Xung đột và chiến tranh vẫn hằng ngày diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Em biết gì về điều này? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp và nói lên mong ước của mk.
Xung đột và chiến tranh vẫn hằng ngày diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Em biết gì về điều này? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp và nói lên mong ước của mk.
Hoàn thành những thông tin trong bảng sau để thấy được sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
Chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang | Những việc có thể làm với chi phí đó |
Hơn 100 tỉ đô la được bỏ ra để phục vụ cho hơn 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và gần 7000 tên lửa vượt đại châu. |
Thực hiện một chương trình cứu trợ giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới |
... | ... |
... | ... |
... | ... |
Chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang | Những việc có thể làm với chi phí đó |
Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân | Đủ tiền xóa nạn cho toàn thế giới |
Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tau Ni- mít, trong số 15 chiếc tàu mà Hoa Kì dự định đóng từ nay đến năn 2000. | Thực hiện một chương trình phong bệnh trong cũng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi mà thôi. |
149 tên lửa MX | Trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ được thực phẩm trong 4 năm tới |
Nhiêu đó với cái ví dụ trong sách nữa là đủ rồi đó bạn, mình chưa học bài này nhưng mình nghĩ chắc là đúng rồi , có trong sách cả mà!
Chúc bạn học tốt!!!
Phần 1: từ đầu.....vận mệnh thế giới: nguyên nhân nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên Trái Đất.
Phần 2: tiếp .......... toàn thế giới: cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân rất tốn kém
Phần 3: tiếp.......... xuất phát của nó: sự phy lí của chiến tranh hạt nhân
Phần 4: còn lại: ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ của mọi người.
Phan | Noi dung chinh |
tu"niem an ui duy nhat"den"cho toan the gioi" | |
tu"mot nha tieu thuyet"den "diem xuat phat cua no" | |
tu"chung ta den day"den "bi xoa bo khoi vu tru nay" |
Phần 1: Từ "Chúng ta đang ở đâu" đến "vận mệnh thế giới". Kho vũ khí hạt nhân có nguy cơ hủy diệt trái đất, đe dọa nghiêm trọng vận mệnh thế giới.
Phần 2: Từ "Niềm an ủi duy nhất" đến "cho toàn thế giới". Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh làm mất đi khả năng để con người sống tốt đẹp hơn.
Phần 3: Từ "Một nhà tiểu thuyết" đến "điểm xuất phát của nó". Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí con người, phản lại sự tiến hóa.
Phần 4: Từ "Chúng ta đến đây" đến "bị xóa khỏi vũ trụ này". Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân của mọi người.
Hoàn thành bảng sau vào vở để khái quát nội dung chính của từng phần trong văn bản
Phần 1 từ chúng ta đang ở đâu đến vận mệnh thế giới
Phần 2 từ niềm an ủi duy nhất đến cho toàn thế giới
Phần 3 một nhà tiểu thuyết đến điểm xuất phát của nó
Phần 4 từ chúng ta đến đây đến bị xóa sổ khỏi vũ trụ này
phần 1: từ đầu.....vận mệnh thế giới: nguyên nhân nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên Trái Đất.
phần 2: tiếp .......... toàn thế giới: cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân rất tốn kém
phần 3: tiếp.......... xuất phát của nó: sự phy lí của chiến tranh hạt nhân
phần 4: còn lại: ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ của mọi ngườ.
Vấn đề G.G Mác- két đưa ra trong " đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình" có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay.
Giúp mình với nha . tối nay mình hk r
Tks trc
- Bài viết nêu ra phải có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Trong những năm qua thế giới có những việc làm đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn :
- Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa.
- Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.
- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Vấn đề G.G Mác- két đưa ra trong " đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình" có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay.
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân
Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.
Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.
Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.
Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.
Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.
Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.
Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.
Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.
Hiện nay, đất nước chúng ta đang sống trong hòa bình, ấm nó, hạnh phúc. Những trên trái đất còn có rất nhiều nơi đang chịu ảnh hưởng về chiến tranh, nhất là chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh hạt nhân không đơn thuần chỉ là một cuộc chiến tranh bình thường, nó còn ảnh hưởn đến trẻ em, người già, đất nước và toàn xã hội. Chiến tranh hạt nhân khiến các gia đình bị li tán, con cái mất cha, mất mẹ, bị bỏ rơi, phụ nữ bị mất chồng..... Không những thế nó còn gây ra những thảm họa cho đất nước. Tại sao lại có chiến tranh, nhất là chiến tranh hạt nhân? Nguyên do là vì có những nước không có sự dồng thuận với nhau, tức giận sẽ xảy ra xung đột, và chiến tranh bùng nổ. Chiến tranh hạt nhân khiến cho bao nhiêu người dân vô tội phải chết, phải sống trong bất hạnh, đau khổ. Chiến tranh hạt nhân khiến trái đất bị diệt vong, xã hội và nền văn minh toàn cầu bị hủy hoại, mỗi ngày chúng ta phải sống trong đâu khổ, mỗi ngày phải nhìn thấy bao nhiêu người dân vô tội phải chết, bao nhiêu trẻ em bị mồ côi, lang thang mỗi ngày để sống, nhìn thấy hành tinh xanh của chúng ta đang đi đến đà bị hủy diệt, sự sống trên trái đất sẽ không còn. Vào năm 1945, Mỹ đã trút xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm cho hàng vạn người bị chết, bị thương. Nhìn lại cuộc chiến thương tâm đó, ai ai trong chúng ta cũng phải chạnh lòng. Tại sao lại phải có chiến tranh? Chiến tranh không giúp được gì cho chúng ta, không giúp chúng ta giải quyết vấn đề, lại còn làm cho hàng ngàn người bị chết và bị thương. Thế giới chúng ta đang trong đà phát triển, trong thời đại hoàng kim, chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ cho Trái Đất, con người động vật và toàn xã hội này. Hãy vì một Trái Đất không có chiến tranh, chỉ có hòa bình, tình yêu, tiếng cười và hạnh phúc. Để cho hòa bình, tiếng cười, tinh yêu, hạnh phúc đi khắp muôn nơi, tránh xa khổi mịt mù tăm tối. Hãy vì một thế giới không có chiến tranh.
Có thể nói mối nguy hại lớn nhất sau môi trường đối với con người trên toàn cầu hiện nay là chiến tranh hạt nhân. Nhắc đến chiến tranh hạt nhân ta liền nghĩ đến sự hủy diệt vô cùng ghê gớm của những đội quân hùng mạnh và vũ khí bật nhất, tối tân nhất, và hơn nữa là tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm. Khi đó, không một ai có thể chịu nổi sự tấn công và sức tàn phá của bom khói chiến tranh, chết chóc, tang thương sẽ xảy ra thiên nhiên và cây cối cũng hoang tàn, tất cả sẽ thành tro bụi,... Dù cho kết quả có thắng hay thua thì người chịu thiệt thòi và đau khổ nhất vẫn luôn là những người dân vô tội, đó là những con người luôn chuộng hòa bình, luôn không muốn có chiến tranh xảy ra.Thật đáng đau xót! Khi chiến tranh đến ta cũng không thể nào lường trước được hết mọi hiểm họa mà chiến tranh hạt nhân gây ra. Vì vậy, vì một thế giới hòa bình, hãy chấm dứt sự bùng nổ của chiến tranh hạt nhân.
Đoạn văn cũng khá ngắn á, chúc bạn học tốt! ^^
Bằng sự hiểu biết của mình , hãy viết một bài văn khoảng 1 trang giấy thi kêu gội các quốc gia có vũ khí hạt nhân hãy cam kết không chạy đua vũ trang và hủy bỏ vũ khí hạt nhân(dựa vào bài "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình") . Trong bài văn có sử dụng 1 câu cầu khiến.
Gửi ông Osama bin La đen.
Tôi không chắc là ông sẽ đọc bức thư này, nhưng nếu những dòng chữ tôi đang viết hiện diện trong mắt ông thì tôi hi vọng ông sô kiên nhẫn để đọc hết nó.
Hẳn ông sẽ cười nhạo khi biết rằng tôi - một nữ sinh trung học bình thường ở một đất nước nhỏ bé - lại dám cả gan viết thư cho một trùm khủng bố khét tiếng? Một trong những lí do khiến tôi cầm bút là muốn giúp ông tìm thấy sự thanh thản và lối thoát cho riêng mình. Đừng vội khinh thường lời nói của một cô gái 15 tuổi, tôi có đủ đức tin để hi vọng ông sẽ phải thay đổi suy nghĩ.
Đất nước của ông và đất nước của tôi ở cách nhau quá xa để chúng ta có thể quen biết nhau, mặc dù sự kiện 11-9-2001 đã đưa tiếng tăm của ông ra toàn thế giới. Có lẽ điều đó làm ông hãnh diện? Ông mâu thuẫn với Chính phủ Mỹ nhưng không có nghĩa là ông có quyền kéo bao người dân thường vô tội vào cuộc chơi bạo lực của mình. Ông có biết bao nhiêu nhà khoa học, bao nhiêu doanh nhân giỏi, bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu người dân thường vô tội đã phải chết một cách oan uổng dưới chân tháp đôi kia không? Tôi đã nhận ra là trong cuộc sống, con người luôn luôn chọn lựa và đôi khi đó là chọn một thái độ. Vậy tại sao ông lại chọn sự tức giận và trả thù mà không phải là khoan dung?
Trên ghế nhà trường, chúng tôi được giáo dục rằng: Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, thử thách, đôi khi có cả thất vọng và nỗi buồn. Hãy dũng cảm vượt qua để luôn là chính mình và đừng mất niềm tin, hi vọng, ước mơ. Ông lớn tuổi hơn tôi nhưng không biết ông có học được điều ấy không? Cuộc sống luôn công bằng. Trở ngại và bất hạnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào chẳng hề báo trước, nhưng đổi lại, ta sẽ tìm thấy sự kì diệu và vẻ đẹp lớn lao của lòng dũng cảm, của tình yêu thương. Trước những khó khăn thử thách ấy, mỗi người sẽ tự chọn cho mình một cách đón nhận, đối đầu để có một hướng đi riêng. Hẳn ông đã biết tự đáy lòng mỗi con người đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt - đó là khát vọng sống. Tôi nghĩ ông cũng không nằm ngoài số đó.
Ông muốn Chính phủ Mỹ trả giá nhưng không phải chỉ có họ mà biết bao sinh linh vô tội khác cũng phải lìa đời khi tòa tháp đôi đổ xuống. Đó là mục đích của ông sao? Có lẽ ông mừng vì điều đó làm cho Nhà Trắng phải lao đao, khốn đốn nhưng có chắc ông sẽ sung sướng khi nhìn thấy nỗi đau mất mát của biết bao gia đình? Ông đã chọn hận thù và bạo lực. Nếu những người dân thường vô tội kia họ cũng chọn cách làm như ông thì thế giới này sẽ ra sao? Giá như ông sáng suốt hơn để khoan dung thì có lẽ biết bao những giọt nước mắt oan ức sẽ không rơi xuống. Một trong những điều khó nhất và cũng quý nhất đối với con người là sự an ủi.
Đã sáu năm trôi qua, ông nghĩ điểu gì sẽ xoa dịu nỗi đau của những gia đình nạn nhân của vụ 11-9-2001? Tôi tin đó là sự khoan dung. Không chỉ tôi mà tất cả mọi người có lương tâm trên thế giới này đều hiểu rằng cái gì đã mất là không thể lấy lại. Chúng tôi nuối tiếc, chúng tôi tổn thương nhưng không có nghĩa là chúng tôi cũng sẽ trả thù giống như ông. Chúng tôi sẵn sàng tha thứ nếu ông nhận ra sai lầm để thay đổi. Nhưng liệu ông có thể khoan dung cho chính mình không? Với tôi, phương thuốc chữa khỏi mọi bệnh tật, lỗi lầm, nỗi bận tâm, ưu phiền và tội lỗi của con người, tất cả đều nằm ở một từ yêu. Mà bản chất của yêu thương là sự khoan dung. Nó là sức mạnh tuyệt vời để sản sinh và tái tạo cuộc sống xã hội. Ông không tin ư?
Tôi xin kể ông nghe câu chuyện xảy ra vào năm 1969, khi mà nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ chưa được cải thiện. Một cậu bé người Mỹ gốc Phi là học sinh da màu duy nhất trong một lớp học nọ. Cậu đã kết thân với một cô bé da trắng. Rồi họ chuyến đến ngồi cùng bàn. Vì lo lắng, mẹ của cô bé da trắng đã tới gặp cô giáo chủ nhiệm. Nhưng chứng kiến tình yêu thương của người mẹ da màu, bà mẹ ấy đã lưỡng lự. Cô ấy đã không nói ý định muốn xin chuyển chỗ ngồi cho con mình nhưng vẫn tìm cách ngăn cản tình bạn ấy của hai đứa trẻ. Và món quà sinh nhật giản dị của cậu bé gốc Phi tặng người bạn da trắng chính là sợi dây yêu thương xóa nhòa định kiến về tình cảm...
Câu chuyện đã làm cho tôi vô cùng xúc động về tình cảm con người. Nếu ông cho rằng đây là chuyện trẻ con thì tôi cho rằng ông nên nghĩ lại. Hai đứa bé ấy khác ông ở chỗ chúng tôn trọng nhau và vượt qua rào cản của chế độ phân biệt chủng tộc để đến với nhau. Câu chuyện của hai đứa trẻ la bài học về sự khoan dung: Nhìn nhận, đánh giá con người không ác cảm, định kiến mà đầy lòng nhân ái, vị tha. Tôi ước ao có một ngày những đứa con của tôi sẽ được sống trên một đất nước không có ai bị phán xét bởi màu da của mình mà chỉ có thể bị phán xét bởi chính tâm hồn của họ mà thôi! Chắc là ông hiểu câu nói đó?
Sóng không thế tự sinh ra mà chúng được hình thành từ những cơn gió từ trên mặt đại dương. Con người cũng thế, không ai có thể tồn tại trên đời lẻ loi một mình cả. Ngược lại, chúng ta phải sống hòa đồng trong sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội về mọi mặt. Đó là lí do mà thế giới cần tới sự khoan dung. Sự khoan dung cần thiết cho mọi mối quan hệ mà người trên thế giới này đã, đang và sẽ tiến hành. Điều quan trọng đó với mỗi con người không phải là những gì ta nhận được mà chính là những gì ta biết cho đi. Và tôi nghĩ ông vẫn còn sống đến giờ này đã là một khoan dung của Thượng đế. Ông nên cảm ơn điều đó thay vì tiếp tục tức giận và khủng bố. Sao ông không nghĩ một cách cởi mở hơn rằng Trái đất này còn sự sống, thế giới này còn chưa bị hủy diệt là chính nhờ sự khoan dung giữa con người với con người?
Ông nổi tiếng thế giới cùng với ba từ trùm khủng bố, xin hỏi có gì đáng tự hào? Elaine Maxwell đã nói: Tôi là sức mạnh, tôi có thể phá sạch mọi cản trở trước tôi, nếu không tôi sẽ mắc vào lưới. Chọn lựa của tôi, trách nhiệm của tôi, chiến thắng hay thất bại, chỉ có tôi giữ chìa khóa số mệnh của tôi”.
Tôi đã học được, rằng thất bại không có nghĩa là gục ngã, mà chỉ là tạm dừng chân một chỗ trên con đường tiến lên phía trước.
Người ta không thể một mình làm được tất cả mọi thứ. Nhưng người ta có thể làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc sống này. Tôi hi vọng ông sẽ làm được một điều gì đó có ích cho xã hội này, nếu ông gỡ bỏ được hận thù, nếu ông đánh thức sự khoan dung ẩn sâu trong lòng.
Tôi hi vọng dù điều đó thật mong manh!
Chào ông!
Em là một học sinh của trường X , Lớp Y của tỉnh K sống ở Việt Nam . Em muốn gửi lên các nhà lãnh đạo của các nước để trình bày ý kiến của mình . Đó là tình trạng việc chạy đua vũ trang và muốn hủy bỏ vũ khí hạt nhân ngay vì một thế giới hóa bình
Em thấy rằng hiện nay rất nhiều nước phát triển mạnh về quân đội đã chuẩn bị sẵn cho mình những nhà máy hạt nhân , bom hạt nhân ngầm trong lòng đất . Bên cạnh đó , có những nước nghèo , nước đang phát triển cũng đua đòi theo , mua những nguyên liệu , năng lượng về để mà sản xuất . Cả thế giới có thể đứng trước nguy cơ xảy ra thế chiến lần III . Ví dụ : Triều Tiên đang phóng thử bom hạt nhân đi xuyên thế giới có thể gây nguy hiểm cho những người dưới mặt đất . Hai nước Nga - Mỹ là hai nước có thế mạnh quân đội nhưng mỗi bên cũng có bom nguyên tử khi nào có chiến tranh là dùng . Chúng ta vẫn còn nhớ sự kiện lịch sử đó vụ ném 2 quả bom xuống hai thành phố Hi-ro-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật đã giết chết hơn trăm nghìn người , đường phố bị phá hủy , nhiều người tàn phế . Ta cảm thấy vừa đau thương vừa tội nghiệp cho những con người vô tội mà phải bị giết chết oan uổng . Bên cạnh sử dụng bom nguyên tử không chỉ làm ảnh hưởng đến con người mà còn ảnh hưởng đến môi trường , hệ sinh thái , tài nguyên , động thực vật .
Ngoài ra , việc chế tạo bom nguyên tử lại rất tốn kém , vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng đến tiền nhà nước . Tại sao không sử dụng số tiền này vào các hoạt động xã hội từ thiện ? Một quả bom nguyên tử có thể cứu đói được hàng ngàn người dân nghèo ở các châu lục , mười quả bom có thể dùng để giúp hàng nghìn ca phẩu thuật cho những trẻ em nghèo , một trăm quả có thể xây dựng hàng triệu ngôi nhà ấm cúng hạnh phúc cho nhiều người .
Chúng ta đang tiến tới một thế giới hòa bình và hãy nhìn lại những tác hại của bom đó cho nhân loại . Vì thế , em đề nghị các nhà lãnh đạo hãy suy nghĩ lại và tưởng nhớ những người đã là nạn nhân của bom nguyên tử - bom tử thần đã lấy đi nhiều sinh mạng . Nhân loại trên Trái Đất không muốn cho vũ khí ghê gớm này tồn tại trên hành tình này nữa . Các nhà lãnh đạo phải chung tay bảo vệ Trái Đất thên yêu chính là ngôi nhà chung của chúng ta . Em mong bài văn này sẽ thuyết phục được ham muốn " thể hiện " bản lĩnh chỉ huy của các nhà lãnh đạo !
Em là một học sinh của trường X , Lớp Y của tỉnh K sống ở Việt Nam . Em muốn gửi lên các nhà lãnh đạo của các nước để trình bày ý kiến của mình . Đó là tình trạng việc chạy đua vũ trang và muốn hủy bỏ vũ khí hạt nhân ngay vì một thế giới hóa bình
Em thấy rằng hiện nay rất nhiều nước phát triển mạnh về quân đội đã chuẩn bị sẵn cho mình những nhà máy hạt nhân , bom hạt nhân ngầm trong lòng đất . Bên cạnh đó , có những nước nghèo , nước đang phát triển cũng đua đòi theo , mua những nguyên liệu , năng lượng về để mà sản xuất . Cả thế giới có thể đứng trước nguy cơ xảy ra thế chiến lần III . Ví dụ : Triều Tiên đang phóng thử bom hạt nhân đi xuyên thế giới có thể gây nguy hiểm cho những người dưới mặt đất . Hai nước Nga - Mỹ là hai nước có thế mạnh quân đội nhưng mỗi bên cũng có bom nguyên tử khi nào có chiến tranh là dùng . Chúng ta vẫn còn nhớ sự kiện lịch sử đó vụ ném 2 quả bom xuống hai thành phố Hi-ro-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật đã giết chết hơn trăm nghìn người , đường phố bị phá hủy , nhiều người tàn phế . Ta cảm thấy vừa đau thương vừa tội nghiệp cho những con người vô tội mà phải bị giết chết oan uổng . Bên cạnh sử dụng bom nguyên tử không chỉ làm ảnh hưởng đến con người mà còn ảnh hưởng đến môi trường , hệ sinh thái , tài nguyên , động thực vật .
Ngoài ra , việc chế tạo bom nguyên tử lại rất tốn kém , vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng đến tiền nhà nước . Tại sao không sử dụng số tiền này vào các hoạt động xã hội từ thiện ? Một quả bom nguyên tử có thể cứu đói được hàng ngàn người dân nghèo ở các châu lục , mười quả bom có thể dùng để giúp hàng nghìn ca phẩu thuật cho những trẻ em nghèo , một trăm quả có thể xây dựng hàng triệu ngôi nhà ấm cúng hạnh phúc cho nhiều người .
Chúng ta đang tiến tới một thế giới hòa bình và hãy nhìn lại những tác hại của bom đó cho nhân loại . Vì thế , em đề nghị các nhà lãnh đạo hãy suy nghĩ lại và tưởng nhớ những người đã là nạn nhân của bom nguyên tử - bom tử thần đã lấy đi nhiều sinh mạng . Nhân loại trên Trái Đất không muốn cho vũ khí ghê gớm này tồn tại trên hành tình này nữa . Các nhà lãnh đạo phải chung tay bảo vệ Trái Đất thên yêu chính là ngôi nhà chung của chúng ta . Em mong bài văn này sẽ thuyết phục được ham muốn " thể hiện " bản lĩnh chỉ huy của các nhà lãnh đạo !
Bài văn 2 :
Gửi ông Osama bin La đen.
Tôi không chắc là ông sẽ đọc bức thư này, nhưng nếu những dòng chữ tôi đang viết hiện diện trong mắt ông thì tôi hi vọng ông sô kiên nhẫn để đọc hết nó.
Hẳn ông sẽ cười nhạo khi biết rằng tôi - một nữ sinh trung học bình thường ở một đất nước nhỏ bé - lại dám cả gan viết thư cho một trùm khủng bố khét tiếng? Một trong những lí do khiến tôi cầm bút là muốn giúp ông tìm thấy sự thanh thản và lối thoát cho riêng mình. Đừng vội khinh thường lời nói của một cô gái 15 tuổi, tôi có đủ đức tin để hi vọng ông sẽ phải thay đổi suy nghĩ.
Đất nước của ông và đất nước của tôi ở cách nhau quá xa để chúng ta có thể quen biết nhau, mặc dù sự kiện 11-9-2001 đã đưa tiếng tăm của ông ra toàn thế giới. Có lẽ điều đó làm ông hãnh diện? Ông mâu thuẫn với Chính phủ Mỹ nhưng không có nghĩa là ông có quyền kéo bao người dân thường vô tội vào cuộc chơi bạo lực của mình. Ông có biết bao nhiêu nhà khoa học, bao nhiêu doanh nhân giỏi, bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu người dân thường vô tội đã phải chết một cách oan uổng dưới chân tháp đôi kia không? Tôi đã nhận ra là trong cuộc sống, con người luôn luôn chọn lựa và đôi khi đó là chọn một thái độ. Vậy tại sao ông lại chọn sự tức giận và trả thù mà không phải là khoan dung?
Trên ghế nhà trường, chúng tôi được giáo dục rằng: Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, thử thách, đôi khi có cả thất vọng và nỗi buồn. Hãy dũng cảm vượt qua để luôn là chính mình và đừng mất niềm tin, hi vọng, ước mơ. Ông lớn tuổi hơn tôi nhưng không biết ông có học được điều ấy không? Cuộc sống luôn công bằng. Trở ngại và bất hạnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào chẳng hề báo trước, nhưng đổi lại, ta sẽ tìm thấy sự kì diệu và vẻ đẹp lớn lao của lòng dũng cảm, của tình yêu thương. Trước những khó khăn thử thách ấy, mỗi người sẽ tự chọn cho mình một cách đón nhận, đối đầu để có một hướng đi riêng. Hẳn ông đã biết tự đáy lòng mỗi con người đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt - đó là khát vọng sống. Tôi nghĩ ông cũng không nằm ngoài số đó.
Ông muốn Chính phủ Mỹ trả giá nhưng không phải chỉ có họ mà biết bao sinh linh vô tội khác cũng phải lìa đời khi tòa tháp đôi đổ xuống. Đó là mục đích của ông sao? Có lẽ ông mừng vì điều đó làm cho Nhà Trắng phải lao đao, khốn đốn nhưng có chắc ông sẽ sung sướng khi nhìn thấy nỗi đau mất mát của biết bao gia đình? Ông đã chọn hận thù và bạo lực. Nếu những người dân thường vô tội kia họ cũng chọn cách làm như ông thì thế giới này sẽ ra sao? Giá như ông sáng suốt hơn để khoan dung thì có lẽ biết bao những giọt nước mắt oan ức sẽ không rơi xuống. Một trong những điều khó nhất và cũng quý nhất đối với con người là sự an ủi.
Đã sáu năm trôi qua, ông nghĩ điểu gì sẽ xoa dịu nỗi đau của những gia đình nạn nhân của vụ 11-9-2001? Tôi tin đó là sự khoan dung. Không chỉ tôi mà tất cả mọi người có lương tâm trên thế giới này đều hiểu rằng cái gì đã mất là không thể lấy lại. Chúng tôi nuối tiếc, chúng tôi tổn thương nhưng không có nghĩa là chúng tôi cũng sẽ trả thù giống như ông. Chúng tôi sẵn sàng tha thứ nếu ông nhận ra sai lầm để thay đổi. Nhưng liệu ông có thể khoan dung cho chính mình không? Với tôi, phương thuốc chữa khỏi mọi bệnh tật, lỗi lầm, nỗi bận tâm, ưu phiền và tội lỗi của con người, tất cả đều nằm ở một từ yêu. Mà bản chất của yêu thương là sự khoan dung. Nó là sức mạnh tuyệt vời để sản sinh và tái tạo cuộc sống xã hội. Ông không tin ư?
Tôi xin kể ông nghe câu chuyện xảy ra vào năm 1969, khi mà nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ chưa được cải thiện. Một cậu bé người Mỹ gốc Phi là học sinh da màu duy nhất trong một lớp học nọ. Cậu đã kết thân với một cô bé da trắng. Rồi họ chuyến đến ngồi cùng bàn. Vì lo lắng, mẹ của cô bé da trắng đã tới gặp cô giáo chủ nhiệm. Nhưng chứng kiến tình yêu thương của người mẹ da màu, bà mẹ ấy đã lưỡng lự. Cô ấy đã không nói ý định muốn xin chuyển chỗ ngồi cho con mình nhưng vẫn tìm cách ngăn cản tình bạn ấy của hai đứa trẻ. Và món quà sinh nhật giản dị của cậu bé gốc Phi tặng người bạn da trắng chính là sợi dây yêu thương xóa nhòa định kiến về tình cảm...
Câu chuyện đã làm cho tôi vô cùng xúc động về tình cảm con người. Nếu ông cho rằng đây là chuyện trẻ con thì tôi cho rằng ông nên nghĩ lại. Hai đứa bé ấy khác ông ở chỗ chúng tôn trọng nhau và vượt qua rào cản của chế độ phân biệt chủng tộc để đến với nhau. Câu chuyện của hai đứa trẻ la bài học về sự khoan dung: Nhìn nhận, đánh giá con người không ác cảm, định kiến mà đầy lòng nhân ái, vị tha. Tôi ước ao có một ngày những đứa con của tôi sẽ được sống trên một đất nước không có ai bị phán xét bởi màu da của mình mà chỉ có thể bị phán xét bởi chính tâm hồn của họ mà thôi! Chắc là ông hiểu câu nói đó?
Sóng không thế tự sinh ra mà chúng được hình thành từ những cơn gió từ trên mặt đại dương. Con người cũng thế, không ai có thể tồn tại trên đời lẻ loi một mình cả. Ngược lại, chúng ta phải sống hòa đồng trong sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội về mọi mặt. Đó là lí do mà thế giới cần tới sự khoan dung. Sự khoan dung cần thiết cho mọi mối quan hệ mà người trên thế giới này đã, đang và sẽ tiến hành. Điều quan trọng đó với mỗi con người không phải là những gì ta nhận được mà chính là những gì ta biết cho đi. Và tôi nghĩ ông vẫn còn sống đến giờ này đã là một khoan dung của Thượng đế. Ông nên cảm ơn điều đó thay vì tiếp tục tức giận và khủng bố. Sao ông không nghĩ một cách cởi mở hơn rằng Trái đất này còn sự sống, thế giới này còn chưa bị hủy diệt là chính nhờ sự khoan dung giữa con người với con người?
Ông nổi tiếng thế giới cùng với ba từ trùm khủng bố, xin hỏi có gì đáng tự hào? Elaine Maxwell đã nói: Tôi là sức mạnh, tôi có thể phá sạch mọi cản trở trước tôi, nếu không tôi sẽ mắc vào lưới. Chọn lựa của tôi, trách nhiệm của tôi, chiến thắng hay thất bại, chỉ có tôi giữ chìa khóa số mệnh của tôi”.
Tôi đã học được, rằng thất bại không có nghĩa là gục ngã, mà chỉ là tạm dừng chân một chỗ trên con đường tiến lên phía trước.
Người ta không thể một mình làm được tất cả mọi thứ. Nhưng người ta có thể làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc sống này. Tôi hi vọng ông sẽ làm được một điều gì đó có ích cho xã hội này, nếu ông gỡ bỏ được hận thù, nếu ông đánh thức sự khoan dung ẩn sâu trong lòng.
Tôi hi vọng dù điều đó thật mong manh!
Chào ông!
Trong thời điểm hiện nay của tình hình thế giới, vấn đề mà G.G.Mác Ket nêu ra:"Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí của tự nhiên." có còn ý nghĩa thời sự và cấp thiết hay không? Tại sao?
Ccas bạn giúp mình nhé.
Mác-két đã cảnh báo về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, rằng chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên. Để hiểu được nội cảnh báo này, cần phải cắt nghĩa được “lí trí con người” và “lí trí tự nhiên” ở đây là gì. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống.
Từ đó để hiểu: chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất. Luận cứ cảnh báo này được làm sáng tỏ bằng những chứng cứ với số liệu cụ thể về thời gian tiến hoá của sự sống con người và tự nhiên trong thế đối sánh với sức tàn phá của chiến tranh hạt nhân.
Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Bài viết nêu ra phải có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Trong những năm qua thế giới có những việc làm đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn :
- Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa.
- Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.
- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đáu tranh cho một thế giới hòa bình.
Đây là một văn bản nghị luận rất giàu tính thuyết phục; tất cả các luận điểm và hệ thông luận cứ vô cùng rõ ràng , các chứng cứ đưa ra rất xác đáng, cụ thể; lập luận chặt chẽ giàu thuyết phục.
Theo em, vi sao van ban nay lai duoc dat ten la "Dau tranh cho mot the gioi hoa binh" ? Hay thu dat nhan de khac cho van ban.
Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.
Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.
=> Nên theo mình nên đặt nhan đề khác là: ''Vì 1 thế giới không vũ khí hạt nhân''
Đấu tranh cho một thế giới hoà binh chính là luận điểm của toàn bộ bài viết. Luận điểm đó đã được chứng minh bàng một loạt luận cứ được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ, lô-gíc. Bằng những con số, thông tin cụ thể, xác thực, với nghệ thuật so sánh, tương phản độc đáo, Mác-két đã chỉ ra nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và cướp đi sự sống trên trái đất.
Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Với những phân tích đó tác giả đã đưa ra thông điệp cho mọi người hãy cùng đoàn kết chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí hạt nhân và một cuộc sống hoà bình công bằng. Vì thế đặt tiêu đề cho bài viết này là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là hợp lí và có tính thuyết phục cao.
Nhan đề khác :
Đấu tranh cho thế giới không có chất độc màu da cam .
Đấu tranh cho thế giới không có vũ khí hạt nhân .
Các bạn hãy ủng hộ Blink bằng cách xem Mv''Ddu Du Ddu Du ''của Blackpink nha và đánh một cái thích . Đây là link các bạn chỉ cần sao chép , tìm kiếm ; ngồi xem và đánh 1 cái thích là được : https://www.youtube.com/watch?v=IHNzOHi8sJs
Xin cảm ơn các bạn trước .
Hãy nêu lên một số ví dụ về sự tốn kém của chạy đua vũ trang mà tác giả đã nêu trong bài "Đáu tranh cho một thế giới hòa bình" của G.G. Mác - két ?
- Lí lẽ: “Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.”
+ Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí;
+ Dẫn chứng về y tế;
+ Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm;
+ Dẫn chứng về giáo dục.
- Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và gàn 7000 tên lửa vượt đại châu đủ để giải quyết các vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới
- Giá của 10 tàu sân bay Ni- mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em
- 149 tên lửa MX cung cấp đủ ca- lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng; 27 tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm
- Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xoá mù chữ cho toàn thế giới
1 số ví dụ về sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang mà tác giả đã nêu:
- Chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và gàn 7000 tên lửa vượt đại châu đủ để giải quyết các vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới
- Giá của 10 tàu sân bay Ni- mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em
- 149 tên lửa MX cung cấp đủ ca- lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng; 27 tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm
- Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xoá mù chữ cho toàn thế giới