Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
VL
22 tháng 2 2016 lúc 15:42

- Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866) diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ A-cha Xoa chống Pháp. Biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) cũng là một biểu tượng về liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia: xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, trong hàng ngũ nghĩa quân có nhiều người Việt Nam tham gia, có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền, Võ Duy Dương,…

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901 - 1903) dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc, địa bàn hoạt động mở rộng sang cả vùng biên giới Lào - Việt…. 

 

Bình luận (1)
TN
22 tháng 2 2016 lúc 15:49

*Khái quát chung: 
VN,Lào,CpC là 3 nước nằm trên bán đảo Đông Dương có nhiều nét tương đồng về Lịch sử, văn hóa và từng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ 19.
Năm 1930 ĐCS Đông Dương ra đời đã trực tiếp lãnh đạo 3 dân tộc VN,Lào,CPC trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.

*Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954):
11/3/1951 Liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào được thành lập , biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

-Tình đoàn kết giữa VN-Lào .
+8/4-15/8/1953: Bộ đội VN phối hợp cùng quân dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa,1 phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxali với trên 30 vạn dân.
+Trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954 liên quân Việt-Lào mở nhiều chiến dịch tiến công để làm bước đầu phá sản kế hoạch NaVa .
+ Đầu t12/1953 : Liên quân Việt-Lào mở cuộc tiến công Địch ở Trung Lào tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu-Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thi xã Thà Khẹt , bao vây uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xê-nô.
+Cuối t1/1954: Liên quân Việt-Lào tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu , toàn tỉnh Phongxali . Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mỏ rộng thêm gần 1 vạn km2.

Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ ở VN, Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho 3 nước VN-Lào-CPC.

*Trong kháng chiến chống Mĩ.
-VN-Lào:
Sau khi Pháp thất bại ở chiến trường Đông Dương , Mĩ đã thế chân Pháp để chiếm đóng Lào, biến Lào trở thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ. Vì vậy, nhân dân VN lại cùng sát cánh với nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
+Từ 24-25/4/1970 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn kết của 3 nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+Từ 12/2-23/3/1971 : Quân đội VN có sự phối hợp của quân dân Lào đã tập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn ,loại khỏi vòng chiến đấu 22000 tên địch, buộc chúng phải rút khỏi đường 9-Nam Lào,giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
+Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN từ 1954-1973, quân dân Lào đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. Buộc Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn (21/2/1973) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc Lào.
+T5-T12/1975: Hòa theo thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân VN, quân dân Lào nổi dậy đấu tranh giành chính quyền trong cả nước, thành lập nước CHDCND Lào(2/12/1975).

VN-CPC:
-Từ 30/4-30/6 quân đội VN có sự phối hợp của quân dân CPC đã đập tan cuộc hành quân xâm lược CPC của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn , loại khỏi vòng chiến đấu 17000 tên địch , giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với trên 4,5 triệu dân.
+17/4/1975: Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN , thủ đô PhnomPenh được giải phóng , nhân dân CPC kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đưa đất nước CPC bước vào 1 thời kì mới.

Trong suốt nhiều năm qua, nhiều chuyến thăm cấp cao , nhiều hiệp định về kinh tế-văn hóa được kí kết ở VN-Lào-CPC. Mối quan hệ hữu nghị giữa 3 dân tộc ngày càng phát triển khi cả 3 nước đều trở thành thành viên của ASEAN , đều phấn đấu vì lợi ích chung của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
HL
22 tháng 2 2016 lúc 15:41

B. Ong Kẹo. 

Bình luận (0)
TN
22 tháng 2 2016 lúc 15:49

 B. Ong Kẹo.

Bình luận (0)
BM
10 tháng 10 2016 lúc 21:51

B. Ong Kẹo

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
NH
22 tháng 2 2016 lúc 15:39

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, phạm vi rộng khắp trong cả nước.

- Hình thức đấu tranh phong phú: khởi nghĩa vũ trang, cải cách, thu hút được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

- Giai đoạn đầu diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đã thành lập được chính đảng của mình - Trung Quốc Đồng  minh hội và lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao với thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi (1911). 

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
NH
22 tháng 2 2016 lúc 15:36

- Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.

- Cách mạng tuy thành lập ”Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 

 

 

Bình luận (0)
TS
18 tháng 10 2018 lúc 20:47

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).

Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TH
22 tháng 2 2016 lúc 15:34

4. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
PG
22 tháng 2 2016 lúc 15:31

C. đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

 

Bình luận (0)
DA
4 tháng 4 2016 lúc 19:10

C

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
NC
22 tháng 2 2016 lúc 15:29

 A. Vũ Xương

Bình luận (0)
DL
19 tháng 10 2017 lúc 19:09
A
Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
MB
22 tháng 2 2016 lúc 15:28

- Không nhận thức và không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ đặt ra; thi hành một loạt các chính sách bảo thủ, lạc hậu về kinh tế, phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại. Cụ thể:

+ Cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, khước từ những đề nghị cải cách, canh tân đất nước, làm cho Trung Quốc càng lâm vào tình trạng lạc hậu.

+ Không tập hợp, đoàn kết nhân nhân đấu tranh.

+ Bắt tay với các nước đế quốc đàn áp phong trào đấu tranh; kí các hiệp ước chia xẻ chủ quyền dân tộc…

- Nhà Thanh chịu trách nhiệm chính trong việc Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

 

 

Bình luận (0)
MK
Xem chi tiết
DL
22 tháng 2 2016 lúc 15:26

4. Nhà Thanh kí Điều ước Tân Sửu (1901)

 

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NK
22 tháng 2 2016 lúc 15:24

- Đảng quốc đại là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ. Đảng đã nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ  chống thực dân Anh.

- Ban đầu Đảng này chỉ chủ trương dùng phương pháp đấu tranh ôn hoà, đòi chính quyền thực dân phải tiến hành những cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực.

- Về sau nhận thức rõ bản chất của chính quyền và nền cai trị thực dân, một số nhân vật cấp tiến trong Đảng Quốc đại đã chủ trương phát động nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập, dân chủ.

- Phong trào dân tộc phát triển đến đỉnh cao vào những năm 1905 - 1908 mà chính một bộ phận trong Đảng Quốc đại là hạt nhân lãnh đạo. 

 

 

 

Bình luận (0)