Tại sao trong con sông lại nói Bạch Đằng?
Tại sao trong con sông lại nói Bạch Đằng?
Phân tích đoạn 1 của " phú sông bạch đằng"
Mở đầu bài phú là cảm xúc của nhân vật khách trước khung cảnh hùng vĩ của sông Bạch Đằng. Đó là cảm xúc dạt dào cảm hứng lịch sử của một con người có tâm hồn phóng khoáng, tự do. Nhân vật khách chính là tác giả đã được khách thể hoá trong vai một nghệ sĩ thích ngao du, yêu mến cảnh sắc thiên nhiên, đồng thời cũng say mê tìm hiểu lịch sử oai hùng của dân tộc.
Bằng bút pháp khoa trương, cường điệu, tác giả đã nêu bật sở thích ngao du sơn thuỷ và trình độ hiểu biết, trải nghiệm sâu rộng của nhân vật trữ tình :
Khách có kẻ :
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Cái tráng chí bốn phương được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê các địa danh nổi tiếng. Loại địa danh thứ nhất có tính chất ước lệ, tượng trưng lấy trong sử sách Trung Quốc. Tác giả đi thăm các danh lam thắng cảnh này chủ yếu bằng sách vở và trí tưởng tượng của mình : Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt...
Giương buồm trong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt:
Khách cũng là một con người đi nhiều, biết rộng:
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ củng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Đi nhiều, biết nhiều, nhưng trong thú tiêu hao, khách chỉ học có Tử Trường, tức là Tư Mã Thiên, nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc, từng chu du khắp đất trung hoa rộng lớn trước khi viết bộ sử kí bất hủ.Phải chăng khách nói đến Tử Trường để bày tỏ tâm hồn đồng điệu của mình với người xưa. Đi xa, đâu phải chỉ để tiêu dao, ngắm hoa vọng nguyệt, mà quan trọng hơn là tìm đến nơi cha ông ta đã lập chiến công to lớn đã làm vẻ vang cho lịch sử để chiêm ngưỡng, ngợi ca và suy ngẫm.Điều này, chứng tỏ vị thế vị khách thật cao đẹp, chí khí thật hào hùng. Người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp ấy trong chính lời kể đầy tự hào của khách. Khách nhắc tới nhiều địa danh quen thuộc trong sách vở tàu, chúng cách xa nhau hàng ngàn dặm, làm sao có thể đi được trong một sớm, một chiều (sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương – Chiều lần thăm Vũ Huyệt – Cửu Giang, Ngũ Hồ – Tam Ngô, Bách Việt). Đấy chỉ là cách phô diễn ý tưởng có tính chất ước lệ mà thôi. Điều quan trọng là nó đã đưa đến cho người đọc ấn tượng khá rõ về những khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, góp phần thể hiện niềm ham thích tự do, phóng khoáng của nhân vật khách. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú, thực ra chỉ là sự chuẩn bị một không khí thích hợp trước khi đi vào thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng lịch sử.