viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 4 đến 5 câu về tinh thần học tập của lớp em có cấu trúc câu "từ ...đến"
Giúp mình với
viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 4 đến 5 câu về tinh thần học tập của lớp em có cấu trúc câu "từ ...đến"
Giúp mình với
Hãy nêu ý nghĩa của câu văn sau : Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước .
MỌI NGƯỜI ƠI MÌNH ĐANG CẦN GẤP !!!
GIÚP MÌNH VS
"Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước." : nói lên nhận thức đúng đắn, giữ gìn và phát huy những giá trị mà tổ tiên đã để lại của mọi người trong xã hội đương thời.
Nêu giá trị của từ " nồng nàn " trong câu văn : Những cử chỉ cao quý đó , tuy khác nhau nơi việc làm , nhưng đều giống nhau nồng nàn yêu nước >
MÌNH CẦN GẤP MỌI NGƯỜI ƠI !!!
Từ "nồng nàn" ở đây như để nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta.Đó là tinh thần yêu đất nước sâu đậm,thắm thiết.
dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .đó là nột truyền thống quý báu cảu ta.từ xưa đến nay ,mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng , thì tinh thần ấy lại sôi nổi , nó khết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước 1,doặn văn trên được trích trong văn bản nào?tác giả là ai?văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?nêu hoàn cảnh sáng tác? 2,hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn?
2, Câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tác giả: Hồ Chí Minh
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận
Hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)
+ Tên bài do người soạn sách đặt
2. Câu nêu luận điểm của đoạn văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
1,
- Trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Phương thức Nghị luận
- Hoàn cảnh: Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)
Bài 1: Bài nào vậy bn??
Bài 2: BÀI LÀM
"Lòng yêu nước"là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ Quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cả những lời nói thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược. Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Băc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao?Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnhđã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Gio-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận "Điện Biên Phủ trên không", Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được chiếc máy bay B52 mà không chỉ có một mà là 68 cái và cùng bao nhieeuc hiếc máy bay khác của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, dây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris.
Tình yêu nước là như vậy đó. Đôi lúc rất bình dị, giản đơn nhưng nhiều khi nó"kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn". Chẳng phải nói gì nhiều bởi trong con tim mỗi chúng ta đều cùng chung một nhịp đập, đều tự hào mỗi khi nhắc đến hai tiếng"Việt Nam", đều khát khao cống hiến khi nghe giai điệu hào hùng của bài" Tiến Quân Ca" và đôi mắt đều nhỏ lệ khi nhớ về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc.
Chúc các bn học giỏi để giúp nhiều lợi ích cho đất nước nhá!
YÊU MỌI NGƯỜI
Câu 1: Qua bài văn này em học tập được những điều gì khi viết một bài văn nghị luận?
Câu 2: Trong hoàn cảnh hiện tại, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu nước?
Câu 2 :
Những việc làm của em thể hiện tình yêu nước :
+ Kêu gọi, ủng hộ, tuyên truyền mọi người về tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay
+ Giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn
+ Cùng nhau đẩy lùi dịch COVDID19 bằng những việc làm như: ở nhà không ra ngoài để tránh tiếp xúc, đeo khẩu trang,....
*Bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ Tich HỒ CHÍ MINH trình bày tại đại hội lần thứ ll của đảng lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là 1 truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.
Tuy chỉ là đoạn trích nhưng bài văn vẫn có đầy đủ tính chất đặc trưng và cấu trúc của 1 văn bản nghị luận chứng minh với 3 phần rõ rệt như sau:
*Mở Bài: Từ đầu đến lũ cướp nước: tinh thần yêu nước là 1 truyền thống quý báu cả nhân dân ta. Đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.
*Thân Bài: Tiếp theo đến lòng nồng nàn yêu nước:Chứng minh những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước trong lich sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến hiện đại.
*Kết Bài: Phần còn lại: Nhiệm vụ của đảng là động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày càng phát huy mạnh mẽ để cuộc kháng chiến chống Pháp đitới thành công.
Bố cục như trên cho thấy sự hợp lí và chặt chẽ trong phương pháp lập luận. Nghệ thuật nổi bật nhất của bài văn là cách lựa chọn và trình bày dẫn trứng.
THE END (cứ bt thế)
Câu 1:
*Bài văn nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
*Câu thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.
Câu 2: Bố cục của bài văn:
Phần 1: Từ đầu đến “cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước.
Phần 2: Tiếp đến “yêu nước”: Những biểu hiện của lòng yêu nước.
Phần 3: Còn lại; Nhiệm vụ của chúng ta.
*Lập dàn ý:
- Khái quát vấn đề: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta.
- Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử.
- Chứng minh luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” .
- Nhiệm vụ của Đảng.
Câu 3: Chứng minh nhận định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử xa xưa qua các thời đại: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…
- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Dẫn chứng được chia ra: theo các lứa tuổi, người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài,…
- Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện để minh chứng nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Câu 4: Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh:
- Tinh thần yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính…hòm.
Câu 5: Đọc đoạn văn “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”:
a. Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
b. Các dẫn chứng trong đoạn được sắp xếp theo mô hình: từ…đến và theo trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp.
c. Mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng mang ý nghĩa bao quát tất cả mọi người tuy tuổi tác khác nhau, khu vực cư trú, miền xuôi – ngược… tức là toàn thể nhân dân Việt Nam đều có lòng yêu nước nồng nàn và rất xứng đáng với những người đi trước.
Câu 6: Nghệ thuật nghị luận bài này có đặc điểm nổi bật:
- Bố cục chặt chẽ, rõ ràng
- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo thứ tự thời gian.Nhưng các dẫn chứng yêu nước thời nay được sắp xếp theo các bình diện.
- Hình ảnh so sánh độc đáo, gần gũi, dễ hiểu gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước.
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhìn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân, nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Đoạn văn trên được viết theo phương pháp lập luận nào?
3. Câu văn nào là câu nêu luận điểm của đoạn văn?
4. Việc lặp lại cấu trúc: “ từ… đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
5. Xác định nội dung chính của đoạn văn?
6. Nhân dân Việt Nam đã tiếp nối truyền thống yêu nước của ông cha như thế nào trong thời gian đất nước xảy ra đại dịch Covid – 19? Viết một đoạn văn từ 5-7 câu
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-> nghị luận
2. Đoạn văn trên được viết theo phương pháp lập luận nào?
-> Chứng minh
3. Câu văn nào là câu nêu luận điểm của đoạn văn?
-> Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc
4. Việc lặp lại cấu trúc: “ từ… đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
-> liệt kê những con người, ko ngại gì độ tuổi, công việc , tất cả đều có tinh thần yêu nước
5. Xác định nội dung chính của đoạn văn?
-> Nêu lên tinh thần yêu nc của nhân dân ta đc tiếp nối từ cha ông
6. Nhân dân Việt Nam đã tiếp nối truyền thống yêu nước của ông cha như thế nào trong thời gian đất nước xảy ra đại dịch Covid – 19? Viết một đoạn văn từ 5-7 câu
-> tìm mạng nha
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu làm rõ tinh thần yêu nước trong cuộc sống hiện nay.
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
Chúc bạn học tốt !
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
Chúc bạn học tốt !
Em tham khảo nhé !!
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước ấy xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Dù là thời điểm chiến tranh hay là thời bình đi chăng nữa thì lòng yêu nước là một phẩm chất rất quan trọng với mỗi công dân.Đất nước thời nay đã không còn chịu khổ vì bom đạn,các ngành kĩ thuật,công nghiệp cũng đang ngày một phát triển,nhưng đó cũng là lí do làm các thế hệ sau này sa sút về mặt đạo đưc.Chúng ta cần phải yêu nước,có trách nhiệm với đất nước,hoàn thành tốt các nghĩa vụ được giao.Muốn có cuộc sống hòa bình mỗi người dân cần yêu nước,hết lòng vì tổ quốc,chúng ta phải giữ mãi được cơ đồ mà ông cha ta đã gây dựng được trong suốt một thời gian dài,để thế hệ mai sau sẽ luôn noi theo giữ gìn và bảo tồn truyền thống tốt đẹp ấy.