Đêm nay Bác không ngủ

NN
Xem chi tiết
CG
14 tháng 4 2018 lúc 11:59

Khi nhắc đến nhà thơ Viễn Phương, không ai là không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của ông. Bài thơ được viết năm 1976, khi lăng Bác vừa được hoàn thành, trong một lần nhà thơ đến thăm lăng. Bài thơ đã bộc lộ lòng kính yêu của tác giả cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam đối với Bác.

Bác Hồ là một vị Chủ tịch nước vĩ đại, một danh nhân văn hoá, hơn thế nữa, đối với người dân Việt Nam, Bác là một vị cha già dân tộc. Và ngay trong những dòng thơ đầu tiên Viễn Phương đã thể hiện hết tình cảm đó của mình:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Là một người con của miền Nam, Viễn Phương lần đầu tiên được đến thăm lăng Bác. Từ con trong câu thơ đầu tiên đã cho thấy nhà thơ đã coi Bác là cha. Điều đó cũng có nghĩa: đối với nhà thơ, Bác như một người cha và dù Bác đã đi xa nhưng hình ảnh của Bác vẫn còn mãi mãi trong tâm hồn của nhà thơ. Với cách nói giảm, nhà thơ đã khẳng định một điều rằng Bác vẫn còn sống mãi, Bác là vĩnh cửu với những người dân miền Nam. Và ở đây nhà thơ đã gặp những hình ảnh vô cùng quen thuộc với ông và nhà thơ có cảm giác như được trở về nhà của mình. Một cảm giác nhớ nhung, tha thiết và xúc động khi được đoàn tụ với gia đình. Và có lẽ không chỉ riêng tác giả mà toàn thể nhân dân miền Nam cũng có cảm giác như vậy. Nhà thơ Viễn Phương đã nói lên tình cảm của ông cũng như nói hộ cho toàn nhân dân miền Nam đối với Bác. Và tình cảm đó còn được bộc lộ rõ hơn khi nhà thơ tiến vào lăng và được thể hiện qua khổ thơ thứ hai:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Cả khổ thơ thứ hai, nhà thơ Viễn Phương đã tôn vinh công lao của Bác đối với nhân dân Việt Nam bằng tất cả lòng kính yêu của mình. Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng là một hình ảnh của tự nhiên và đều đặn. Nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ ví Bác như một mặt trời thứ hai. Và Bác còn to lớn hơn, rực rỡ hơn mặt trời của thiên nhiên, của vũ trụ. Chính vầng mặt trời đó đã chiếu những tia sáng ấm áp sưởi ấm tâm hồn và thắp sáng niềm tin của dân tộc Việt Nam. Đối với nhân dân Việt Nam, Bác thật là vĩ đại, công lao của Bác lớn hơn tất cả và vẫn sẽ trường tổn mãi mãi với thời gian trong tâm hồn mỗi con người. Nhà thơ Viễn Phương đã một lần nữa nói lên tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác. Đó là lòng biết ơn vô bờ bến và tình cảm đó cũng được thể hiện qua rất nhiều những hành động. Không chỉ dừng ở đấy, trước tình yêu thương ngây ngất, Viễn Phương còn nhìn hàng người đi như những bông hoa tươi thắm nhất từ mọi miền Tổ quốc trở về kết thành tràng hoa dâng lên Bác. Tràng hoa vừa là để thể hiện lòng kính yêu, vừa thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn với người cha đã đi xa. Nhà thơ Viễn Phương còn rất tinh tế trong việc sử dụng hình ảnh bảy mươi chín mùa xuân. Mỗi mùa xuân là một tuổi và mùa xuân là hiện thân cho những gì tinh tuý nhất, xanh nhất của đời người. Bác đã sống một cuộc đời có ý nghĩa và bảy mươi chín tuổi của Người là bảy mươi chín mùa xuân. Nhưng dù Bác còn trong tim nhân dân miền Nam hay toàn dân tộc Việt Nam nói chung thì thực tế Bác đã đi xa thật rồi. Và niềm tiếc thương vô hạn đó đã được Viễn Phương bộc lộ hết chỉ trong bốn câu thơ vô cùng xúc động của khổ thơ thứ ba:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Thật vậy, khi nhà thơ vào trong lăng Bác, được gặp Bác, những tình yêu thương, lòng kính yêu của nhà thơ như vỡ tan ra hoà cùng bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm trong lăng. Dù vẫn biết Bác sẽ không bao giờ biến mất trong tim mỗi người dân Việt Nam nhưng thực tế Bác đã không còn hiện lên trước mắt mọi người. Vì Bác nằm ở đây, chìm sâu trong giấc ngủ bình yên và sâu lắng. Hai câu thơ cuối khổ thơ Viễn Phương đã trực tiếp nói lên tâm trạng của mình. Cảm giác được trở về, vui vì gặp cha đã không còn nữa. Bác ở trước mắt mà nhà thơ nghe tim đau nhói. Nhưng không riêng gì nhà thơ mà nhân dân miền Nam đối với Bác cũng một lòng như vậy. Nghe tin Bác ra đi, không con tim người dân Việt Nam nào lại không đau và cứ như ngừng đập. Tất cả tình cảm đó đối với Bác của nhà thơ hay nhân dân Việt Nam là vĩnh cửu và một lần nữa được thể hiện trong khổ cuối bài thơ:

Mai về miền Nan thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Cả khổ thơ cuối cũng như xuyên suốt bài thơ nói lên tâm nguyện của nhà thơ cũng như toàn thể nhân dân miền Nam đối với Bác. Ngay câu thơ đầu tiên, Viễn Phương đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình qua việc thương trào nước mắt. Ngày mai không còn bên Bác nữa, nhà thơ rất đau lòng không kìm nổi những giọt nước mắt. Dường như có một sự níu kéo nhà thơ ở lại lăng Bác. Biết điều đó là không thể, Viễn Phương đã chuyển những điều đó thành nguyện ước tuy đơn giản, mộc mạc nhưng cũng rất đỗi xúc động. Nhà thơ muốn hoá thân thành loài chim hót quanh lăng làm vui cho Bác, làm đoá hoa dâng hương thơm, dâng sắc đẹp. Nhưng chỉ khi nguyện ước thứ ba được nói ta mới có thể cảm nhận được sự lưu luyến của tác giả. Đó là muốn làm hàng tre đứng trong hàng tre trước lăng, trung thành với Bác như không muốn rời xa Người. Khổ thơ thứ tư là nguồn cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước khi từ biệt Người. Qua đây nhà thơ Viễn Phương còn nói hộ cho toàn nhân dân miền Nam, nói về lòng kính yêu vô bờ bến đối với Bác và sự chia li khỏi Bác là một nỗi đau trong lòng mỗi người dân.

Qua bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã thay mặt toàn thể nhân dân miền Nam nói lên tình cảm, lòng kính yêu đối với Bác. Bác ra đi là một sự mất mát của một dân tộc. Cho dù Bác không còn nữa nhưng Bác vẫn còn mãi mãi trong tâm trí những người dân miền Nam. Và đối với nhân dân miền Nam, Bác to lớn, vĩ đại hơn tất cả, vĩnh cửu và trường tồn mãi mãi với thời gian.

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
DL
6 tháng 4 2018 lúc 20:59

Đoạn văn cho thấy sự lo lắng của Bác đối với đoàn dân công. Sự lo lắng của Bác được thể hiện qua những câu thơ trên. Thương đoàn dân công phải ngủ nơi rừng âm u tối đen như mực, phải rải những chiếc lá khô làm chiếu, manh áo phủ làm chăn. Bằng những chi tiết trên thôi đã cho ta ta thấy được sự quan tâm, lo lắng của Bác. Điều này cho em cảm nhận được lòng thương người của Bác.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TL
2 tháng 4 2018 lúc 20:04

Bác Hồ người cha già kính yêu, là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Có nhà thơ đã từng viết: “Cả cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu”. Đúng như vậy, đã bao đêm Bác thổn thức lo nghĩ về nước nhà. Cũng có một đêm Bác không ngủ khi ra Chiến dịch Biên giới năm 1950.

Trời đã về khuya, tiếng gió rít cùng cơn mưa như cào xé chiếc lán mỏng mảnh dựng tạm ngoài trời. Chúng được đắp thêm lá cây vào cho chắc chắn. Chiếc lán ấy như gồng mình lên chổng chọi với gió và cái lạnh. Gió vẫn không chịu lùi bước, tiếp tục thổi mạnh qua các khe hở. Thấp thoáng đâu đấy, trong chiếc lán hiện lên một bóng người cao, gầy bên ánh lửa bập bùng. Chiếc bóng ấy nhìn vào mà thấy ấm lòng biết bao. Dáng người cao gầy ấy đã quá quen thuộc, đó chính là Bác. Hồ. Đôi bàn tay gầy guộc của Bác cho từng khúc củi khô vào trong bếp. Tiếng gỗ cháy phát ra âm thanh tanh tách nghe thật vui tai trong đêm khuya vắng. Hơi ấm từ bếp lửa toả ra sao mà thật ấm áp.

Bác Hồ rón rén nhón từng bước nhẹ nhàng bên các anh đội viên. Bác cúi xuống, tỉ mỉ dắt từng mép chăn xuống dưới thân từng người để giữ lại hơi ấm. Đâu đấy thấp thoáng trên vẻ mặt Bác một nụ cười hiền từ. Ánh mắt Bác như chứa đầy tình yêu thương muốn gửi gắm tới các anh. Gần về sáng, hình ảnh Bác vẫn ngồi trầm ngâm, đinh ninh nhìn về phía xa xăm, chòm râu im phăng phắc, lúc này trông Bác như đang lo nghĩ về chiến dịch ngày mai và về nhiều điều, vầng trán Bác dường như cao hơn với thời gian, những vết chân chim như đang hằn rõ hơn trên khuôn mặt Bác. Chắc tại Bác đã lo nghĩ nhiều tới đồng bào, tới các anh đội viên và đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng, không có lán để ở mà chỉ có lá cây, tấm áo để làm chiếu, làm chăn. Giọng nói Bác trầm bổng, ấm áp biết nhường nào.

Hình ảnh Bác hiện lên trong đêm không ngủ ấy đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất, niềm tự hào và kính trọng Bác hơn. Bác là một vị lãnh tụ, một người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Bác nâng niu tất cả chỉ quên đi chính cuộc đời của mình. Một người với trái tim và tấm lòng yêu thương mênh mông ôm trọn non sông mọi kiếp người

Bình luận (0)
TL
2 tháng 4 2018 lúc 20:09

I/Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả ; Ý diễn đạt :

- “Bác Hồ là vị Cha chung

Là sao Bắc Đẩu, là Vầng Thái Dương”

- Vâng,trong nền văn học nước ta, rất nhiều, rất nhiều tác phẩm được ra đời nhằm khẳng định công lao Cách mạng của Người.

-Tiêu biểu cho việc đó, nhà thơ Minh Huệ từng viết bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.

II/Thân bài

1) Miêu tả hình dáng : Ý diễn đạt :

a. Tả bao quát

- Trong trí tưởng tượng của tôi, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.

- Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.

b. Tả chi tiết

- Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim – dấu tích thời gian chống giặc – lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.

“ Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”

- Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiêm lại, cương quyết.

- Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.

- Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.

- Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Mỗi lần suy nghĩ, Bác Hồ lại đưa bàn tay gân guốc, ấm áp lên vuốt vuốt râu, ra vẻ rất ưu tư.

- Giọng nói từ tốn , rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.

- Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.

- Ôi, Người Cha của chúng ta mới giản đơn và bình dị làm sao !

2) Miêu tả hoạt động,tính tình

- Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng .

- Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ , Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân ( điều này cho thấy Bác là người …) nhạy bén, nhìn xa trông rộng .

- Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.

- Tại sao ư ? Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.

=> Ôi, vầng Thái dương, người Cha già dân tộc thật cao cả xiết bao !

III/Kết bài : Nêu cảm xúc, bài học rút ra, đối chiếu bản thân : Ý diễn đạt

- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của VN, là một vị lãnh tụ tài giỏi, là người cha già dân tộc và cũng là một nhân cách lớn.

- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.

- Noi gương Người, tôi quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức của Người để trở thành một công dân tốt, góp phần phát triển xã hội, xây dựng đất nước .

- Bác ơi, Bác sẽ mãi là vị lãnh tụ, là Người cha già dẫn dắt chúng con – con dân đất Việt

“ Con đang đi giữa đêm trường

Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con”

Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
DB
27 tháng 3 2018 lúc 17:50

Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao: "Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng​" Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​ 4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác

Bình luận (1)
TL
27 tháng 3 2018 lúc 18:05

Trong bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " nhà thơ Minh Huệ đã viết :

'' anh đội viên mơ màng

như nằm trong giấc mộng

bóng Bác cao lồng lộng

ấm hơn ngọn lửa hồng''

Ngọn lửa là hình ảnh thực thật đẹp từ đôi bàn tay Bác đốt lên, ngọn lửa ấy tỏa sáng, ấm nồng giữa rừng khuya giá lạnh đến tận sương tủy. Bác đã sưởi ấm cho các chiến sĩ trong đêm lạnh

lẽo. Để rồi ngọn lửa lại soi sáng bức chân dung của Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc vớinhững nét thật gần gũi, giản dị, cao cả biết bao nhiêu. Đặc biệt, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ngọn lửa để so sánh Bác Hồ là một ngọn lửa vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấm áp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Qua đó tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêuthương của Người dành cho các chiến sĩ thật ấm áp và mạnh mẽ. Tuy giờ đây Bác đã đi xa nhưng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam Bác luôn luôn bất tử. Bác như mặt trời thứ hai soi sáng con đường cáchmạng của dân tộc Việt Nam, xóa đi những đêm trường nô lệ để giờ đây chúng ta được sống trong độc lập,hòa bình.

Bình luận (1)
BH
27 tháng 3 2018 lúc 18:33

BÀI KHAM KHẢO I :

Trong bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " nhà thơ Minh Huệ đã viết :

'' Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng''

Ngọn lửa là hình ảnh thực thật đẹp từ đôi bàn tay Bác đốt lên, ngọn lửa ấy tỏa sáng, ấm nồng giữa rừng khuya giá lạnh đến tận sương tủy. Bác đã sưởi ấm cho các chiến sĩ trong đêm lạnh

lẽo. Để rồi ngọn lửa lại soi sáng bức chân dung của Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc vớinhững nét thật gần gũi, giản dị, cao cả biết bao nhiêu.

Đặc biệt, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ngọn lửa để so sánh Bác Hồ là một ngọn lửa vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấm áp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Qua đó tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêuthương của Người dành cho các chiến sĩ thật ấm áp và mạnh mẽ. Tuy giờ đây Bác đã đi xa nhưng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam Bác luôn luôn bất tử. Bác như mặt trời thứ hai soi sáng con đường cáchmạng của dân tộc Việt Nam, xóa đi những đêm trường nô lệ để giờ đây chúng ta được sống trong độc lập,hòa bình.

BÀI KHAM KHẢO II:

Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao: "Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng​" Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​ 4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác

BÀI KHAM KHẢO III:

Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người một. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.


Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ.Biện pháp so sánh đã làm cho tâm hồn anh đội viên như mơ màng lạc vào chốn thần tiên ,huyền ảo và từ đó Bác cũng trở nên vĩ đại lạ thường . Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh rừng sâu, trong đêm khuya, dưới mái lều tranh. Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác....

Bình luận (0)
HQ
Xem chi tiết
LL
27 tháng 3 2018 lúc 13:09

* Nội dung:

- Bài học đường đời đầu tiên: Bài văn miêu tả DM có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc, Mèn đã gây ra cái chết thê thảm cho DC, cậu vô cùng hối hận và tự rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

- Đêm nay Bác không ngủ: Qua câu chuyện về 1 đêm ko ngủ của Bác Hồ trên đg đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thg sâu sắc và rộng lớn của Bác vs bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục Bác của ng chiến sĩ đối vs lãnh tụ.

- Lượm: Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Luojm tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi vs qhg, đất nc và trong lòng mọi ng.

* Nghệ thuật:

- Bài học đường đời đầu tiên: NT miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể theo ngôi T1 rất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

- Đêm nay Bác không ngủ: Sử dụng thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp vs lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể vs biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.

- Lượm: Thể thơ 4 chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong NT xây dựng hình tg nhân vật.

Bình luận (0)
BH
27 tháng 3 2018 lúc 18:03

* Nội dung:

- Bài học đường đời đầu tiên: Bài văn miêu tả Dé Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thê thảm cho Dế Choát , nên cậu vô cùng hối hận và tự rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

- Đêm nay Bác không ngủ: Qua câu chuyện" đêm nay Bác ko ngủ " của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc và rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảmyêu mến , cảm phục Bác của nguòi chiến sĩ đối với lãnh tụ.

- Lượm: Bài thơ đã được khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên , vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh của em ( chú bé Lượm ) vẫn còn sống mãi vs qhg, đất nc và trong lòng mọi ng.

* Nghệ thuật:

- Bài học đường đời đầu tiên: Nghệ Thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể theo ngôi T1 rất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

- Đêm nay Bác không ngủ: Sử dụng thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp vs lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể vs biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.

- Lượm : là Thể thơ 4 chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượg người nhân vật.

Bình luận (0)
HQ
26 tháng 3 2018 lúc 21:09

Ơ cái ***** mẹ mày, hỏi lắm

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
FC
12 tháng 2 2018 lúc 19:42

vì nhân vật chính của bài thơ này là Bác. anh đội viên chỉ là 1 hình ảnh chen vào để làm cái cớ ra đời bài thơ thôi. nếu đến lần 2, lần 3 thì có lẽ anh đội viên mới làm nhân vật chính mất và nó sẽ tạo ra cảm giác nhàm chán cho bài thơ. mình nghĩ bạn không nên mổ xẻ quá ra như vậy. vấn đề anh đội viên thức dậy lần 2 hay không, không hề có ảnh hưởng đến nội dung tư tưởng của bài thơ. đừng "đem phân chất 1 mùi hương" như thế bạn ạ. chúc bạn học tốt , nhớ tặng 1 tick nhé.

Bình luận (1)
TP
12 tháng 2 2018 lúc 21:25

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tác giả Minh Huệ không kể đến lần thứ 2 anh đội viên thức dậy vì lần thứ nhất và lần thứ 3 anh đội viên là tự mình thức dậy, lần thứ 2 anh thức dậy không phải tự anh thức, mà do trong giấc ngủ mơ màng, anh cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của Bác khi Bác đi đắp lại từng mảnh chăn cho các anh đội viên

Bình luận (0)
H24
23 tháng 2 2018 lúc 19:11

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tác giả Minh Huệ không kể đến lần thứ 2 anh đội viên thức dậy vì lần thứ nhất và lần thứ 3 anh đội viên là tự mình thức dậy, lần thứ 2 anh thức dậy không phải tự anh thức, mà do trong giấc ngủ mơ màng, anh cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của Bác khi Bác đi đắp lại từng mảnh chăn cho các anh đội viên

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
TL
26 tháng 3 2018 lúc 20:44

Khổ thơ cuối đã nâng cao ý nghĩa của câu truyện lên một tầm khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu mọi chân lý đơn giản mà lớn lao, cái đêm không ngủ đc miêu tả trong bài thơ chỉ là 1 trong vô vàn những đêm Bác không ngủ . Bác không ngủ vì lo cho việc nước là lẽ thường tình của Bác Hồ vì Bác là 1 vị lãnh tụ, người cha chung thân yêu của đân tộc, cuộc đời của người gắn với dân với nước. Đó chính là lẽ sống nưng nui tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người đều thấu hiểu

Bình luận (3)
BH
27 tháng 3 2018 lúc 19:09

Chép khổ thơ cuối

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

-Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc hiểu được một tâm lí đơn giản mà thấu lớn lao.

-Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn nhưng đêm không ngủ cua Bác. Việc bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác. Vì người là một vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người dành chọn vẹn cho nước cho nhân dân cho tổ quốc. Đó chính là lẽ sống của Bác mà mọi người dân đền thấu hiểu

Bình luận (1)
BH
27 tháng 3 2018 lúc 19:08

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NK
23 tháng 3 2018 lúc 13:17

Em hãy viết đoạn văn miêu tả lại hình ảnh của Bác Hồ trong bài thơ Đêm Nay Bác Không Ngủ

Tớ lấy trên mạng!

Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.

Bình luận (0)
KH
Xem chi tiết
DB
3 tháng 3 2018 lúc 20:24

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.



Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.



Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

vậy đc k nếu đc thì tick nha

Bình luận (2)
NU
3 tháng 3 2018 lúc 20:37

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.



Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.



Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Bình luận (1)
DT
3 tháng 3 2018 lúc 21:20

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là Hồ Chí Minh : vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam , anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới . Trong bài thơ, Đêm nay Bác Ko ngủ nó lại càng đc thể hiện rõ rệt. Bác đã thức trắng nguyên đêm để chăm lo cho bộ đội, để nghĩ đến việc nhân dân ở ngoài đang chịu khổ ra sao, làm sao để cứu nước, nó cứ thổn thức mãi làm cho bác ko yên giấc ngon được.EM rất nể phục Bác ko chỉ ở tài năng mà còn ở đạo đức ở phẩm chất con người của bác, nó rất chân thật hiền hậu, lỗi lạc với một lòng yêu nước, lòng hi sinh cao cả cho dân tộc mà dường như bác quên chăm lo cho chính mình.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết