Cho đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Câu 5. Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, nêu cảm nhận về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích, đoạn văn sử dụng thành phần tình thái và phép lặp để liên kết (gạch chân, chú thích rõ)
Cho đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Câu 5. Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, nêu cảm nhận về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích, đoạn văn sử dụng thành phần tình thái và phép lặp để liên kết (gạch chân, chú thích rõ)
Phan Ngọc từng đánh giá :"Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết của hàng ngàn tâm trạng", và đúng thật vậy Nguyễn Du bằng cây viết đầy sự tinh tế và sáng tạo đã vẽ lên những bức tranh biểu cảm phong phú đặc biệt là ở việc miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho người yêu và cha mẹ trong đoạn trích của "Kiều ở lầu Ngưng Bích" : "tưởng người dưới nguyệt chén đồng..có khi gốc tử đã vừa người ôm". Nói đến nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng, Nguyễn Du không dùng từ "nhớ" mà dùng chữ "tưởng". "Tưởng" vừa là nhớ vừa là tưởng tượng hình dung ra người mình yêu. Chữ ấy như nói lên tâm trạng của người đang yêu, luôn nhớ thương tới những kỉ niệm khi 2 người còn bên nhau . Đã thề non hẹn biển dưới ánh trăng sáng ấy vậy mà cuối cùng mỗi người một phương. Hình như nỗi nhớ người yêu ấy không bao giờ là đủ với người con gái đang yêu? Nhớ Kim Trọng bao nhiêu thì Kiều càng chạnh lòng thương cho thân phận mình bấy nhiêu. Người con gái ấy đã bị vùi dập, hoen ố, nàng tự trách mình đã mang tiếng nhuốc nhơ, không giữ được lòng chung thủy. Dẫu vậy tình yêu và lòng nàng với Kim Trọng mãi không đổi thay vẫn vẹn toàn và chung thủy sâu sắc. Sau nỗi nhớ và thương thay thân phận mình thì Kiều đã được Nguyễn Du thể hình tình cảm của nàng với cha mẹ. Miêu tả nỗi nhớ xót xa của nàng, mặc dù đã bán mình chuộc cha nhưng mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng vẫn thấy mình chưa làm tròn bổn phận của một đứa con, Nàng đau đớn vì cha mẹ già yếu mà nàng không thể bên chăm sóc. Tóm lại, nàng là một người tình thủy chung , là một người con hiếu thảo và một là người có tấm lòng vị tha đáng quý. Nàng sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ vì người thân và người mình yêu.
CHÚ Ý :
In đậm : lặp từ
In nghiêng : tình thái
bắt đầu từ "tưởng người dưới nguyệt chén đồng ... có khi gốc tử đã vừa người ôm" nha
Viết đạn văn tổng phân hợp 12 câu làm rõ cảnh ngộ và nỗi niềm của kiều khi ở lầu ngưng bích.Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép
Cảnh thiên nhiên hiện lên ntn trong 2 câu thơ cuối "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
Không gian mở rộng đến tận cùng với sóng gió giông bão với âm thanh của tiếng sóng ầm ầm như đe dọa, gào thét, bủa vây lấy con người.
Tìm từ ngữ giới thiệu về cảnh ngộ của Kiều? Em hiểu gì về cảnh ngộ của nàng qua từ ngữ đó?
6 câu thơ đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
BPNT: + ước lệ
+ tả cảnh ngụ tình
trong 8 câu cuối từ bài kiều ở lầu ngưng bích chỉ ra 2 câu hỏi tu từ và biện pháp tu từ trong đoạn trích
Nghệ thuật: Điệp ngữ
tả cảnh ngụ tình
dựa vào đoạn thơ Xót người tựa cửa hôm mai quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ sân lai cách mấy nắng mưa có khi gốc tử đã vừa người ôm theo mô hình diễn dịch khoảng 10 câu làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của kiều đoạn trích có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp 1 lời dẫn gián tiếp.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
Nội dung của đoạn thơ làm nổi bật nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu sâu sắc của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Đọc đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích và xác định từ ghép và từ láy
Từ ghép: khóa xuân, tấm trăng, bốn bề, cát vàng, bụi hồng, nửa tình, nửa cảnh, tấm lòng, chén đồng, tấm son, nắng mưa, gốc tử, cửa bể, cánh buồm, ngọn nước, nội cỏ, chân mây, mặt đất, mặt duềnh, tiếng sóng, ghế ngồi.
Từ láy: bát ngát, bơ vơ, thấp thoáng, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.
Nội dung của 8 câu tiếp trong kiều ở lầu ngưng bích ?
Nội dung của 8 câu tiếp là: Nỗi đau đớn của nàng Kiều khi cô đơn ở lầu Ngưng Bích, bị giam lỏng, cầm tù và mường tượng về tương lai sóng gió sau này của chính mình.