Vì sao chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt
Vì sao chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt
Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 15 câu) làm rõ: “Chiếu dời đô” là áng văn thấu lí, đạt tình.
giúp mình với ạ>:3
#Tham kahor
“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tham Khảo
“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tại sao khi đọc xong chiếu thì vua lại không ban hành lệnh dời đô mà phải hỏi quần thần?
Tham khảo
Kết thúc Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: "Các khanh nghĩ thế nào ?". Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi đã tạo sự đồng cảm giữa vua với các quan và thần dân. Việc dời đô đâu chỉ là ý nguyện riêng của Lí Công uẩn mà còn phù hợp với nguyện vọng chung của mọi người, ở Chiếu dời đô, bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn là tính chất tâm tình. Vì vậy, Chiếu dời đô có sức mạnh thuyết phục người nghe bằng cả lí trí và tình cảm.
e tk nha:
mục đich:tạo sự đồng cảm giữa vua với các quan và thần dân. Việc dời đô đâu chỉ là ý nguyện riêng của Lí Công uẩn mà còn phù hợp với nguyện vọng chung của mọi người, ở Chiếu dời đô, bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn là tính chất tâm tình. Vì vậy, Chiếu dời đô có sức mạnh thuyết phục người nghe bằng cả lí trí và tình cảm.
Bài 2: Hãy đọc lời nhận xét sau:
“Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm tự khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu trong cảnh giam cầm, hổ chỉ cần biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự tại thuở ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ân oán: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
a) Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
b) Em hãy chép nguyên văn 4 câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Nêu lí do vì sao em thích?
c) Câu thơ “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì?
d) Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?
Tham Khảo
1, Lời nhận xét viết về bài thơ "Nhớ rừng". Tác giả: Thế Lữ
2, 4 câu thơ em thích nhất trong bài thơ "Nhớ rừng":
"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt"
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng và hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muông. "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội...tưng bừng". Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Đó chẳng phải chính là sự hoài niệm về những ngày được sống trong thiên nhiên tươi đẹp của chúa sơn lâm hay sao? Đặc biệt nhất chính là hình ảnh cuối "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là hình ảnh tuyệt đẹp của hoàng hôn cùng tư thế, khí phách độc tôn của hổ. Hình ảnh ấy mang tầm vóc sánh ngang vũ trụ, trời đất bất diệt. Điệp ngữ "Nào đâu" cùng câu hỏi tu từ đã thể hiện được khí thế hiên ngang và tầm vóc lớn lao của chúa sơn lâm đã thể hiện được cảm xúc đau đớn và sự hoài niệm của hổ về quá khứ hùng vĩ. Đây cũng chính là tâm trạng của người dân VN mất nước lúc bấy giờ.
Câu 3:
Câu "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!" là câu cảm thán. Nó được dùng để bộc lộ cảm xúc khổ đau, tuyệt vọng tột cùng của chúa sơn lâm về quá khứ vàng son và nơi rừng rậm hùng vĩ, cuộc sống tự do mà nó từng thuộc về.
Cau 4:
Ta nói, bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. Bởi vì hình ảnh chúa sơn lâm nị nhốt trong sở thú chỉ là hình ảnh mang tính tượng trưng để tác giả truyền tải thông điệp của mình. Trên thực tế, lúc đó, nhân dân Việt Nam đang chịu ách đô hộ khổ sở của thực dân Pháp, chịu cảnh áp bức nô lệ, đánh mất tự do và cuộc sống bình thường của mình.
Theo em, để thể hiện lòng yêu nước của mình thì thế hệ trẻ ngày nay cần học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức và kỷ luật thật tốt. Tiếp theo, thế hệ trẻ cần tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, tăng cường hiểu biết, không bị những đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo, gây kích động chống phá Đảng và Nhà nước nhân dân Việt Nam. Cuối cùng, các bạn học sinh cần làm những việc tốt có ích cho cộng đồng, nêu gương thế hệ trẻ thi đua làm việc tốt.
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
Câu 1:Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên theo kiểu diễn dịch?
Tham khảo
Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể muôn loài. Nhưng nay xa cơ bị nhốt trong cũi sắt, sống cảnh giam cầm, tù túng. Không gian sống của hổ bị thu hẹp, nhạt nhẽo, không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Gậm một cũi căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Động từ " gậm " diễn tả tâm trạng bức bối không yên. Càng ý thức thì nó càng thêm chua xót và đắng cay muôn phần ! Khi nó bị giam cầm trong cũi sắt, nỗi buồn tủi, uất ức, kết đặc thành khối căm hờn đè đặc trong lòng. Con hổ hất tung tảng đá vô hình đấy nhưng đành nằm dài buông xuôi. Hai câu với câu một nhiều thanh trắc, câu hai nhiều thanh bằng như tiếng thở dài ngao ngán của hổ. Hổ bất lực, không có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên đành nằm đấy gặm nhấm nỗi uất ức, căm hờn. Nhưng dù trong hoàn cảnh tù túng đó giống hùng thiên nên hổ vẫn hiểu thân phận thật sự của mình là một vị chúa tể. Hổ tỏ ra thái độ khinh thường sự thiếu hiểu biết của con người về sức mạnh của thiên nhiên. Con người chỉ là những kẻ ngạo mạn, ngẩn ngơ dám chế giễu oai linh rừng thẳm. Con hổ chán nản khi phải chịu cảnh sống ngang bầy cùng bọn vô danh thấp kém đó là bạn : gấu dở hơi, bọn báo không biết suy nghĩ; hổ làm sao chịu được, làm sao chấp nhận số phận tù túng được ? Đành mệt mỏi, ngao ngán, buông xuôi, bất lực.
Tham khảo:
Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta, ông được mệnh danh là " Một vị anh minh khai mở 1 triều đình chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã rất quan tâm tới nhân dân". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà Lý dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã phát triển rất lớn mạnh lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Ông chính là người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ông nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu sựtrưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thẻ phủ định được sự thông minh, sáng suốt của ông. Không chỉ là một người có tầm nhìn cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ... Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến tranh. Than ôi, biết bao đời, chúng ta mới có được một vị vua hiền hậu, anh minh như thế này!Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị vua vĩ đại của dân tộc
từ việc dời đô của lý công uẩn hãy viết đoạn vắn trình bày suy nghĩ của mình về thăng long xã hội ngày nay
thách ai làm được luôn
Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô . Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt . Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ :
"Đời vua Thái Tổ , Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."
"Huống gì ... muôn đời"
1. Xác định luận điểm và chỉ ra cách trình bày nội dung trg đoạn văn trên
2.Vì sao nói việc chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc đại việt
3. câu "Thật là...Muôn đời" Thuộc kiểu câu gì, thực hiện hành động nói nào?
4.Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm"Đại La là thắng địa xứng là kinh đo của đế vg muôn đời.
Hãy nêu rõ và nhận xét cơ sở của việc phải dời đô và lí do lí công uẩn chọn đại la làm kinh đô mới
Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô
Các triều đại nhiều lần dời đô nên việc nước lâu dài.Nhà Thương, nhà Chu nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu.Các triều đại nhiều lần không chịu dời đô nên việc nước lâu dài.Nhà Đinh, nhà Lê không chịu chuyển dời nên vận nước ngắn ngủi.Bản chất của việc dời đô là chính đáng, có lợi cho dân tộc, cho đất nước. Sử Trung Quốc đã ghi rõ điều đó lẽ nào ta không làm theo họ để cho "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh".
b. Lí do chọn Đại La là kinh đô mới
Liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La.Là kinh đô cũ của Cao Vương.Vị trí địa lý thuận lợi: Ở vào trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây: là nơi tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế đẹp: rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng chứ không thấp như Hoa Lư.Cuộc sống dân cư được đảm bảo, mọi mặt kinh tế, chính trị đều pháp triển.Lời cảm tạ chân thành trời đất.→ Đánh giá cao vị trí, lợi thế và tiềm năng phát triển của Đại La bằng một cảm xúc trầm trồ, thiết tha. Vị vua anh minh như Lí Thái Tổ đã nhìn thấy trước cả một tương lai rực rỡ của đất nước Đại Việt.