Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 57
Số lượng câu trả lời 169
Điểm GP 40
Điểm SP 243

Người theo dõi (70)

Đang theo dõi (39)

TP
NM
H24
LV

Câu trả lời:

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca đao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Câu trả lời:

Đặc điểm tre.

- Tre dễ thích nghi với mọi môi trường sống: bờ ao, khô cằn, sỏi đá…

- Tre thường mọc từng bụi, từng khóm.

- Quá trình phát triển của tre: ban đầu tre là những mầm măng nhỏ nằm dưới gốc, được che phủ bởi những cây tre cao và lá cây. Từ từ tre phát triển cứng cáp và dẻo dai.

- Thân tre gầy guộc, được ghép lại từ nhiều mắt, bên trong thân tre ống rỗng.

- Màu sắc của tre: có màu xanh lục, càng lên cao màu xanh của tre càng nhạt.

- Thân tre mọc ra từng cành cây nhỏ, những cành cây này có gai nhọn và lá. Người ta dùng những cành gai nhọn này bó với nhau để làm hàng rào, làm nơi trú ẩn cho các loài cá…

- Lá tre mỏng và có hình thon có gân lá song song, độ dài của lá tre từ 10 – 15 cm.

- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.

- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.

giá trị của cây tre

Măng tre :

+ Thường được làm thức ăn như : măng chua, măng luộc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về ở ẩn đã có một cuộc sống dân dã : ’’Thu ăn măng trúc đông ăn giá’’ Thậm chí Bác Hồ lúc còn hoạt động tại Pắc Bó. ’’Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng’’ Chứng tỏ măng là một thức ăn thanh đạm luôn có mặt trong đời sống hằng ngày.

- Lá tre.

+ Thường là thức ăn cho gia súc như : trâu, bò, voi…

+ Có thể dùng để ủ hoa quả.

+ Có thể làm ổ cho gia cầm.

+ Là nguyên liệu đốt.

- Cành tre.

+ Có nhiều gai nhọn dùng để làm hàng rào hoặc làm nơi trú ẩn cho tôm, cua, cá.

- Thân tre : Có rất nhiều công dụng.

+ Tre luôn có mặt trong đời sống hằng ngày, là cánh tay phải của người nông dân khi ra đồng.

+ Trong những ngày Tết cổ truyền : tre được dùng làm cây nêu (treo cờ), những chiếc đu được làm từ tre hay món bánh chưng cũng góp mặt của tre giúp món ăn thêm đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Là công cụ sản xuất : cối xay tre nặng nề quay.

+ Khi đời sống người dân còn khó khăn, tre được dùng làm để đan nhà che mưa che nắng.

+ Tre còn được dùng để chế tạo ra những đôi đủa, rổ rá, cho đến giường tủ… Ngày nay tre là nguyên liệu để làm những vật trang trí trong ngành mây tre đan.

+ Tuổi thơ của trẻ em vùng quê gắn liền với con trâu và rặng tre. Những buổi trưa hè cùng bạn bè chơi đánh chuyền từ những que chắt bằng tre, hay những con diều sáo vi vu trên bầu trời..

+ Trong chiến đấu, tre là giúp nhân dân đánh bại quân thù bằng : gậy tre, chôn tre chống lại sắt thép của quân thù… tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

+ Tre hi sinh để bảo vệ cuộc sống con người.