cho một đoạn mạch đơn của gen cấu trúc có trình tự sắp xếp các nucleotit như sau: mạch 1:…-G-A-A-X-G-T-T-G-A-G-A-… a:trình tự nucleotit trên mạch đơn còn lại của gen và cho bt dựa vào đặc điểm cấu trúc nào của ADN mà em suy đc mạch đơn còn lại
cho một đoạn mạch đơn của gen cấu trúc có trình tự sắp xếp các nucleotit như sau: mạch 1:…-G-A-A-X-G-T-T-G-A-G-A-… a:trình tự nucleotit trên mạch đơn còn lại của gen và cho bt dựa vào đặc điểm cấu trúc nào của ADN mà em suy đc mạch đơn còn lại
Mạch 1: -G-A-A-X-G-T-T-G-A-G-A-
Mạch 2: -X-T-T-G-X-A-A-X-T-X-T-
Dựa vào nguyên tắc bổ sung mà em suy ra được mạch còn lại
Nguyên tắc bổ sung:A liên kết với T và T liên kết với A
G liên kết với X và X liên kết với G
một gen có chiều dài 4080A tính số lượng từng loại nucleotit cùa gen. biết rằng số lượng nucleotit loại X nhỏ hơn 2 lần so với số lượng loại nucleotit không bổ sung vói nó ?
thầy cô giải giúp cháu với bài này cháu chịu ;(Có:
Chiều dài gen: \(L=4080=\dfrac{3,4N}{2}\)
Suy ra tổng số nu của gen là:
\(N=\dfrac{2.4080}{3,4}=2400\left(nu\right)\)
Theo đề có: \(2X=A=T\) (Nguyên tắc bổ sung A-T, G-X)
Mặt khác: \(A+X=\dfrac{N}{2}\Leftrightarrow2X+X=\dfrac{2400}{2}=1200\Rightarrow X=\dfrac{1200}{3}=400\left(nu\right)\)
Vậy: \(\left\{{}\begin{matrix}G=X=400\left(nu\right)\\A=T=2X=2.400=800\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
Một số kiến thức giải bài tập sinh học 9 cơ bản:
Phần 1:
- DNA là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nucleotide.
- Cấu trúc: 2 mạch gen xoắn kép, trên mỗi mạch có 4 gốc nucleotide: A, T, G, X
+ Xoắn song song và ngược chiều nhau theo chu kì.
+ Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu
+ Mỗi cặp nu dài \(3,4A^o\) => Một chu kì xoắn dài \(34A^o\)
+ Đường kính vòng xoắn: \(20A^o\)
+ Theo nguyên tắc bổ sung: A-T , G-X. Tức là số nu loại A = số nu loại T, số nu loại G = số nu loại X. (Áp dụng được khi tính tổng quát số nu ở một gen - tức là tổng mạch 1 và mạch 2)
+ Mạch 1: \(A_1,T_1,G_1,X_1\)
+ Mạch 2: \(A_2,T_2,G_2,X_2\)
=> Có: \(A_1=T_2\) , \(A_2=T_1\) , \(G_1=X_2\) , \(G_2=X_1\)
Có thể tự suy ra: \(A=T=A_1+A_2=T_1+T_2\) , \(G=X=G_1+G_2=X_1+X_2\)
Và: N (Tổng số nu của gen) = \(A+T+G+X=2A+2X=2T+2G=N\)
Cùng với tính %: \(\left\{{}\begin{matrix}\%A+\%G=50\%\\\%T+\%X=50\%\end{matrix}\right.\)
Phần 2:
- Định nghĩa:
+ N: Tổng số nu của gen
+ C: Số chu kì xoắn
+ L: Chiều dài của phân tử DNA (\(A^o\))
Lưu ý đổi đơn vị, dễ gặp: \(\text{ }1mm=10^3\left(micromet\right)=10^4\left(nm\right)=10^7A^o\)
+ M: Khối lượng phân tử DNA (đvC)
+ Công thức: \(\left\{{}\begin{matrix}L=\dfrac{3,4N}{2}\left(A^o\right)\\N=20.C\left(nu\right)\\M=300.N\left(đvC\right)\end{matrix}\right.\)
Phần 3:
- Tính số liên kết Hidro (H): \(H=2A+3G\)
- Số liên kết hóa trị nối các nu trên 1 mạch gen: \(H=\dfrac{N}{2}-1\)
+ Dễ dàng biết số liên kết hóa trị trên gen: \(H=2\left(\dfrac{N}{2}-1\right)\)
✿HaNa
:Một tế bào của loài bộ NST 2n = 78, tế bào trên thực hiện quá trình nguyên phân 1 lần. Trình bày diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân? Cho biết số lượng trạng thái của NST có trong tế bào ở các kì của quá trình nguyên phân?
Kì đầu:
- Thoi phân bảo hình thành
- Màng nhân, nhân con biến mất
- NST kép có ngắn đóng xoắn và đính với thoi phân bào ở tâm động
=> Số lượng NST là 2n kép = 156
Kì giữa:
- NST kéo đóng xoắn cực đại đính thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
=> Số lượng NST vẫn là 2n kép = 156
Kì sau:
- Hai crô ở từng NST kép tách nhau ở tâm động thành NST đơn
- Thoi phân bào co rút, kéo NST đơn về 2 cực của tế bào
=> Số lượng NST là 2n kép = 156
Kì cuối:
- NST đơn giãn xoắn
- Màng nhân xuất hiện
- Quá trình phân chia tế bào chất diển ra từ cuối kì sau hoặc đầu kì cuối
- Hình thành 2 tế bào con có bộ NST giống tb mẹ
=> Tạo ra 2 tb con có bộ NST là 2n = 78
(Nội dung được lấy từ những gì mình học được không cop trên mạng)
Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Mối quan hệ này được ứng dụng như thế nào trong trồng trọt và chăn nuôi?
Tham khảo:
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà chỉ truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường. Các tính trạng chất lượng (hình dáng, màu sắc…) phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Còn tính trạng số lượng (cân, đong, đo, đếm,..) chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.
- Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuần lợi để kiểu hình phát triển tối đa nhằm tăng năng suất, chất lượng và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.
Vì sao nói cơ chế tự sao của ADN là cơ sở của cơ chế di truyền ở cấp độ tế
bào?
Tham khảo:
ADN là cơ sở vật chất vầ cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào :
- ADN là thành phần chính của nhiễm sắc thể (NST), mà nhiễm sắc htể là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào, vì vậy ADN là cấp độ di truyền ở cấp độ tế bào.
ADN mang VCDT nằm trong NST, ADN tự sao -> NST nhân đôi
-> VCDT được truyền đạt qua các thế hệ
=> ADN là cơ sở của cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào
ở 1 tb của 1 loài đang phân bào người ta thấy có 12 nst kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.hãy cho biết
a, tế bào đang ở kì nào trong quá trình phân bào
b, xác định bô nst lưỡng bội của loài
Trong 1 tiêu bản của tế bào có 12 NST kép đang xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ⇒ Tế bào đang ở kì giữa nguyên phân hoặc kì giữa giảm phân II
-TH1: tế bào đang ở kì giữa nguyên phân
⇒Bộ NST của loài: 2n=12
-TH2: tế bào đang ở kì giữa giảm phân II
⇒Bộ NST của loài 2n=24
Ở người:
- Bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên nhiễm sắc thể X qui định. Gen trội H cũng nằm trên nhiễm sắc thể X qui định kiểu hình bình thường.
- Bệnh có túm lông ở dáy tai do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y qui định.
1- Tại sao người ta nói : bệnh máu khó đông thường xuất hiện ở nam ; còn bệnh có túm lông ở dây tại là bệnh của nam giới ?
2- Một cặp vợ chồng sinh được các con trai, trong số đó có đứa bình thường, có đứa bị máu khó đông. Còn các con gái đều bình thường. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của cặp vợ chồng này và lập sơ đồ lai
Có 2 tế bào của một cơ thể ruồi giấm tiến hành nguyên phân liên tiếp 6 lần. giao lư 25% số tế bào con tiếp tục giảm phân đã tạo ra được 128 giao tử. Hãy xác định:
a. Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân.
b. Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân.
c Giới tính của cơ thể.
\(a,\) Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân: \(2n.\left(2^6-1\right).2=1008\left(NST\right)\)
\(b,\) Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân: \(2.2n.2^6=1024\left(NST\right)\)
\(c,\) Số tế bào tham gia giảm phân: \(2^6.25\%=16\left(tb\right)\)
- Một tế bào sau giảm phân tạo ra: \(\dfrac{128}{16}=4\left(tb\right)\)
\(\rightarrow\) Giới tính đực.
một tế bào mầm của thỏ cái NP một số đợt liên tiếp được môi trường cung cấp 1364 NST tạo thành các tế bào sinh trứng, các tế bào này GP tạo trứng. xác định số hợp tử hình thành và số tinh trùng ban đầu. cho biết 2n=44, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%
Sosss
ADN làm khôn tổng hợp ARN trên:
ADN: -T-A-X-G-A-G-X-A-X-T-A-X-
ARN làm khôn tổng hợp TỪ MẠCH 1 CỦA GEN trên:
ARN: -U-A-X-G-U-G-G-U-A-U-U-