Hợp chất MX có tổng số hạt là 86 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 12. Tổng số hạt trong X nhiều hơn trong M là 18. Xác định M và X
Hợp chất MX có tổng số hạt là 86 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 12. Tổng số hạt trong X nhiều hơn trong M là 18. Xác định M và X
Gọi số hạt proton, electron, notron trong M lần lượt là \(p_M;e_M;n_M\)
số hạt proton, electron, notron trong X lần lượt là \(p_X;e_X;n_X\)
\(\Rightarrow2p_M+n_M+2p_X+n_X=86\left(1\right)\)
Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26
\(\Rightarrow2p_M-n_M+2p_X-n_X=26\left(2\right)\)
Ta có số khối của X lớn hơn số khối của M là 12
\(\Rightarrow p_X+n_X-p_M-n_M=12\left(3\right)\)
Tổng số hạt trong X nhiều hơn trong M là 18
\(\Rightarrow2p_X+n_X-2p_M-n_M=18\left(4\right)\)
Từ (1); (2); (3); (4) ta có:
\(p_M=11;n_M=12;p_X=17;n_X=18\)
Vậy M là Na còn X là Cl
Tổng số hạt trong MX (Phân tử gồm 1 nguyên tử M + 1 nguyên tử X):
2ZM + NM + 2ZX + NX = 86
Trong phân tử MX, số hạt mang điện (2ZM + 2ZX) nhiều hơn số hạt không mang điện (NM + NX):
(2ZM + 2ZX) – (NM + NX) = 26
Số khối của X (ZX + NX) lớn hơn số khối của M (ZM + NM):
(ZX + NX) – (ZM + NM) = 12
Tổng số hạt trong X (2ZX + NX) nhiều hơn tổng số hạt trong M (2ZM + NM):
(2ZX + NX) – (2ZM + NM) = 18
Giải hệ trên được:
ZM = 11
ZX = 17
Vậy M là Na, X là Cl
Tổng số hạt p, n , e trong phân tử MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt p, n, e tron X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Xác định M và X
Gọi số hạt proton, electron, notron trong M lần lượt là \(p_M;e_M;n_M\)
số hạt proton, electron, notron trong X lần lượt là \(p_M;e_M;n_M\)
\(\Rightarrow p_M+e_M+n_M+3.\left(p_X+e_X+n_X\right)=196\)
\(\Rightarrow2p_M+n_M+6p_X+3n_X=196\left(1\right)\)
Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 nên \(p_M+e_M-n_M+3\left(p_X+e_X-n_X\right)=60\)
\(\Rightarrow2p_M-n_M+6p_X-3n_X=60\) (2)
Mặt khác khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8
\(\Rightarrow p_X+n_X-p_M-n_M=8\left(3\right)\)
Và tổng số hạt p, n, e trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16
\(\Rightarrow p_X+e_X+1+n_X-p_M-e_M+3-n_M=16\\ \Rightarrow2p_X+n_X-2p_M-n_M=12\left(4\right)\)
Từ (1); (2); (3); (4) suy ra
\(p_M=13;n_M=14;p_X=17;n_X=18\)
Vậy M là Al còn X là Cl
Cho bán kính nguyên tử và khối lượng mol của Zn lần lượt là 1,38 Ǻ và 65g/mol A/ tính khối lượng riêng của zn B/ biết trong tinh thể các ngtu Zn chiếm 72,5% thể tích . Tính khối lượng riêng Zn thực tế
a.
\(d_{Zn}=\dfrac{65g\cdot mol^{^{ }-1}}{6,022\times10^{^{ }23}mol^{^{ }-1}\times\dfrac{4}{3}\pi\left(1,38\times10^{-8}\right)^3cm^3}=9,0850\left(g\cdot cm^{-3}\right)\)
b.
\(d_0=0,725d_{Zn}=6,5866\left(g\cdot cm^{^{ }-3}\right)\)
Tổng hạt trog M2X là 140,trong đó hạt mang điện nhiều hơn kh mang điện là 44. Số hạt mang điện trog M nhiều hơn X là 22 Tìm M2X
Gọi: a, b, c, x, y, z lần lượt là số p, n, e trong M, X
\(4a+2c+2x+z=140\\ 4a+2x-2c-z=44\\ \Rightarrow8a+4x=184\\ 2a-2x=22\\ a=19;x=8\\ M:K,X:O\\ M_2X:K_2O\)
Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử X2Y là 128 và XY2 là 100. Tổng số hạt mang điện và số nơtron trong phân tử 3919KXYx lần lượt là 120 và n. Giá trị của n là:
A. 62 B. 51 C. 65 D. 90
X là nguyên tố thuộc nhóm a trong bảng tuần hoàn x tạo hợp chất khí với hidro có dạng h 4x trong đó hiđrô chiếm 25% về khối lượng x là
Trong H4X có 25%H về khối lượng.
\(\Rightarrow\dfrac{4}{4+M_X}=0,25\Rightarrow M_X=12\left(g/mol\right)\)
Vậy: X là Cacbon (C).
Vẽ mô hình cấu tạo nguyên tử biết rằng số P = 26
Xác định số hiệu và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X từ các cơ sở sau:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 7, tổng số electron ở các phân lớp d là 7
Cấu hình: 1s22s22p63s23p63d74s1
=> Z= 26 (Sắt - Fe)
Cấu hình: 1s22s22p63s23p63d74s1
-> Z = 26 (Fe)
giúp mình với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Nguyên tố R có hai đồng vị X và Y, trong đó X chiếm 75% số nguyên tử. Nguyên tử X có 29 proton và 34 nơtron, hạt nhân nguyên tử Y nhiều hơn X 2 nơtron. Tính nguyên tử khối của R
% số nguyên tử của Y là 100% - 75% = 25%
Số khối của X = 29 + 34 = 63
Số hạt notron của Y là 34 + 2 = 36
Số khối của Y là 29 + 36 = 65
Suy ra: NTK của R = $63.75\% + 65.25\% = 63,5(đvC)$