Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

TT
Xem chi tiết
HV
19 tháng 10 2018 lúc 12:44

3,a ) Phương pháp sơ cứu gãy xương:
- Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các
chỗ đầu xương.
Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
b ) Băng bó cố định:
Dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn chặt
* Phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng tay:
- Bước 1: Đặt nẹp gỗ (hay tre) vào
chỗ xương gãy.
- Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc
(hay vải mềm) gấp dày ở các đầu
xương.
- Bước 3: Buộc định vị 2 đầu
nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

Bình luận (0)
HD
19 tháng 10 2018 lúc 12:54

Câu 1:Mô là gì ? Có mấy loại mô và nêu chức năng

Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

Mô biểu bì:
+ Biểu bì bao phủ thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.
+ Biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết.
•Mô liên kết:
+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng .
•Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
+ Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
+ Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.

Câu 5: Phản xạ là gì? Cho ví dụ và phân tích đường đi của cung phản xạ ?Nêu ý nghĩa là của cung phản xạ đối với cơ thể

Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh

Phản xạ: Chạm vào siêu nước nóng rụt tay lại
Phân tích: Cơ quan thụ cảm. Cảm nhận nhiệt độ tiếp nhận kích thích và gửi tín hiệu vê trung khu vận động ở hành não theo dây hướng tâm . Tại đây thông tin đc xử lý và truyền theo dây li tâm đến cơ quan phản ứng làm cơ co, rụt tay lại.

Câu 7: Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi

Tim co,dãn có tính chu kỳ
Chu kì tim là (0,8s):
Bắt đầu là pha co tâm nhĩ: 0,1s( nghĩ 0,7s)
Tâm thất co:0,3s( nghĩ 0,5s)
Pha dãn chung:0,4s( nghĩ 0,4s)
=) Tim hoạt động không mệt mỏi.
Nhịp tim = 75 chu kì trong 1'

Câu 8: Ở người có những nhóm máu nào ?Nêu đặc điểm của từng nhóm máu

- Ở người có 4 nhóm máu: O, A , B ,AB


+ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.
•Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

Bình luận (0)
H24
19 tháng 10 2018 lúc 18:58

•Mô biểu bì:
+ Biểu bì bao phủ thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.
+ Biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết.
•Mô liên kết:
+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng .
•Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
+ Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
+ Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
+ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.
•Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
HH
7 tháng 6 2018 lúc 9:35

Câu 3 (Tự luận):

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Bình luận (0)
TS
7 tháng 6 2018 lúc 9:44

Câu 2 :

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

Câu 3

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Bình luận (0)
VN
7 tháng 6 2018 lúc 16:32

Câu 2: Hoàn thành bảng sau

Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co Tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co Tâm thất phải
Tâm thất trái co Vòng tuần hoàn lớn
Tâm thất phải co Vòng tuần hoàn nhỏ

Câu 3: Chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm của em

1. C 6. D

2. A 7. D

3. B 8. A

4. C 9. D

5. B 10. C

Phần II- Tự luận

Câu 1:

- Vòng tuần hoàn lớn đã thực hiện điều đó.

- Sơ đồ mô tả:

Tâm thất trái ( Tim) -----> Động mạch chủ -----> Các mao mạch phần dưới cơ thể ( thực hiện TĐK và TĐC với các tế bào ngón chân) -----> Tĩnh mạch chủ dưới -----> Tâm nhĩ phải ( tim)

Câu 2:

- Hệ hô hấp ở người gồm có:

+ 2 lá phổi: Phổi phải có 2 thuỳ, phổi trái có 3 thùy; đơn vị cấu tạo là phế nang.

+ Đường dẫn khí: gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.

- Chức năng của các thành phần đó:

+ 2 lá phổi: thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

+ Đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ẩm làm ấm và lọc sạch không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.

Câu 3: Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận:

Ở các đơn vị chức năng của thận:

- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc ( 30-40 A°) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc, kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết ( các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl-,...); quá trình bài tiết tiếp các chất độc hại và các chất không cần thiết khác ( axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+,...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

---> Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng và theo ống đái thải ra ngoài.

Bình luận (0)
HS
Xem chi tiết
TT
1 tháng 11 2017 lúc 19:56

câu 1:

- nơ ron gồm: thân: chứa nhân, xung quanh là sợi nhánh( tua ngắn), sợi trục ( tua dài) có bao mi ê lin và tận cùng có cúc xinap( nối các nơ ron)

- chức năng:cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

Bình luận (0)
TT
1 tháng 11 2017 lúc 20:15

câu 3:

vòng tuần hoàn lớn: tâm thất trái-> tế bào-> tâm nhĩ phải

vòng tuần hoàn nhỏ: tâm thất phải-> phổi-> tâm nhĩ trái

-> máu lưu thông trong cơ thể là nhờ có hệ tuần hoàn.

- vai trò: lưu chuyển máu trong cơ thể.

Bình luận (0)
TT
1 tháng 11 2017 lúc 20:07

câu 2:

- hộp sọ phát triển, lồng ngực nở rộng sang hai bên, cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, xương đùi lớn.

- xương sọ lớn hơn xương mặt

- cột sống cong hình cung

-lồng ngực nở theo triều lưng bụng

-khớp cổ tay kém linh động

- khớp chậu-đùi có tính cấu tạo hình cầu, hố khớp xâu

- xương bàn chân xếp trên 1 mặt phẳng

- bàn chân hình vòm, xương gót phát triển

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
PC
7 tháng 11 2017 lúc 12:51

-Cơ thể có 7 hệ cơ quan:

+Hệ vận động: bộ xương và hệ cơ

+Hệ tiêu hóa: ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa

+Hệ tuần hoàn: tim và hệ mạch

+Hệ hô hấp: đường đẫn khí và 2 lá phổi

+Hệ bài tiết: thận, ống đái, bóng đái, ống dẫn nước tiểu

+Hệ thần kinh: bộ não và tủy sống

+Hệ sinh dục: cơ quan sinh dục (nam, nữ khác nhau)

- Chức năng của từng hệ cơ quan:

+Hệ vận động: nâng đỡ, bảo vệ, vận động cơ thể

+Hệ tiêu hóa: tiếp nhận biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng rồi hấp thụ, thải phân

+Hệ tuần hoàn: vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng đến tế bào và vận chuyển CO2 đến hệ bài tiết

+Hệ hô hấp: trao đổi khí O2 và CO2

+Hệ bài tiết: lọc những chất thừa, chất độc hại từ máu thải ra ngoài duy trì tính ổn định của cơ thể

+Hệ thần kinh: điều khiển, điều hòa các hệ cơ quan trong cơ thể

+Hệ sinh dục: duy trì nòi giống

CHÚC BẠN LÀM BÀI TỐT hihi

Bình luận (0)
VN
24 tháng 12 2017 lúc 11:37

Cơ thể người gồm 7 hệ cơ quan :

- Hệ vận động : gồm xương và cơ

Chức năng nâng đỡ, vận động cơ thể

- Hệ tiêu hóa : miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa

Chức năng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng

- Hệ tuần hoàn : gồm tim và hệ mạch

Chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng O2 tới các tế bào và vận chuyển chất thải CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết

- Hệ hô hấp : gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi

Chức năng giúp cơ thể trao đổi khí CO2 và O2

- Hệ bài tiết: gồm thận, bóng đái, ống dẫn nước tiểu

Chức năng bài tiết nước tiểu, lọc máu, duy trì tính ổn định của môi trường trong

- Hệ nội tiết và thần kinh : gồm các tuyến nội tiết, não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh

Chức năng điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan và cơ thể

- Hệ sinh dục : gồm cơ quan sinh dục

Chức năng tham gia vào hoạt động sinh sản và duy trì nòi giống

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
HA
22 tháng 3 2018 lúc 20:12

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Bình luận (0)
HA
22 tháng 3 2018 lúc 20:13

Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.

Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Bình luận (0)
HV
24 tháng 1 2019 lúc 16:48

a/ Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2. Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm.
b/ Huyết áp là 120 / 80 là cách nói tắt được hiểu:
+ Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất co )
+ Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất giãn ). Đó là người có huyết áp bình thường.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
HA
22 tháng 3 2018 lúc 20:06

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, xơ vữa động mạch hình thành là do sự rối loạn lipid trong máu, quá trình stress oxy hóa tê bào và các phản ứng viêm. Xơ vữa động mạch có thể hình thành ở bất kỳ vị trí hay cơ quan nào trên cơ thể, nó tiến triển dần theo thời gian và có thể khởi phát khi chúng ta còn rất trẻ. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển mảng xơ vữa như:

- Rối loạn lipid máu, tăng nồng độ cholesterol, đặc biệt là là sự mất cân bằng LDL–Cholesterol (cholesterol xấu) cao và HDL-Cholesterol (cholesterol tốt) thấp.

- Nồng độ protein C-reactive trong máu cao, đây là yếu tố cho thấy có dấu hiệu của quá trình viêm trong cơ thể.

- Tăng huyết áp

- Bệnh tiểu đường

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm khi còn trẻ

- Hút thuốc lá

- Béo phì

- Ít các hoạt động thể chất (tập thể dục và chơi thể thao)

- Tuổi cao

Bình luận (0)
SH
Xem chi tiết
VT
25 tháng 10 2018 lúc 20:58

https://tailieu.vn/tag/de-kiem-tra-sinh-8.html

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
DS
10 tháng 3 2018 lúc 14:36

1. So sánh đặc điểm khác nhau cơ bản của quần thể và quần xã sinh vật?

* Giống nhau:

- Đều là tập hợp của nhiều cá thể.

- Giữa chúng có mối quan hệ thích nghi.

* Khác nhau:
+) Quần thể:
- Tập hợp các cá thể cùng loai sống trong 1 sinh cảnh vào cùng 1 thời diểm nhất định
- Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng,nơi ở và dặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể
+) Quần xã:

- Tập hợp các cá thể của các loài khác nhau cùng sống trong 1 sinh cảnh. Mỗi quần xã có 1 quá trình lịch sử lâu dài
- Ngoài mối quan hệ thích nghi còn có các quan hệ hỗ trợ và đối địch

2. Xây dựng chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng?

* Chuỗi thức ăn:

- Cây cỏ -> chuột -> mèo -> đại bàng -> vi sinh vật( phân hủy xác sinh vật).
- Cây cỏ -> châu chấu-> ếch-> rắn -> vi sinh vật.
Trong đó:

- Sinh vật sản xuất: cây cỏ
- Sinh vật tiêu thụ:

+ Cấp 1: chuột ,châu chấu.

+ Cấp 2: mèo ,ếch.

+ Cấp 3: đại bàng, rắn.
- Sinh vật phân giải : vi sinh vật.

* Lưới thức ăn:

Tập tin:Ví dụ về Lưới Thức ăn 2.png* Bậc dinh dưỡng:

Bậc dinh dưỡng cấp 1. Thực vật trong bức ảnh này, và tảo và thực vật phù du trong hồ, là những sinh vật sản xuất sơ cấp. Chúng lấy dinh dưỡng từ đất hoặc nước, và sản xuất thức ăn của riêng chúng bằng cách quang hợp, sử dụng năng lượng từ mặt trời.

3. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật?

- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

4. Giải thích việc ứng dụng công nghệ sinh học vào cây trồng và vật nuôi?

Ngày nay, công nghệ sinh học đang được ứng dụng vào trong rất nhiều các lĩnh vực của cuộc sống: công nghiệp, nông nghiệp, y học, dược... Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng "công nghệ DNA tái tổ hợp" những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người. Công nghệ tế bào và kĩ thuật chuyển gen hiện nay rất phát triển ở Việt Nam

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực rất rộng và tham gia vào khá nhiều vào trong các lĩnh vực khác như:

Tin sinh học là một lĩnh vực đa ngành trong đó giải quyết vấn đề sinh học bằng cách sử dụng các kỹ thuật tính toán, và làm cho tổ chức nhanh chóng và phân tích dữ liệu sinh học có thể. Lĩnh vực này cũng có thể được gọi là sinh học tính toán, và có thể được định nghĩa là" khái niệm sinh học về các phân tử và sau đó áp dụng các thông tin kỹ thuật để hiểu và tổ chức thông tin liên kết với các phân tử này, trên quy mô lớn." Tin sinh học đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như chức năng gen, cấu trúc gen, proteomics, và tạo thành một thành phần quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược phẩm. Công nghệ sinh học lam là một thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả các ứng dụng hàng hải và thủy sản của công nghệ sinh học, nhưng ứng dụng của nó là tương đối hiếm. Công nghệ sinh học xanh được áp dụng công nghệ sinh học nông nghiệp. Một ví dụ là việc lựa chọn và thuần hóa thực vật thông qua vi nhân giống. Một ví dụ khác là thiết kế chuyển gene thực vật để phát triển trong môi trường cụ thể trong sự hiện diện (hoặc không) của các hóa chất. Một hy vọng là công nghệ sinh học xanh có thể sản xuất các giải pháp thân thiện với môi trường hơn so với truyền thống công nghiệp nông nghiệp. Một ví dụ của việc này là kỹ thuật chuyển gen kháng sâu bệnh vào thực vật, do đó không cần phải sử dụng chất bảo vệ thực vất quá nhiều như hiện nay. Một ví dụ này sẽ là bắp chuyển gene. Công nghệ sinh học đỏ được áp dụng trong lĩnh vực y dược. Một số ví dụ thiết kế của các sinh vật để sản xuất kháng sinh, và các kỹ thuật chữa các căn bệnh di truyền qua kỹ thuật di truyền. Công nghệ sinh học trắng, còn được gọi là công nghệ sinh học công nghiệp, công nghệ sinh học áp dụng trong công nghiệp. Một ví dụ là nuôi cấy vi sinh vật để sản xuất một hóa chất hữu ích. Dùng enzyme như một chất xúc tác trong công nghiệp để sản xuất hóa chất có gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ sinh học trắng có xu hướng tiêu thụ ít tài nguyên hơn so với các quy trình truyền thống được sử dụng để sản xuất hàng công nghiệp.
Bình luận (1)
NT
10 tháng 3 2018 lúc 14:46

1/

Giống nhau:

+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.

+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.

+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.

Khác nhau:

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.

+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.

+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ

trợ và đối địch.

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn

định hơn quần thể.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.


3/- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

Bình luận (1)
DM
Xem chi tiết
CL
22 tháng 2 2018 lúc 20:45

* Chỉ số nhịp tim/phút của các VĐV thể thao luyện tập lâu năm:

-Lúc nghỉ ngơi: 40-60 nhịp/phút => Ý nghiã :Tim đc nghỉ ngơi nhiều hơn. Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn -Lúc hoạt động gắng sức; 180-240 nhịp/phút => Ý nghĩ; Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên *Giaỉ thích; Vì mỗi lần đập tim bơm đi đc nhiều máu hơn, hay ns cách khác là hiệu suất lm việc của tim cao hơn Chúc bn học tốt :))
Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
NL
8 tháng 1 2018 lúc 16:39

Loại dịch cơ thể mà ở đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là ...

A. Dịch bạch huyết

B. Máu

C. nước mô

D. nước bọt

Bình luận (0)
DN
9 tháng 1 2018 lúc 19:57

đáp án là câu C: nước mô

Bình luận (0)