Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

HV
Xem chi tiết
ND
18 tháng 1 2018 lúc 7:01

- Con gái còn son không bằng to don Vạn Tượng

- Quảng Ngãi đãi ra sạn

- Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết

- Ai về Quảng Ngãi
Cho tui gởi ít tiền.
Mua dùm miếng quế lâu niên
Đem về trị bệnh khỏi phiền bà con

- Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Mộ Đức

- Phải đâu chàng nói mà xiêu
Tại con cá bống tại niêu nước chè

- Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ
Cũng kiếm cho được con vợ bán don
Mai sau nó chết cũng còn cặp vị

- Sớm mai anh ngủ dậy
Anh súc miệng
Anh rửa mặt
Anh xách cái rựa quéo
Anh lên hòn núi Quẹo
Anh đốn cây củi còng queo
Anh than với em cha mẹ anh nghèo
Đôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.

- Ở đây mía ngọt nhiều đường
Tìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi

- Nước mía trong cũng thắng thành đường
Anh thương em thì anh biết chớ thói thường ai hay

- Thiếp gửi cho chàng, một cục đàng rim, một tiềm đường cát

- Bậu về nhớ ghé Ba La, mua cân đường phổi cho ta với mình

- Ruộng đồng mặt nước tăm te
Một đàn gà nước bay về kiếm ăn

- Nhất trong là nước phèn trôi
Nhất béo nhì bùi là cá rô câu

- Thương em vì cá trích ve
Vì rau muống luộc vì mè trộn măng

- Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí nấu chè hạt sen

- Ví dầu cá bống chặt đuôi
Tôm he bóc vỏ mà nuôi mẹ chồng

- Cần chi cá lóc cá trê
Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều

- Khế chua nấu với ốc nhồi
Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon

Mình sưu tầm được 1 số câu như trên
Ngoài ra bạn có thể mở Dư địa chí Quảng Ngãi ra, có rất nhiều đấy
:p
---------------------
Nguồn: Yahoo Hỏi & đáp. Diễn đàn ẩm thực VN

Bình luận (1)
ND
18 tháng 1 2018 lúc 7:01

Càn nữa bạn ah
Ai về núi Ấn sông trà
Có thương cô bậu nghé nhà mà thăm

Ai về núi Bút Quán Đàn
Núi bao nhiêu đá dạ thương chàng bấy nhiêu


Cò bắt lươn cò trươt xuông cỏ
Lươn bắt cò cò bỏ cò bay
Từ ngày xa bạn đến nay
Đêm đệm tưởng nhớ ngày ngày trông luôn
Ke từ Cầu ván Ao Vuông
Bước qua quán Ốc lòng buồn luỵ sa
Quán cơm nào quán nào nhà
Ngóng ra Trà Khúc trời đà rạng đông
Buồn lòng đứng dựa ngồi trông
Ngó vô Hàng Rượu mà không thấy chàng


Anh đi anh nhớ quê nhà
NHớ con cá Bống sông trà kho tiêu

Bao giờ núi Ấn hết tranh
Sông Trà hết nước anh đành xa em


NGó lên Thiên Ấn nhiều tranh
Liều mình lén mẹ theo anh phen này

Bao giớ rừng thủ hết gai
Sông TRà hết nước mới sai lời nguyền

Bình luận (0)
NT
8 tháng 1 2019 lúc 21:51

- Con gái còn son không bằng to don Vạn Tượng

- Quảng Ngãi đãi ra sạn

- Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết

- Ai về Quảng Ngãi
Cho tui gởi ít tiền.
Mua dùm miếng quế lâu niên
Đem về trị bệnh khỏi phiền bà con

- Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Mộ Đức

- Phải đâu chàng nói mà xiêu
Tại con cá bống tại niêu nước chè

- Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ
Cũng kiếm cho được con vợ bán don
Mai sau nó chết cũng còn cặp vị

- Sớm mai anh ngủ dậy
Anh súc miệng
Anh rửa mặt
Anh xách cái rựa quéo
Anh lên hòn núi Quẹo
Anh đốn cây củi còng queo
Anh than với em cha mẹ anh nghèo
Đôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.

- Ở đây mía ngọt nhiều đường
Tìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi

- Nước mía trong cũng thắng thành đường
Anh thương em thì anh biết chớ thói thường ai hay

- Thiếp gửi cho chàng, một cục đàng rim, một tiềm đường cát

- Bậu về nhớ ghé Ba La, mua cân đường phổi cho ta với mình

- Ruộng đồng mặt nước tăm te
Một đàn gà nước bay về kiếm ăn

- Nhất trong là nước phèn trôi
Nhất béo nhì bùi là cá rô câu

- Thương em vì cá trích ve
Vì rau muống luộc vì mè trộn măng

- Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí nấu chè hạt sen

- Ví dầu cá bống chặt đuôi
Tôm he bóc vỏ mà nuôi mẹ chồng

- Cần chi cá lóc cá trê
Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều

- Khế chua nấu với ốc nhồi
Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon

Bình luận (0)
LG
Xem chi tiết
PT
26 tháng 12 2016 lúc 20:14

a) Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền miệng .

b) Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Bình luận (2)
VT
Xem chi tiết
NT
9 tháng 3 2017 lúc 16:05

Từ xa xưa, khi chưa có công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, con người chỉ biết dựa vào sức người, đôi tay và khối não. Đó chính là những công cụ sống mà được truyền từ đời này sang đời khác và bất kì thời nào thì giá trị của con người vẫn luôn được xem là bậc nhất, luôn được mọi người quan tâm hàng đầu. Ngay cả từ thời trái đất còn sơ khai, con người đã biết săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi để tồn tại. Trải qua thời gian thì những phát minh được ra đời, những kinh nghiệm được đúc kết lại làm hành trang vững bước cho thế hệ sau. Cứ dần dần như vậy mà ngày nay, chúng ta đã được hưởng một thành quả lớn nhất là đời sống ổn định, có của ăn, của để, có cây trồng, vật nuôi phục vụ đời sống. Kể cả đến ngày nay thì con người vẫn là vĩnh cửu. Máy móc thiết bị cũng là từ bàn tay con người tạo ra. Công nghệ kỹ thuật tiên tiến và phát triển là từ bộ não phi thường ấy. Con người là một thứ động vật vô cùng kì diệu. Trên trái đất nếu không tồn tại con người thì tất cả là vô vị, lạnh lẽo. Dù của cải vật chất có nhiều tới đâu thì cũng chỉ là những thứ tồn tại một cách vô nghĩa. Và con người xuất hiện làm cho mọi vật, mọi việc sống với cái hồn và cái giá trị của nó. Thiên nhiên thật tuyệt vời nhưng có sự xuất hiện của con người để tô vẽ thêm cho vẻ đẹp ấy. Năng lực của con người là thứ vũ khí siêu phàm, là thứ mạnh nhất để chống lại bất kì kẻ thù nào và cúng là cái làm nên tất cả.

Bình luận (0)
BT
15 tháng 3 2017 lúc 12:38
Bài Làm Trên thế gian này, con người là quý giá nhất. Con người có thể làm ra mọi thứ. Con người nắm giữ, sử dụng thời gian, làm ra vàng bạc, lúa gạo, biết suy nghĩ. Sức lao động của con người là vô hạn và cũng là cái để con người thực hiện những ước mơ, là phương tiện tồn tại cùng với thời gian. Điều đó cũng được ông cha ta hiểu từ xưa tới giờ và được đúc kết lại bằng câu tục ngữ: “Người sống, đống vàng”. Câu tục ngữ trên thuộc câu so sánh ẩn dưới hai vế đối xứng với nhau. Vần lưng giữa câu làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu. Câu tục ngữ mang hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất dân gian ví con người quý như vàng bạc, làm tôn giá trị tới mức đỉnh cao. Nghĩa thứ hai là có con người thì sẽ có của cải, vật chất. Đúng như câu tục ngữ, người xưa cũng đã từng có câu: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Thật vậy, từ ngày xưa, nhân dân ta không có những phương tiện máy móc như hiện giờ, mọi người chỉ biết dựa vào sức người, đôi tay và khối não. Đó chính là những công cụ sống mà được truyền từ đời này sang đời khác và bất kì thời nào thì giá trị của con người vẫn luôn được xem là bậc nhất, luôn được mọi người quan tâm hàng đầu. Ngay cả từ thời trái đất còn sơ khai, con người đã biết săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi để tồn tại. Trải qua thời gian thì những phát minh được ra đời, những kinh nghiệm được đúc kết lại làm hành trang vững bước cho thế hệ sau. Cứ dần dần như vậy mà ngày nay, chúng ta đã được hưởng một thành quả lớn nhất là đời sống ổn định, có của ăn, của để, có cây trồng, vật nuôi phục vụ đời sống. Có thể nói con người làm chủ trên trái đất này, không có con người thì tất cả sẽ vô vị, trở nên lạnh lẽo, dù có nhiều của cải đến đâu thì cũng chỉ là vô nghĩa vì không được con người khai thác, sử dụng. Con người với năng lực của mình đã xây dựng nên được những tháp chùa, nhưng toà lâu đài cổ kính trường tồn cùng thời gian. Năng lực của con người sẽ mãi là một thứ vũ khí mạnh nhất để chống lại bất kì kẻ thù nào và cũng là cái để làm nên tất cả. Nói tóm lại, câu tục ngữ trên khẳng định tầm quan trọng và đề cao năng lực giá trị con người. Nó không chỉ là một sự khẳng định mà nó còn là một lời khuyên, một bài học, một tư tưởng đúng đắn dành cho mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
DT
15 tháng 3 2017 lúc 17:10

Con người sáng tạo ra toàn bộ của cải vật chất trong đời sống hàng ngày và trở thành trung tâm của vũ trụ. Chính vì vậy vai trò của con người là vô cùng to lớn, ông cha ta có câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” để nói về ý nghĩa sự tồn tại của con người.

Trước hết câu tục ngữ đề cao giá trị quý báu của con người bằng việc so sánh với “ đống vàng” – hiện thân của sự cao sang, có giá trị lớn. Mặt khác “ đống vàng” ở đây còn chỉ những thứ vật chất của cải đều được con người làm ra vì vậy có con người là có tất cả. Từ xa xưa, từ thời nguyên thủy, khi con người bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh đã biết lấy sự lao động để tìm kiếm thức ăn và tạo ra của cải. Quá trình đó vẫn được phát triển cho đến ngày nay, con người không chỉ tạo ra đồ ăn thức uống dùng hàng ngày mà còn phát triển thêm nhiều bước tiến mới về mọi mặt trong đời sống, làm cho cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn.

Ông cha ta từ xưa đã đề cao con người “ một mặt người bằng mười mặt của”, điều đó được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, khi có động đất, lũ lụt xảy ra, mọi người luôn chú trọng bảo vệ con người, di chuyển người dân đến nơi an toàn sau đó mới di chuyển đồ đạc, của cải. Hàng loạt những dịch vụ y tế được phát triển để phục vụ cho sức khỏe và tuổi thọ của con người. Bởi lẽ, con người sáng tạo ra của cải, không có con người của cải sẽ không thể sử dụng được. Của cải nếu mất có thể làm lại nhưng nếu con người mất đi sẽ không thể sống lại được nữa.
Giá trị của con người không những thể hiện ở sức lao động mà còn được thể hiện ở trí tuệ.

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Bằng trí tuệ của mình, con người đã và đang xây dựng một thế giới văn minh và ngày càng tiến bộ, những công trình kiến trúc, những nghiên cứu khoa học ra đời và phát triển phục vụ cho một thế giới văn minh. So với thời kì cổ đại, xã hội ngày nay đã có một bước nhảy vọt vô cùng mạnh mẽ, tất cả là nhờ vào trí óc và sức lao động của con người. Tuy vậy, câu tục ngữ không phủ nhận vai trò của của cải , vật chất. Vốn dĩ, để tồn tại được con người phải sử dụng lương thực, thực phẩm, nước uống từ tự nhiên hằng ngày, thế nhưng nếu không có con người thì mọi thứ trong tự nhiên đều không thể được khai thác và sử dụng. Con người hiểu được ý nghĩa của cải vật chất và lao động để biến những của cải vật chất từ tự nhiên và trí óc trở thành thứ có ích cho cuộc sống. Con người làm chủ thời gian, trồng trọt làm ra lúa gạo, khai thác sử dụng những tài nguyên thiên nhiên, vì vậy giá trị của con người là vô cùng to lớn.
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, mọi người cần quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân vì không gì quan trọng bằng sức khỏe tốt. Có sức khỏe tốt, con người sẽ sống lâu và ngày càng cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp từ trí tuệ và sức lao động của mình.

Tuy nhiên ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển thì lại xuất hiện không ít mặt trái từ những người không biết quý trọng tính mạng của những người xung quanh mình. Họ sản xuất ra những thực phẩm không đảm bảo sức khỏe, những đồ dùng có chứa chất gây bệnh cho mọi người, họ đang đầu độc toàn xã hội. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người không quan tâm đến bản thân, sa đọa vào những tệ nạn như rượu chè, cờ bạc, làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh nan y, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bản thân và làm hoang phí của cải vật chất. Đây là điều đáng phải lên án và răn đe, chúng ta cần phải chung tay bài trừ những tệ nạn xã hội để bảo vệ cho chính bản thân mình và những người thân xung quanh.

Xã hội càng phát triển lại càng chứng minh được tầm quan trọng của con người, con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống . Câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” tuy chỉ có bốn từ những đã thực sự đã đúc kết lại phương châm sống coi trọng giá trị con người của ông cha ta và phương châm đó hoàn toàn đúng đắn. Kế thừa triết lí sống của ông cha , chúng ta càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc bảo vệ bản thân và tích cực trong những hoạt động tập thể, phát huy tối đa giá trị của con người.

​chúc p hk tốt
Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
TP
28 tháng 12 2017 lúc 15:26
Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ như Thuyền và biển; Sóng; Tiếng gà trưa... biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu. Bài thơ tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà nhà ai nhảy ổ cục...cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào:

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỷ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc. Ta như thấy rất nhiều gà, rất nhiều màu sắc và lứa gà:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quá trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan sen các màu trắng, đen, hồng... trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà.

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thần yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỷ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Cháu còn làm sao quên được hình ảnh Tay bà khom, soi trứng... bà "tần tảo" "chắt chiu" từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp là cháu lại nhớ đến bao nỗi lo của bà khi mùa đông tới:

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỷ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí người chiến sĩ hành quân ra trận thật đẹp. Lưu Trọng Lư khi nghe “Xao xác gà trưa gáy não nùng” đã nhớ về nét cười đen nhánh, màu áo đỏ của mẹ hiền đã đi xa. Bằng Việt khi xa quê đã nhớ về quê qua hình ảnh người bà kính yêu. Tiếng tu hú kêu gọi hè về, nhớ bếp lửa ấp iu nồng đượm bà nhen nhóm sớm hôm. Và bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gợi nhớ về bà qua tiếng gà xao xác ban trưa.

Bài thơ Tiếng gà trưa là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Bình luận (1)
ND
28 tháng 12 2017 lúc 19:51

Nhớ đàn gà đông đúc, đẹp mã của bà nuôi. Tưởng như cháu đang đứng nép bên bà ngắm đàn gà, vừa giơ bàn tay nhỏ bé, vừa chỉ vừa đếm “này con gà... này con gà..”. Cháu quên sao được những quả trứng hồng trong ổ rơm:

“Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ,Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng”.

Em cảm thấy như được ngắm bức tranh gà làng Hồ mà em mua ngày nào. Xuân Quỳnh có tài sử dụng màu sắc lúc tả đàn gà: màu “hồng” của ổ trứng, “hoa đốm trắng” của con gà mái mơ, “lông óng như màu nắng” của con gà mái vàng. Bức tranh gà như đang cựa quậy.

Bình luận (0)
TP
19 tháng 3 2017 lúc 20:23

Viết thế này thì đánh đố ông giời ak?????Lê Thị Khánh Linh?????

Bình luận (1)
AN
27 tháng 3 2017 lúc 10:29

Trang mấy bn mấy ! Sách lp mấy !! Chỉ biết là Vnen thôi !!

Bình luận (0)
KS
21 tháng 11 2017 lúc 20:39

bucqua

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
NT
9 tháng 4 2018 lúc 21:31

Bạn có thể tham khảo ở dưới đây nhéHướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuấtHướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuấtHướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bình luận (2)
NM
9 tháng 4 2018 lúc 22:08

Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bình luận (1)
QT
Xem chi tiết
H24
7 tháng 1 2018 lúc 12:55

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…

Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này.

Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.

Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống là khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.

Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.

Bình luận (0)
ND
7 tháng 1 2018 lúc 13:02

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…

Học tập chăm chỉ chính là xây dựng tương lai
Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này.

Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.

Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống là khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.

Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.

Bình luận (0)
NG
Xem chi tiết
KM
19 tháng 3 2018 lúc 19:31

Ca dao, tục ngữ luôn truyền đạt kinh nghiệm, khuyên dạy những điều tốt đẹp đến với chúng ta. Câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng là 1 trong số đó.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Mỗi khi chúng ta ăn hoa thơm, quả ngọt thì lại nhớ đến người trồng. Nhưng xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

Bình luận (0)
NG
Xem chi tiết
NT
9 tháng 4 2018 lúc 21:34

Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là một văn bản đặc biệt.Vì :

*Xét một cách khái quát thì nó không phải một văn bản bởi vì một dân bản thì phải có đầy đủ luận điểm luận cứ lập luận nhưng câu tục ngữ đó chỉ là một luận điểm chính nên không thể là một bài văn được.

Xét về ý nghĩa đặc biệt thì có tục ngữ đó lại có thể là một văn bản nghị luận bởi vì từ luận điểm chính đó ta có thể làm ra một bài văn hoàn chỉnh.

Chúc bạn học tốt:))))

Bình luận (0)
NG
Xem chi tiết
NT
9 tháng 4 2018 lúc 21:35

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) và được nhân dân vận dụng vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại của văn học dân gian.

Chúc bạn học tốt nhé(:

Bình luận (0)