Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTrả lời:
* Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.
+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.
+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.
+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.
a) - An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm.
- Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
b) - Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác.
- Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.
c) Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Trả lời:
- Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc:
+ Mị Châu ngây ngô cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.
+ Trên đường rút chạy, nàng còn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo.
- Cách lí giải 1: Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
-> Việc làm của Mị Châu là do quá trọng tình cảm cá nhân mà thiếu sự suy xét.
- Cách lí giải 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí
-> Cách lí giải này có thể được xuất phát từ luân lí của chế độ phong kiến, là khi người phụ nữ đã xuất giá thì phải nhất nhất nghe theo lời chồng.
- Tuy nhiên, cả hai các lí giải trên đều chưa hợp lí và chưa được suy xét toàn diện: Mị Châu là một nạn nhân của âm mưu chính trị. Đối với chồng, nàng chỉ là người vợ trọng tình và cả tin; nhưng đối với quốc gia, nàng mang trọng tội không thể tha thứ được. Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, mà chỉ là bị kẻ gian lợi dụng đã chỉ rõ bản chất đáng thương nhiều hơn đáng trách của Mị Châu.
Trả lời:
- Đây là chỉ là một chút an ủi cho Mị Châu. Chi tiết ngọc trai thể hiện sự thương cảm, nhân dân muôn giải bớt nỗi oan tình cho Mị Châu. Người con gái ngây thơ, trong trắng, vô tình mà đắc tội với non sông chứ nàng không phải là người chủ ý hại vua cha. Nàng thực sự bị “người lừa dối”.
- Qua đây ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ mai sau trong quan hệ tình cảm phải luôn luôn đặt quan hệ riêng chung cho đúng mực. Đừng nặng về tình riêng mà quên cái chung, phải biết hi sinh tình cảm riêng để giữ cho trọn vẹn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Đó là một bài học cảnh giác sâu sắc.
Trả lời:
- Có thể nói Trọng Thủy là thủ phạm trực tiếp gây ra bi kịch của nước Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vừa là con, vừa là bề tôi, Trọng Thủy đã tuân thủ tuyệt đối theo mệnh lệnh của Triệu Đà. Nhìn ở khía cạnh này, Trọng Thủy đúng là một kẻ thù của dân tộc.
- Hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” là một hình ảnh đẹp lại vừa giàu ý nghĩa. Nó là một sự kết thúc hoàn mĩ cho một mối tình. Chi tiết “ngọc trai” đã chứng thực được tấm lòng trong sáng của Mị Châu. Chi tiết “giếng nước” có hồn Trọng Thủy lại là chi tiết được dựng lên để hóa giải nỗi hối hận vô cùng và tội lỗi của nhân vật này. Hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” với việc ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn còn nói lên rằng Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Nhìn ở khía cạnh này Trọng Thuỷ lại là một kẻ si tình thật đáng thương.
Trả lời:
- “Cốt lõi lịch sử” của truyện là việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
- Cốt lõi ấy đã được dân gian làm cho sinh động bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai - giếng nước”….
- Tác dụng việc tạo ra các yếu tố thần kì:
+ Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động.
+ Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.