Mạch RLC nối tiếp có C= \(\frac{10^{-4}}{\pi}\) F, L=\(\frac{1}{\pi}\) H. Mạch điện trên được mắc vào dòng điện trong mạch xoay chiều có f thay đổi . Tìm f để dòng điện trong mạch có giá trị cực đại
A:100Hz
B:60Hz
C:50Hz
D:120Hz
Mạch RLC nối tiếp có C= \(\frac{10^{-4}}{\pi}\) F, L=\(\frac{1}{\pi}\) H. Mạch điện trên được mắc vào dòng điện trong mạch xoay chiều có f thay đổi . Tìm f để dòng điện trong mạch có giá trị cực đại
A:100Hz
B:60Hz
C:50Hz
D:120Hz
Để dòng điện trong mạch có giá trị cực đại thì mạch phải xảy ra cộng hưởng.
\(\Rightarrow Z_L=Z_C\)
\(\Rightarrow \omega.L=\dfrac{1}{\omega.C}\)
\(\Rightarrow \omega=\dfrac{1}{\sqrt{LC}}=100\pi(rad/s)\)
\(\Rightarrow f=\dfrac{\omega}{2\pi}=50(hz)\)
Chọn C
Cho mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. L,C không đổi, R thay đôi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều u=150\(\sqrt{2}\)cos\(\left(100\pi t\right)\) (V). Khi R=R1=100\(\Omega\) hay khi R=R2=300\(\Omega\) thì P1=P2 ( mạch có tính cảm kháng). Biểu thức U\(_r\) sẽ là:
Đoạn mạch R, L thuần cảm và tụ C mắc nối tiếp, trong đó có R là biến trở mắc vào hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức : u=U\(\sqrt{2}cos\omega t\) V
L,C,\(\omega\) không đổi. Khi R=R1=54\(\Omega\) và R=R2=96\(\Omega\) thì công suất tiêu thụ mạch bằng nhau và bằng 96W. Tìm tỉ số công suất trong 2 trường hợp.
R1 + R2 = U2/P => U=120 V
R1R2 =(ZL-ZC)2=5184
Cos$1 = R1/(R12+R1R2)0.5=0.6
Cos$2=R2/(R22+R1R2)0.5=0.8
Cho mạch R,L,C nối tiếp, R có thể thay đổi được. U=URL= 100\(\sqrt{2}\left(V\right)\) ; UC=200 (V). Công suất tiêu thụ là:
A. 100W
B.100\(\sqrt{2}W\)
C. 200W
D.200\(\sqrt{2}W\)
Cho mạch điện \(RLC\) nối tiếp. Cuộn dây không thuần cảm có \(L = \frac{1,4}{\pi}H\) và \(r = 30\Omega\); tụ có \(C = 31,8\mu F\). \(R\) là biến trở. Điện áp hai đầu đoạn mạch có biểu thức: \(u = 100\sqrt2\cos(100\pi t)(V)\). Công suất của mạch cực đại khi điện trở có giá trị bằng:
A.\(15,5\Omega.\)
B.\(12\Omega.\)
C.\(10\Omega.\)
D.\(40\Omega.\)
\(Z_L=140\Omega\)
\(Z_L=100\Omega\)
R thay đổi để P mạch cực đại khi \(R+r=\left|Z_L-Z_C\right|\Leftrightarrow R+30=\left|140-100\right|\Leftrightarrow R=10\Omega\)
Bonus: \(P_{max}=\frac{U^2}{2\left(R+r\right)}=\frac{100^2}{2\left(10+30\right)}=125W\)
Đặt điện áp \(u = 200\cos100\pi t (V)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm một biến trở R mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi}\)H. Điều chỉnh biến trở để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại, khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch bằng
A.\(1A.\)
B.\(2A.\)
C.\(\sqrt2A.\)
D.\(\frac{\sqrt2}{2}A.\)
\(Z_L=\omega L=100\Omega\)
Biến trở R thay đổi để \(P_R\) max khi \(R=Z_L\)
\(\Rightarrow R=100\Omega\)
Cường độ dòng điện: \(I=\frac{U}{Z}=\frac{U}{\sqrt{R^2+Z_L^2}}=\frac{100\sqrt{2}}{\sqrt{100^2+100^2}}=1A\)
Cho mạch xoay chiều gồm biến trở \(R\) (biến đổi từ \(0\) đến \(200\Omega\), cuộn cảm thuần \(L=\frac{0,8}{\pi}H\) và tụ \(C=\frac{10^{-4}}{2\pi}F\) mắc nối tiếp. Đặt vao hai đầu mạch hđt \(u=200\cos(100\pi t)(V)\). Tìm \(R\) để công suất của mạch cực đại và giá trị cực đại \(P_{max}\) đó?
A.\(120\Omega; 250W.\)
B.\(60\Omega; 250W.\)
C.\(120\Omega; \frac{250}{3}W.\)
D.\(60\Omega; \frac{250}{3}W.\)
Công suất của mạch là \(P = I^2 R = \frac{U^2}{R^2+(Z_L-Z_C)^2}.R\)
=> \(P = \frac{U^2}{\frac{R^2+(Z_L-Z_C)^2}{R}} = \frac{U^2}{R + \frac{(Z_L-Z_C)^2}{R}}.\)
P max <=> mẫu đạt giá trị min.
Áp dụng bất đẳng thức cô si cho hai số không âm ta được
\(R + \frac{(Z_L-Z_C)^2}{R} \geq 2 \sqrt{R.\frac{(Z_L-Z_C)^2}{R}} =2 |Z_L-Z_C|\)
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi \(R = \frac{(Z_L-Z_C)^2}{R} => R = |Z_L-Z_C|.\)
Tính \(Z_L = L \omega = 80\Omega, Z_C = 200 \Omega.\)
=> \(R = 120 \Omega; P_{max}= \frac{U}{2|Z_L-Z_C|} = \frac{(200/\sqrt{2})^2}{2.120} = \frac{250}{3}W.\)
Mình chọn đáp án C.
Mạch xoay chiều nối tiếp gồm biến trở R; cuộn dây có điện trở thuần \(r=30\Omega\), độ tự cảm \(L=\frac{1}{\pi}H\) và tụ \(C=\frac{10^{-3}}{6\pi}F\). Hđt hai đầu mạch \(u=100\sqrt2\cos(100\pi t)(V)\). Xác định giá trị của biến trở để công suất trong mạch cực đại.
A.\(40\Omega.\)
B.\(10\Omega.\)
C.\(50\Omega.\)
D.\(20\Omega.\)
Câu này tương tự như câu vừa rồi bạn hỏi nhưng thay vì điện trở R có thêm cả điện trở r
Tức là \(R+r = |Z_L-Z_C| và P_{max} = \frac{U^2}{2|ZL-Z_C|} \)
=> \(R = |100 - 60| - 30 = 10 \Omega.\)
Chọn đáp án B.
Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(U = 100V\) vào hai đầu đoạn mạch \(RLC\) nối tiếp, cuộn dây thuần cảm kháng, \(R\) có giá trị thay đổi được. Điều chỉnh \(R\) ở hai giá trị \(R_1\) và \(R_2\) sao cho \(R_1 + R_2 = 100\Omega\) thì thấy công suất tiêu thụ của đoạn mạch ứng với hai trường hợp này như nhau. Công suất này có giá trị là
A.\(200W.\)
B.\(400W.\)
C.\(50W.\)
D.\(100W.\)
Áp dụng công thức: \(R_1+R_2=\frac{U^2}{P}\)
\(\Rightarrow P=\frac{U^2}{R_1+R_2}=\frac{100^2}{100}=100W\)
Đặt điện áp u = U0 cosɷt vào hai đầu đoạn mạch AN và NB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AN gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch NB chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN không phụ thuộc R hệ thức đúng giữa L,C và omega
Bài này bạn nhé: Điều kiện để UAN không phụ thuộc vào R