đô thị lớn đông dân, tập trung ở miền đồng bằng và ven biển.

- Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%.

* Giải thích:

- Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn.

- Khí hậu khắc nghiệt.

- Phong tục của từng dân tộc, tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.

định và phát triển vùng chuyên canh.

Bình luận (0)
CB
1 tháng 3 2016 lúc 14:45

* Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí 
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi 
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2 
Tây Nguyên la 84ng/km2 
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn 
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27% 
Nông thôn chiếm khoảng 73% 
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi 
* Giải thích: 
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông 
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư 
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao 

Bình luận (0)
JE
25 tháng 10 2019 lúc 21:25

- Giữa đồng bằng và trung du miền núi: dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở trung du, miền núi.

- Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ,

vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mật độ dân số dưới 100 người/km2.

- Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (74%), ở thành thị ít hơn (26%).



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa