Hướng dẫn soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

KN
Xem chi tiết
MN
17 tháng 2 2022 lúc 22:08

1. Trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

PTBĐ chính: Nghị luận

2. Là thành phần trạng ngữ. Tác dụng: Dùng để nhấn mạnh vào vấn đề được nói tới trong phần sau của câu.

3. Câu rút gọn. Rút gọn thành phần chủ ngữ:

''Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.''

Bình luận (0)
2L
Xem chi tiết
H24
6 tháng 5 2021 lúc 20:20

cdbtp

 

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
TM
26 tháng 3 2021 lúc 19:08

Tk

Ông cha ta thường có câu: "Ở bầu thì tròn, ở bí thì dài" để nhắc nhở chúng ta về môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến tính cách và cuộc sống con người. Tương tự, chúng ta cũng thường gặp câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

 

Dân gian ta từ thuở xa xưa đã có thói quen quan sát và đúc kết thành những thói quen, những bài học và lời nhắc nhở. Bao năm tháng qua đi, những cái nhìn nguyên sơ và những bài học thuở đầu ấy vẫn có giá trị đối với mỗi người trong xã hội hiện đại ngày nay. "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" cũng bắt đầu từ một hiện tượng bình thường. Người xưa thường dùng mực đen để dùng trong các việc liên quan đến học tập và ghi chép. Với những khiên mực màu đen như thế, rất dễ bị vấy bẩn. Vì thế, những vật xung quanh mực cũng thường bị đen cùng, nên rằng "Gần mực thì đen". Cũng thời xưa, mỗi khi trời tối là từ các căn nhà đều tỏa ra những ánh sáng le lói của chiếc đèn dầu. Những phần gần đèn dầu, được chiếc đèn soi sáng, lấp thật đẹp. Từ ý nghĩa thực đó, phải chăng ý của câu văn là: môi trường nào quyết định tính sách đó, quyết định đến cách sống và giá trị của mỗi người.

 

Đầu tiên, có thể nói "gần mực thì đen". Cha mẹ chỉ cho ta hình dáng bên ngoài. Môi trường sống đối với mỗi con người như là chiếc nôi để tạo nên hình hài bên trong mỗi người vậy. Chúng ta sinh ra, là những tâm hồn ngây thơ và trong sáng. Như một tờ giấy trắng. Tất cả những gì bố mẹ và xung quanh thể hiện sẽ in dấu ấn lên trên đó. Một đứa trẻ sống trong môi trường bạo lực sẽ có xu hướng bị ám ảnh bởi bạo lực hoặc thích bạo lực. Từ những hành động giản đơn mà học làm theo, từ đó có thể thạo thành thói quen xấu. Người xưa thường có câu: gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận. Sống trong đời sống bất ổn, làm sao những đứa trẻ ở Syria có thể sống đúng với lứa tuổi hồn nhiên của mình, chỉ có vui chơi và học tập. Điều quan trọng với lũ trẻ hơn cả là sự sống, và làm sao để không bị gã tử thần bắt đi. Và như thế, chúng không được học tập một cách đầy đủ, cũng chẳng có cơ hội thành công như những người giàu có kia. Như vậy, "gần mực" dễ dẫn tới "đen". Vì thế, cần tránh xa môi trường sinh sống và làm việc xấu và nguy hiểm.

 

Còn "gần đèn thì rạng". Ngọn đèn, hay ánh sáng thật là diệu kì. Dù nó chỉ nhỏ nhoi, nhưng vẫn có khả năng chiếu sáng và lan tỏa đến xung quanh. Mọi vật được đưa ra dưới đèn, đều có thể nhìn rõ hơn. Gần đèn, ta sẽ làm "rạng" được những hiểu biết và cách nhìn nhận về cuộc sống và mọi người. Trong ba người đi đường thì sẽ có ít nhất một người có điều gì đó để cho ta học. Gần những người thông thái, ta học được thêm về những kiến thức và cả những kinh nghiệm, kĩ năng để giao tiếp và giải quyết trong cuộc sống nữa. Chẳng vì thế mà mẹ của Mạnh Tử sau bao lần đổi chỗ ở cho con, đã quyết định chuyển đến gần tới trường học. Sống trong mỗi trường lễ giáo và tôn nghiệm, tự khắc con người biết điều chỉnh theo điều đó. Nhờ đó Trung Quốc mới có thể có bậc hiền tài như thế. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có thể thấy là các nước phát triển đang rất coi trọng việc xây dựng trường học và hệ thống giáo dục để tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho mỗi người. Mỗi chúng ta đều là một thiên tài, nếu được khai phá sẽ thể hiện được khả năng của mình.

 

Nhưng không phải cứ gần mực là sẽ đen, gần đèn thì sẽ rạng. Con người ta không chỉ sống một mình mà còn sống trong cộng đồng nên tất yếu sẽ bị ảnh hưởng bởi cộng đồng. Nhưng không phải là hoàn toàn. Đó chỉ là yếu tố tác động. Quan trọng nhất vẫn là thái độ và sự kiên định ở mỗi người. Tôi còn nhớ đã nghe câu chuyện về hai anh em lớn lên trong hoàn cảnh người bố lúc nào cũng nát rượu, mẹ thì bỏ đi. Sau đó, một người trở thành người thành công, giúp đỡ những gia đình khó khăn. Còn một người thì là phiên bản thứ hai của người cha của mình. Khi được hỏi lý do nào trở thành ngày hôm nay, hai người đều có chung câu trả lời: vì có một người bố như thế. Như vậy, rõ ràng không thể trách được hoàn cảnh được. Sống gần mực nên thành đen, sống trong bùn nên bị dính hôi tanh mùi bùn, đó là điều tự nhiên. Nhưng sống gần mực mà vẫn tỏa sáng, sống trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, đó mới là bản lĩnh của con người. Con người chúng ta khác với những loài khác ở điều đó.

 

Mọi vật đều chỉ là tính chất tương đối. Hãy giữ mình một lòng tin, một sự kiên cường và sức mạnh để dù trong hoàn cảnh nào, trong sóng gió có thể mỉm cười nở những bông hoa, trong chiến thắng không quên mình thuở đầu mà tiếp tụ c cố gắng.

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
H24
26 tháng 3 2021 lúc 21:59

tham khảo

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người.Ấy thế. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Bình luận (0)
TB
Xem chi tiết
PH
26 tháng 3 2021 lúc 17:29

 Tham khảo:

Bác Hồ cũng sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Lối sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được xếp rất tươm tất. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy Bác Hồ luôn bận bịu nhưng ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn... Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bình luận (1)
TB
Xem chi tiết
H24
25 tháng 3 2021 lúc 20:17

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói: 

“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo

Bình luận (1)
HT
25 tháng 3 2021 lúc 20:21

+Trò chuyện, viết thư.

+Đặt tên cho các đồng chí phục vụ gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.

(mk học thế nào thì mk ghi như thế thôi nhé)

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
MN
20 tháng 3 2021 lúc 20:52

Tham khảo:

Văn bản 'Đức tính giản dị" đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất vẻ đpẹ của đức tính giản dị trong phong cách của Bác. Phẩm chất cao quý ấy vẫn được giữ vẹn nguyên qua chặng đường 60 năm hoạt động, một  sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.  Giản dị thể hiện  trong lối sống qua bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác quý trọng kết quả sản xuất của con người, quý trọng người phục vụ. Gianr dị trong quan hệ với mọi người: việc gì tự làm được thì Bác không cần người giúp, người phục vụ rất ít. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào. Trong lời nói, giản dị thể hiện ở sự ngắn gọn, dễ nhớ, có sức tập hợp và lôi cuốn mạnh mẽ. Đây thực sự là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà giới trẻ chúng ta nên học theo.

Bình luận (0)
LT
20 tháng 3 2021 lúc 21:12

hi,hơi lạc đề chút

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo. Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết Thành công thành công đại thành công" Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Bình luận (0)