Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐề bài : Hướng dẫn phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Hướng dẫn
Khi đi vào phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải các em cần chú ý cả phương pháp, cách hành văn lẫn nắm rỗ nội dung chủ đạo của cả bài thơ. Các em có thể phân tích theo hướng gợi ý sau:
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả tác phẩm
– Nêu khái quát nội dung chính của bài thơ một cách gắn gọn, hàm súc nhất
Thân bài : Giải quyết vấn đề
Trong phần thân bài thì các em có thể triển khai theo bố cục của bài thơ, bám sát các khổ thơ để nắm rõ được nội dung của từng khổ thơ là gì. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được chia làm 3 phần tương ứng với các khổ thơ.
Ý 1: Mùa xuân của thiên nhiên, quê hương tươi đẹp
– Bằng cách dùng từ giản dị, giọng điệu tươi vui, tràn đầy yêu thương với những hình ảnh thiên nhiên của mùa xuân “chim chiền chiện”, “bông hoa tím” “lộc” đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh xuân tuyệt đẹp.
– Mùa xuân thiên nhiên trong thơ Thanh Hải là mùa xuân của đất trời, hòa quyện với lòng người. Mùa xuân ấy tưởng chừng như có hình dáng khiến tác giả có thể “hứng” được. Cách dùng từ “hứng” đã khiến cho câu thơ bừng lên sức sống và tràn đầy tin yêu
Ý 2: Mùa xuân của cách mạng
– Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, Thanh Hải đã khéo léo bắt sang mùa xuân của đất nước, của những năm tháng cách mạng gian khổ. Có thể nói đây là sự chuyển biển rất tinh tế của thơ Thanh Hải.
– Mùa xuân của cách mạng thực sự là mùa xuân hào hùng, mùa xuân của niềm tự hào, dù vất vả gian lao nhưng vẫn luôn lạc quan và yêu đời.
Ý 3: Tâm niệm của nhà thơ
– Có thể nói đây là điểm xuyên suốt cả bài thơ, chính tâm niệm giản đơn nhưng giàu tính nhân văn đã khiến cho bài thơ trở nên xinh đẹp và tròn nghĩa hơn.
– Tác giả mượn những hình ảnh gần gũi của thiên nhiên như “con chim”, “nhành hoa”, “nốt trầm” để làm ước muốn của mình. Thực sự những hình ảnh đó hết sức bình dị và trong sáng. Một ước muốn nhỏ nhoi nhưng chứa đựng tinh thần yêu nước, chứa đựng niềm tin tưởng và sự lạc quan yêu đời của tác giả rất đáng trân trọng.
– Từ đại từ “tôi” chuyển sang đại từ “ta” là cả một quá trình chuyển biến dài, chứng tỏ được tâm hồn Thanh Hải hòa chung vào không khí của đất nước.
Kết luận:
– Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– Cảm nhận của em về bài thơ, về tác giả Thanh Hải
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (5 tháng 7 2021 lúc 8:52) | 0 lượt thích |