Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
LP
6 tháng 11 2017 lúc 18:39

Link bài ngày 10/11 mình sẽ đăng bài có link kèm theo chú ý nhớ đọc kĩ.

Bình luận (2)
MH
6 tháng 11 2017 lúc 23:54

đắng thế '-' nuốt k trôi :v

Bình luận (1)
HK
7 tháng 11 2017 lúc 19:20

Cj Linh Phương ơi, cho em hỏi vài câu:

- Khi nào cj ra đề???

- Làm bài ở đâu, gửi bài như thế nào ạ???

- Ai là người chấm z ạ???

- Có thể xem và tham khảo, dựa vào bài trên mạng viết đc k ạ???

Bình luận (10)
LP
Xem chi tiết
LV
12 tháng 9 2017 lúc 17:05

Các chi tiết trong truyện có sử dụng nghệ thuật so sánh và đối chiếu là :

- Về nghệ thuật so sánh:

+ Câu: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

+ Câu: Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

+ Câu: Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

* Tác dụng của các biện pháp so sánh trên: để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của cậu bé, thể hiện được những cảm xúc trong sáng và hồn nhiên. Làm cho văn bản mang theo một nét thú vị, bâng khuâng, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng, cảm súc và ý nghĩa của nhân vật ''tôi'' trong bài.

-Về nghệ thuật đối chiếu:

+ '' Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.''

+ '' Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trg những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra đứng lo sợ vẩn vơ.''

+ '' Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thày trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước của lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng thấy làm lạ.

Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bn ở đồng làng Lê Xá, tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ chút nào hết.''

* Tác dụng của nghệ thuật đối chiếu: Làm bộc lộ lên những cảm nhận và tâm trạng lạ lẫm, sự thay đổi của nhân vật ''tôi'' trong ngày đầu đi học. Làm sáng tỏ được những nét khác nhau. Giúp người đọc có cảm nhận sâu hơn về những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.

=> Hai nghệ thuật đối chiếu và so sánh cũng cho thấy, tác giả là một nhà văn tài gỏi, biết sử dụng những câu từ, đoàn văn tinh tế, mạch lạc, cuốn hút người đọc người nghe. Là một nhà văn rất yêu quý kỉ niệm về tuổi học trò của mình.

Bình luận (0)
NV
12 tháng 9 2017 lúc 17:45

" Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dào dạt, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ảnh so sánh và đối chiếu rất đẹp và rất hay.

Tác giả đã so sánh và nhân hóa để viết nên một câu văn giàu hình tượng và biểu cảm :

"Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉn cười giữa bầu trời quang đãng."

Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi độ thu về, nó lại "nảy nở trong lòng" đem đến bao cảm xúc vui sướng, bồi hồi , tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”

Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh :

Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này : chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”

Buổi tựu trường, chú chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy “nặng” ; “bàn tay ghì thật chặt” mà một quyển sách vẫn “xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất” vì chú quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa, trong lúc đó, mẹ chú lại cầm hộ bút thuovứ cho chú. Cái ý nghĩ “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước” được so sánh với “làn mây luót ngang trên ngọn núi” đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của nhân vật “tôi”.

Câu văn thứ ba “Trước mắt tôi , trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”

Nhân vật “tôi” đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần ; lần ấy chú thấy trường “là một nơi xa lạ””cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Nhưng lần này, trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy “xinh xắn” . Tâm trạng một học trò mới “lo sợ vẩn vơ” và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mĩ Lí “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”.Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

Hình ảnh so sánh thứ tư là đặc sắc nhất. Tác giả đã lấy hình ảnh “con chim con đứng bên bờ tổ” so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” để làm nổi bật tâm lí tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa “ngập ngừng e sợ” vừa khao khát học hành, mơ ước tới những chân trời xa, chân trời mơ ước và hi vọng :

“Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”

Hơn sáu bảy năm đã trôi qua, những so sánh mà Thanh Tịnh đã sử dụng vẫn không bị sáo mòn, trái lại hình tượng và cảm xúc của những so sánh ấy vẫn còn nguyên dáng, nhã thú.



* Có sai sót gì thì nhờ mọi người sửa giúp.

Bình luận (0)
LH
12 tháng 9 2017 lúc 20:20

Bài làm :

Theo dòng hoài niệm của Thanh Tịnh, ta trở về với ngày đầu đi học của nhà văn. Ở đó, ta bắt gặp những hồi ức đẹp bồi hồi và chẳng thể nào quên. Ta bỗng bắt gặp chính mình trong cảm xúc hồi hộp, bớ ngỡ và cả từng bừng, rộn rã nữa. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy được Thanh Tịnh ghi lại bằng những trang văn lấp lánh chất thơ, giàu sức cuốn hút. Một trong những yếu tố tạo nên sức hút ấy là cách dùng các hình ảnh so sánh , đẹp , hay, gợi cảm.

Hẳn các bạn cũng như tôi đã từng ngâm ca câu hát "Bước tới trường lòng rộn ràng như hoa nở, hương thơm ngọt ngào từng góc phố thân quen", còn Thanh Tịnh thì viết :" Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Phép so sánh và nhân hóa đã được sử dụng để diễn tả niềm vui của cậu học trò lớp Năm buổi tựu trường. Các từ ngữ hình ảnh đẹp và gợi cảm. Những cảm giác trong sáng được tác giả nhắc đến trong bài văn chính là những kỉ niệm náo nức , mơn man, xao xuyến của buổi tựu trường dù kỉ niệm ấy đã có một khoảng cách khá xa về thời gian. Nhưng buổi tựu trường thuở còn thơ ấy không bị thời gian lấp vùi , chon kín mà trái lại , cứ mỗi độ thu sang “những đám mây bang bạc” về lại bầu trời nó lại xôn xao sống dậy. Tác gải không chỉ nhớ lại buổi tựu trường mà còn nhớ rất rõ cảm giác ấy đã “nảy nở trong tôi như mấy cành hoa tươi” . Cách so sánh không có gì mới lạ vì thông thường, người ta cũng hay dùng hình tượng hoa nở để diễn tả niềm vui. Hơn nữa “mấy cành hoa tươi ấy lại nở giữa bầu trời quang đãng” . Ta hình dung chú bé sung sướng như bay lên cùng trời đất buổi sáng thu ấy. So sánh kết hợp với nhân hóa đã giúp diễn tả đầy đủ , trọn vẹn niềm vui của tuổi thơ khi được cắp sách đến trường.

Một hình ảnh so sánh nữa cũng giúp ta hiểu thêm tâm trạng buổi đầu tiên đến trường của người học trò nhỏ. Đó là khi nhìn thấy những người lớp lớn hơn cầm sách bút đến trường, Thanh Tịnh viết : “Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này : chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi , nhẹ như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Ta sẽ băn khoăn tự hỏi, tại sao chú bé lại có cảm giác lạ lùng ấy. Bởi vì đến trường , sách bút là bạn đồng hành , là vật dụng gần gũi nhất cơ mà. Nhưng hãy nhớ và hiểu rằng, đây là chú bé lần đầu tiên đến trường. Bởi thế chỉ cầm hai quyển vở mà đã thấy “nặng” để rồi bàn tay phải ghì thật chặt thế mà quyển vở vẫn “xệch ra va chênh đầu cúi xuống đất”. Hồi hộp quá đấy mà. Trong khi chú nhìn thấy mấy cậu học sinh khác ôm rất nhiều sách vở, lại cả bút thước. Bởi thế , trong đầu cậu học trò mới ấy, cái ý nghĩ “chỉ những người thạo mới cầm nổi bút thước” ùa đến, trong trẻo, ngây thơ, hồn nhiên, nó như “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” làm ta thấy yêu hơn cảm xúc ngày đầu tiên đến trường trong văn Thanh Tịnh.

Theo bước chân của cậu học trò mới ấy, ta đến trước ngôi trường. Hãy xem cậu học trò ấy tả ngôi trường mình thế nào nhé ! “Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Phéo so sánh ngang bằng đã giúp người đọc cảm nhận một cách dễ dàng , cụ thể về ngôi trường Mĩ Lí. Trong trí nhớ của cậu bé, khi bấy chim ghé vào, trường Mĩ Lí “là một nới xa lạ” và cái cảm giác còn đọng lại trong cậu chỉ là “cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Lần này, cậu đến trường để học, bởi thế, cậu bé thấy trường xinh xắn, và một chút lo sợ vẩn vơ, cậu lại cảm thấy trường “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp” . Hình ảnh so sánh này thật chính xác nhưng cũng rất hồn nhiên. Bởi lẽ, đình làng thường là những nơi diễn ra những công việc quan trọng của làng, là chỗ của người lớn, bọn trẻ ít được vào. Vậy nên cậu mới có cảm giác trường Mĩ Lí “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”.

Chưa dừng lại ở đó. Một hình ảnh so sánh nữa cũng rất gợi cảm khi cậu ví những học trò mới “như những con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quang trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ”. Qủa thật đúng với tâm trạng của cậu học trò mới bởi vì đến với trường học, cậu đến với những chân trời của ước mơ, hi vọng. Khát khao, muốn hòa mình vào bầu trời ấy nhưng vẫn còn “ngập ngừng, e sợ” bởi cậu chưa thật sự tự tin, và bởi đó là ngày đầu tiên đến trường. Hình ảnh so sánh cũng không mới , bởi vì người ta thường ví học trò như bầy chim non và sau những năm tháng miệt mài sách vở, bầy chim ấy đủ cứng cáp đôi cánh để bay vào bầu trời xanh cao rộng. Tuy nhiên, đứng trước những con chim non “bên bờ tổ” ấy ai cũng thấy chúng đáng thương, đáng yêu và thầm ước một ngày đàn chim ấy đủ khôn để rời tổ, góp tiếng ca làm đẹp cho cuộc đời. Bởi thế, phép so sánh làm tăng giá trị biểu đạt cho câu văn. Đồng thời đem đến cho ta những cảm nhận ngày một rõ ràng, cụ thể về tâm trạng ngày đầu đi học của Thanh Tịnh.

Thời gian trôi qua. “Tuổi” của những dòng hoài niệm và những người viêt những dòng hoài niệm ấy không còn trẻ nữa. Nhưng những cảm xúc trong tác phẩm vẫn tươi mới, trẻ trung như tâm hồn ta mỗi khi tựu trường. Những hình ảnh so sánh trong tác phẩm cũng vì thế mà chưa bao giờ già cũ.

 

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
HT
20 tháng 7 2017 lúc 6:48

Cảm ơn Linh Phương đã tổ chức thành công cuộc thi môn Ngữ Văn.

Thầy sẽ liên hệ với các bạn được giải để trao thưởng.

Cảm ơn tất cả các bạn!

Bình luận (0)
NG
20 tháng 7 2017 lúc 6:51

Không biết ăn ở thế nào chứ thi gì cũng đứng thứ 3, thứ 4 chả lên được thứ 1,2 để có tiền .

XUI VÃI + ĐỘ NGU BẨM SINH khocroi

ĐI CHẾT ĐÂY

Bình luận (3)
NG
20 tháng 7 2017 lúc 6:53

ĐÓI NGHÈO CÁC BÁC ƠI

Ôn tập ngữ văn lớp 8

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
RT
19 tháng 7 2017 lúc 23:19

6 bài

Bình luận (2)
MD
13 tháng 7 2017 lúc 8:25

Cmt đầu - chúc mi đc gải tán nhé Như Khương Nguyễn

Bình luận (1)
LD
13 tháng 7 2017 lúc 9:00

chúc mọi người thi tốt ạ!!! yêu mọi người lắm!! chaiyo!!! e bỏ thì mn hãy cố lên!! never give up!!!

Bình luận (11)
LP
Xem chi tiết
MD
12 tháng 7 2017 lúc 13:12

Cmt đầu.... Tạch cmnr ; bt v nhờ mẹ lm cho khỏe

Bình luận (29)
NH
12 tháng 7 2017 lúc 13:16

Chúc mừng mí a, mí cj, cj fiend, dc zô zòng 3

chúc mừng riêng pâp Như Khương Nguyễn, pâp đi thái nhanh zề mua qà cho con

Bình luận (7)
NT
12 tháng 7 2017 lúc 13:19

hình như có 2 ẻm lp 7 lên 8 thoy limdim

Bình luận (18)
LP
Xem chi tiết
ND
7 tháng 7 2017 lúc 7:11

coment đầu 4 ngày thui ak

Bình luận (2)
ND
7 tháng 7 2017 lúc 7:20

Cho em hỏi bài 3 làm văn hay lập dàn ý

bài 2 chưa hc bt làm sao, hiazzzzzz

Bình luận (8)
H24
7 tháng 7 2017 lúc 7:30

Đề vòng 2 khó quá .

Nguy cơ tạch mạnh r :(( =(( ​

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
DT
3 tháng 7 2017 lúc 21:24

Tạch rồi buôn quá nhảy sông đây vĩnh biệt :((

Bình luận (22)
LF
1 tháng 7 2017 lúc 0:08

cú :v

Bình luận (3)
PH
1 tháng 7 2017 lúc 5:39

Đề ngắn thật....nhưng đề ơi...hẹn m trưa về t làm.....tiếc quá...

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
QD
28 tháng 6 2017 lúc 16:17

Hủy làm gì,thì cho bik chứ giải thưởng ko quan trọng (mà cho e hỏi có giải thưởng,nếu có thì là gì ạ?)

P/s:Hỏi thôi chứ k có ý định giành giải =))

Bình luận (84)
H24
28 tháng 6 2017 lúc 16:20

_Cảm Ơn Các Bạn Đã Đọc Bài Viết Này_

câu này k cần viết hoa nhiều thế đâu ~_~

Bình luận (3)
LH
28 tháng 6 2017 lúc 16:27

Linh Phương

cj ơi nếu nhỡ làm đc 0đ thì s

Bình luận (45)
NN
Xem chi tiết
LP
26 tháng 5 2017 lúc 13:25

Chuck Palahniuk đã từng nói " Cha mẹ giống như Chúa trời bởi bạn luôn muốn biết họ ở đâu, muốn họ lúc nào cũng nghĩ cho mình, nhưng bạn lại chỉ thực sự nhớ tới cha mẹ khi cần thứ gì đó. " Câu nói đó làm tôi luôn phải suy nghĩ trước những hành động của bản thân khi nhờ tới ba mẹ giúp đỡ.

Có người hỏi tôi " Con thương cha hay mẹ nhất ? Vì sao ? " Với tôi đây là một câu hỏi khó trả lời nhất, lúc người đó hỏi tôi, tôi chẳng nghĩ gì cứ trả lời " Con thương mẹ vì mẹ cho con cuộc sống, dạy con thành người..." Có lẽ câu trả lời sẽ không phải là mẹ mà là cha sẽ vẫn lặp đi lặp lại với các bạn khác không chỉ riêng mình tôi. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao tôi lại trả lời một cách ngây ngô đến vậy và rồi ngày nào hễ tôi làm gì cần đến sự giúp đỡ của cha hay mẹ tôi đều nhờ đến họ một cách vô tư, thản nhiên mà chẳng nghĩ tại sao mình không tự làm hay cố gắng trừ khi nó quá sức với bản thân. Rồi đến một ngày, khi trường tôi đón thầy Nguyễn Thành Nhân về trường được nghe thầy kể về tình cảm của cha mẹ mà bậc làm con như chúng tôi chẳng bao giờ hiểu, nghe thầy kể tôi ngẫm về những hành động của mình khi làm với cha mẹ, tôi ân hận lắm và cũng chỉ muốn ôm lấy cha mẹ và nói " Con xin lỗi, con sai rồi..."

Có thể với chúng ta, tình yêu thương của mẹ bao giờ cũng cao cả hơn tình yêu thương của cha.Nhưng đây là suy nghĩ sai, đúng tình yêu của cha sẽ không bằng mẹ nhưng công lao mà cha kể sao cho hết. Cha yêu con không phải qua những cái ôm hay những lời ngọt ngào mà cha yêu con ở hành động của mình. Cha sẽ chẳng ngại mưa hay nắng sớm tối, cha sẽ vì con lo cho con cuộc sống, vật chất. Tôi nhớ một câu cha từng nói với tôi "Cha không phải là người hoàn hảo. Nhưng cha đã thương yêu con theo cách hoàn hảo nhất.... " Câu nói của cha là động lực cho tôi hay những lần mắng lần đánh, cha tôi không đánh con mà cha chỉ tức giận, bỏ đi và nói " Con thích làm gì thì làm hãy suy nghĩ lại hành động việc mà con đang làm, nghĩ kĩ đi xem nó đúng hay sai ". Con chào đời cha vui, tôi yêu cha tôi, không phải vì cha luôn chiều chuộng tôi mà vì cha luôn cho tôi thấy được tình yêu của cha là chân thật, cha cho tôi cảm giác thật ấp áp khi tôi vấp ngã. " Một người cha nghiêm khắc luôn nặng lời khi khiển trách con cái nhưng vẫn là người cha tốt trong mọi hành động – Menandre."

Và mẹ người mà những đứa con quý và tôn trọng nhất,khi tôi chào đời người đầu tiên tôi thấy là nụ cười tràn đầy tình yêu thương của mẹ. Mẹ yêu thương tôi hơn bản thân mình, mẹ luôn dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Với tôi mẹ là người đẹp nhất, đẹp không chỉ riêng của khuôn mặt, ở nụ cười mà với tôi mẹ đẹp nhất ở tính cách của mẹ. Mẹ tôi là người rất nghiêm khắc với con cái,nhưng tôi biết, chính sự nghiêm khắc của mẹ đang rèn luyện tôi thành người. Mẹ yêu thương con không phải qua hành động như cha , mẹ yêu con bằng chỉ cử lo lắng cho con. Với con , mẹ có nghĩa là duy nhất....Một bầu trời...Một mặt đất...Một vầng trăng...Mẹ không sống đủ trăm năm. Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát...Mẹ!Có nghĩa là ánh sáng. Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim. Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi là cho - đi - không - đòi lại - bao giờ…

Cha mẹ ơi! Con yêu hai người nhiều lắm. Chỉ có cha mẹ là người yêu con không điều kiện còn ngoài kia cần điều kiện mới yêu con. " Người ta chẳng bao giờ trả xong nợ cho cha mẹ – Aristote ". Con biết trả ơn cha mẹ sao đây, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng con trưởng thành. Con nhận ra con có thể khóc vì mất đi tình bạn , có thể khóc khi mất đi một món đồ vật,...Nhưng con chưa bao giờ nước mắt khi thấy ba mẹ bạn khổ cực như thế nào để nuôi con khôn lớn...Cha hay mẹ đều là những gì mà con trân trọng nhất, vì có cha mẹ mới có con. Con nợ cha mẹ nhiều rồi...Cha mẹ ơi con sẽ cố gắng học tập và trưởng thành để không làm cha mẹ phụ lòng. Cảm ơn cha mẹ những ngươi đã dùng tuổi thanh xuân của mình để cho con...

Bình luận (15)
ND
26 tháng 5 2017 lúc 14:17

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Mỗi khi nghe lên hai câu ca dao này là lòng tôi lại bồn chồn xao xuyến. Tôi cứ tự nhủ là cha mẹ dành cho tôi nhiêu tình thương như vậy, mình cũng không được để phụ lòng họ.

Tôi là người con hạnh phúc nhất trên thế giới này khi có tới hai người ba và một người mẹ. Chắc rằng mọi người rất thắc mắc về vần đề này! Đúng thật, nó hơi khó hiểu, nhưng tôi chỉ được sống với người ba thứ nhất trong 46 tháng tuổi đầu đời, về sau tôi sống cùng mẹ và ba. Vì là con nít nên mọi người hay hỏi tôi: "Tại sao ba mẹ cháu lại đặt tên cho cháu là Đạt?", "Cháu nghĩ mẹ cháu sinh ra cháu có khó khăn không?",... rất nhiều câu hỏi khó. Nhưng,có lẽ tôi sẽ khó trả lời nhất với câu hỏi "Nếu một ngày ba mẹ cháu phải chết, cháu có thể cứu một người, cháu sẽ cứu ai?" Làm sao mà bác họ của tôi có thể hỏi tôi một câu hóc búa như thế? Bác còn dụ cho tôi hai cây kẹo mút, có lẽ là trẻ con nên tôi đã trả lời để ăn kẹo mút. Tôi trả lời "Dạ là ba!". Tôi cũng chẳng hiểu tại sao mình chọn ba nữa? Tôi trả lời rất nhanh và không cần suy nghĩ như vậy. Rồi sau đó, vào một ngày không đẹp, ba tôi mất. Từ đó, tôi cứ oán trách ba sao bỏ con sớm vậy, tôi đau khổ cay đắng, tôi chán đời. Nhưng, cảm ơn ông trời đã ban cho tôi một người mẹ tuyệt vời. Mẹ đã luôn bên cạnh tôi và an ủi, chia sẻ với tôi ngọt bùi. Đến một ngày nọ, khi mẹ bị va chạm giao thông, tuy chỉ chầy xước nhẹ nhưng mẹ vẫn cứ đi làm vườn và dạy học. Tôi nhìn cảnh tượng ấy xót xa đến nhường nào, lúc ấy tôi chỉ muốn một dao kết liễu cuộc đời của mình. Tôi cảm thấy ân hận trước việc trả lời câu hỏi của bác họ, đáng lẽ lúc ấy tôi phải trả lời là cả ba và mẹ chứ. Mẹ có vai trò không nhỏ đối với cuộc đời của tôi.

Có thể chúng ta cứ nghĩ cha và mẹ sẽ có người thương chúng ta hơn, người ghét chúng ta hơn. Nhưng đâu ai nghĩ rằng cha mẹ đều rất yêu thương chúng ta. Tình thương của cha là sức mạnh, tình thương của cha đâu có thể hiện qua việc ôm hôn con cái hay là chăm sóc con cái khi ốm. Nhưng chúng ta vẫn phải hiểu rằng, ba luôn chấp nhận nguy hiểm và khó khăn để có được đồng tiền chân chính nuôi nấng con cái, đảm bảo có ăn có mặc cho gia đình. Ba tôi cũng thế, ba tôi cũng có công lao rất lớn trong việc gánh vác gia đình. Mỗi lần ba đánh tôi, mỗi lần ba mắng tôi, ba nói ba không quan tâm đến tôi nữa nhưng tôi vẫn biết tình thương của ba dành cho tôi không bao giờ là cạn.Dù có nước chảy đá mòn nhưng tình cảm ba dành cho tôi thì không bao giờ bị bào mòn cả. Và đâu mấy ai hiểu được cái ánh mắt ấm áp của ba nó khác cái ánh mắt ấm áp của mẹ như thế nào. Ba luôn cố gắng mọi thứ chỉ vì con cái chúng tôi. Và cũng như mẹ, khi tôi chào đời phải ở trong lồng kính ba ngày, tôi biết ba cũng rất vui khi con cái khỏe mạnh nhưng cũng rất lo cho tình hình sức khỏe của tôi. Tôi không biết ba của mọi người thì sao, nhưng đôi khi tôi con thấy ba tháo vát trong công việc của mẹ, ba trông em gái út của tôi, ba đi hái rau về nấu cháo cho tôi, ba ru tôi và em ngủ,.. Lời ru của ba tuy khàn và không hay những nó là cả một trái tim và sự ấm áp.

Như tôi đã nói, tôi có hai người ba, vậy người ba còn lại là ai? Người ba còn lại chính là mẹ của tôi. Từ khi ba qua đời, có lẽ mẹ phải chịu gánh nặng ngàn cân, có lẽ mẹ đã có thể buông tay ra và đi tiếp cuộc đời mới nhưng mẹ vẫn chấp nhận ở lại lo lắng và nuôi dưỡng chúng tôi khôn lớn. Mẹ đã làm công việc mà dường như nhiều người đàn ông không làm được: tưới cà phê, phát cỏ, xịt cỏ,... Mẹ gồng gánh thân hình bé nhỏ cao chưa đầy mét rưỡi để nuôi chúng tôi. Mẹ còn thức khuya dậy sớm để làm những công việc lặt vặt như rựt chồi,.. Điều đó là tôi cứ hoài nghi trong suy nghĩ của mình, ba còn sống.

Nếu như ba là người dành công lao với chúng ta thì mẹ là người hết lòng nuôi dậy chúng ta bằng tình thương. Tình thương của mẹ có lẽ không phải là những việc làm chân tay bốc vác lớn như ba nhưng rõ thấy cái tình thương ấy trong cuộc sống hằng ngày, Từ cái nhìn, cái ôm, nụ hôn nhẹ lên trán con hay cả những lần chăm sóc con khi con ốm. Đối với tôi, mẹ tôi thật hoàn hảo không chỉ ở vẻ ngoài lương thiện cùng với thân hình cân đối mà có cả tình thương ấm áp dành cho con cái. Rồi những ngày em gái của tôi ốm, mẹ còn thức muộn hơn những ngôi sao sáng ngoài kia. Nó sáng hồi rồi tắt nhưng mẹ thi vẫn thức, vẫn thức suốt đêm,.. Đối với tôi mẹ là cả nguồn sống, mẹ là chân trời xa xôi, mẹ là những gì mà tôi cần nhất,... Mỗi lời mẹ mắng như mỗi lời khuyên bảo, dạy dỗ con chân thành nhất, mà có lẽ nếu không phải mẹ thì chẳng có ai làm được.

Cha ở trên trời cao, vẫn sẽ mãi nhìn xuống dưới này quan sát cuộc sống của con, con rất yêu ba, con cảm ơn ba khi đã bên con 46 tháng trời ròng rã vất vả, Và con cũng cảm ơn mẹ, cảm ơn tình yêu thương của mẹ dành cho con, nó lớn mạnh hơn tất cả những gì trên thế giới to lớn này. Con đã không biết khi ba mẹ khóc vì con, khi ba mẹ làm mệt,con quá vô tâm phải không? Công lao cha mẹ con bao giờ mới trả hết nổi, dù có lấy thân con ra để chăm sóc cha mẹ thì cũng không bao giờ hết. Con chẳng biết là gì hơn, con hứa rằng sẽ chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng ba mẹ. Con thề với ba "Khi con còn sống, con sẽ không bao giờ để mẹ rơi bất cứ một giọt lệ nào vì con". Ba mẹ vẫn là những người quan trọng nhất đối với con.

Bình luận (11)
NN
26 tháng 5 2017 lúc 12:35

Các bạn văn giúp tớ với @Linh Phương ; @Nguyễn Trần Thành Đạt ; Phương Thảo ; Dương Yến Tử ; Chi Dương ;.......... Và các bạn khác nữa

Bình luận (0)
PX
Xem chi tiết
NY
30 tháng 1 2016 lúc 22:24

Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới. Từ đó, bước đầu tác giả vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để các dân tộc tự giải phóng, giành quyền độc lập.

 

Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân ngay tại sào huyệt của chúng và chỉ ra con đường cách mạng cùng tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.

 

Đầu thế kỉ XX, một số nước lớn ở châu Âu thi nhau xâm chiếm thuộc địa ở nhiều nơi trên thế giới để vơ vệt của cải và nhân lực. Chính sách cai trị của chế độ thực dân rất hà khắc, dã man nên cuộc sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực khổ. Làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi dâng lên ngày càng mạnh mẽ.

 

Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) mà Nguyễn Ái Quốc mỉa mai gọi là cuộc chiến tranh vui tươi thực chất là cuộc xung đột ác liệt giữa các đế quốc để tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động ở các nước tư bản và dân chúng nghèo khổ ở thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc.

 

Bản án chế độ thực dận Pháp là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Mỗi chương của tác phẩm viết về một chủ đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Với thiên phóng sự điều tra này, lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thực dân bị lên án một cách toàn diện, cụ thể, chính xác và có hệ thống.

 

Bản án chế độ thực dân Pháp thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, đồng thời bày tỏ tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ nghèo khổ, phản ánh ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tài năng văn chương của tác giả qua nghệ thuật trào phúng, đả kích sắc sảo.

 

Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp, ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân.

 

Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất xấu xa ấy bằng những lập luận chặt chẽ và tư liệu phong phú, xác thực, nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. Giọng điệu chung của bài văn là vừa kết án đanh thép vừa mỉa mai chua chát, vừa thông cảm, xót thương.

 

Cái tên Thuế máu bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa, đồng thời biểu lộ thái độ căm phẫn trước tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song có lẽ một trong những thứ thuế tàn ác, dã man nhất là thứ thuế thu bằng xương máu và tính mạng của họ.

 

Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương Thuế máu cũng hàm ý bóc trần các chính sách lừa bịp để bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương tủy của chính quyền thực dân cai trị. Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi Kết quả của sự hi sinh, qua các phần tiếp nối nhau như thế, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước phơi bày bản chất “ăn thịt người” của bè lũ thực dân.

 

Phần một: Chiến tranh và người bản xứ.

 

Ở phần này, tác giả nêu bật sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi xảy ra chiến tranh và khi chiến tranh vừa bùng nổ.

 

Trước chiến tranh, người dân thuộc địa bị bọn thực dân cai trị coi là giống người hạ đẳng, ngang hàng với súc vật: … họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, bọn thực dân cần lính, cần người tham gia chiến tranh thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

 

Tác giả đưa ra hai thái độ trái ngược hoàn toàn ấy nhằm tố cáo thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân trong việc biến dân thuộc địa thành vật hi sinh. Luận điệu bịp bợm trơ trẽn của chúng được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý châm biếm và đả kích sâu cay.

 

Số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả rất cụ thể: … họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.

 

Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên khắp các chiến trường miền Nam nước Pháp bằng giọng văn trào lộng nhưng chất chứa cảm xúc xót xa, ngậm ngùi:

 

Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…

 

Nhiều người dân thuộc địa tuy không phải ra trận nhưng ở hậu phương, họ bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.

 

Tác giả đã nêu ra một con số khủng khiếp về số người bản xứ đã bỏ mình trôn đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Tổng cộng cố bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.

 

Phần hai: Chế độ lính tình nguyện.

 

Ở phần này, tác giả vạch trần các mánh khóe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân. Có thật là người dân thuộc địa tình nguyện hiến dâng xương máu cho “nước mẹ Đại Pháp” như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền hay không? Tác giả kể rằng:

 

Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 – 1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.

 

Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để kẻ thù tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp,… Bọn thực dân coi lính thuộc địa không phải là người mà chỉ là thứ vật liệu biết nói. Cách gọi đó tự nó đã có tác dụng tố cáo mạnh mẽ bản chất dối trá, lừa bịp và dã man của chính quyền thực dân. Những viên công sứ Pháp (đứng đầu một tỉnh) cùng bọn quan lại dưới quyền tiến hành vây bắt và cưỡng bức người dân phải đi lính, lợi dụng chuyện bắt lính để dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu:

 

Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.

 

Chúng sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật và đàn áp dã man nếu như dám chống đối. Tác giả đã kể ra sự thực phũ phàng là người dân thuộc địa chỉ có hai con đường: hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.

 

Trong khi làm những điều độc ác như đã kể trên, chính quyền thực dân vẫn không ngừng rêu rao về tinh thần tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dường chỉ làm bộc lộ rõ thêm thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn ấy:

 

Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng:

 

“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.

 

Tác giả mỉa mai chua chát luận điệu dối trá ấy bằng những câu hỏi tu từ:

 

Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập" và “không ngần ngại”?

Trong phần Chế độ lính tình nguyện, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tố đối lập hoàn toàn với luận điệu bịp bợm của bọn thực dân cầm quyền để lột trần bản chất tham lam và tàn bạo của chúng trong chính sách cai trị đối với người dân thuộc địa.

Phần ba: Kết quả của sự hi sinh.

 

Kết quả sự hi sinh của người lính thuộc địa trong các cuộc chiến tranh và cách đối xử của chính quyền thực dân sau khi đã bóc lột xương máu họ đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh, chỉ tiết tiêu biểu có sức tố cáo rất lớn:

 

Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyển nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô" lẫn người “An nam-mít” mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.

 

Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao ? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao ? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao ? về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”đó sao?

 

Mỉa mai thay, khi chiến tranh vừa chấm dứt thì các lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt (!) Những người lính từng được tâng bốc bằng bao lời lẽ hoa mĩ thì bây giờ mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu" như trước đây.

 

Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh cho chính nghĩa và công lí như lời rêu rao đối trá của lũ thực dân chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ là chế độ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.

 

Bộ mặt tráo trở của chính quyền thực dân bộc lộ trắng trợn qua những hành động vô nhân đạo: tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật. Sau chiến tranh, người dân thuộc địa trở về vị trí hèn hạ ban đầu:

 

Thế là những “cựu binh" – đúng hơn là cái xác còn lại – sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một,chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả.

 

Ba phần của chương Thuế máu được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột xương máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ các xứ thuộc địa cũng được phản ánh một cách chân thực và sinh động.

 

Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện chủ yếu qua hệ thống hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, những từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm và chất chứa sức mạnh tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân.

 

Ngôn ngữ tác phẩm mang màu sắc trào phúng rất rõ nét. Những từ mỉa mai như; “con yêu", “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”, "vật liệu biết nói…” vừa phơi bày bản chất dã man của chủ nghĩa thực dân, vừa tô đậm số phận bi thảm của người dân thuộc địa.

 

Tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật gậy ông đập lưng ông bằng cách nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để bóc trần bản chất lừa bịp vô liêm sỉ của chúng. Tác giả dùng liên tiếp các câu hỏi tu từ để phơi bày sự thật trái ngược với lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế nên không thể chối cãi. Để tăng tính thuyết phục của lí lẽ, khi cần, tác giả còn dẫn ra ý kiến của người khác hay của chính đối tượng bị đả kích.

 

Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu chung của tác phẩm, người đọc nhận ra thái độ yêu ghét rõ ràng của tác giả: căm phẫn chính quyền thực dân tàn ác và xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ của các nước thuộc địa bị bóc lột đến cả xương máu, tính mạng.

 

Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã giúp người đọc hiểu được bản chất độc ác, dã man và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh để bảo vệ quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm cũng chứng minh Nguyễn Ái Quốc là một cây bút chính luận xuất sắc trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

 

Bình luận (0)
NY
31 tháng 1 2016 lúc 9:35

hehe

Bình luận (1)
KN
9 tháng 9 2016 lúc 15:24

Thuế máu là chương mở đầu đầy máu và nước mắt trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Dưới ngòi bút nhân đạo cao cả của Nguyễn Ái Quốc, số phận của người dân thuộc địa hiện lên thật bi thảm, gieo vào lòng người đọc bao nỗi niềm thương cảm đến xót xa.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước thuộc địa Á-Phi-Mỹ La Tinh chìm trong đêm trường tối tăm ngột ngạt của cảnh sống nô lệ lầm than. Chính sách cai trị của bọn thực dân vô cùng dã man và độc ác, với hàng trăm thứ thuế bất công vô lý:

Các hạng thuế các làng tăng mãi
Hết đinh điền rồi lại trâu bò
Thuế chó củi, thuế lợn lò
Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế xe…
(Á tế ca).

Nhưng phũ phàng và tàn nhẫn nhất là thuế máu, sự bóc lột xương máu và mạng sống của người dân thuộc địa của bọn đế quốc đã được Nguyễn Ái Quốc phản ánh chân thực và sinh động.

Chưa bao giờ mà mạng sống của người dân thuộc địa lại bị coi rẻ như vậy. Dưới ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc, từng bi kịch đầy đau thương cứ hiện dần lên. Qua giọng văn vừa mỉa mai, giễu cợt, vừa cay đắng xót xa, ta cảm nhận được một cái tình người mênh mông của nhà văn. Hơn ai hết, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ tấm lòng thương yêu quê hương đất nước thiết tha của người dân bản xứ. Đối với họ, đàn trâu, mảnh vườn là những gì thân thiết nhất. Thế mà họ phải đột ngột xa lìa vợ con, đi phơi thây trên các chiến trường châu Âu. Đọc đến đây ta thấy lòng mình nghẹn lại. Nhưng nỗi đau thương ấy đã thấm thía gì. Ngòi bút phê phán của Nguyễn Ái Quốc tiếp tục miêu tả khá tỉ mỉ những cái chết đầy thảm thương của những người lính thuộc địa trên các chiến trường châu Âu: trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại các miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ – chả thế sao lại đem nướng họ ở những nơi xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát, trên bờ sông Mác -nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ để lấy máu mình tưới những dòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm tên những chiếc gậy của các ngài thống chế.

Không chỉ những người lính khốn khổ, ngay cả những người dân thuộc địa không trực tiếp ra trận cũng phải nhận cái chết đau đớn ở các công xưởng chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh.

Biết bao cái chết thương tâm để rồi kết lại thành con số khủng khiếp: Bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn nhìn thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. Tám vạn người dân bản xứ đã bỏ mạng vì những danh dự hão huyền mà họ không bao giờ được nhận, vì những quyền lợi mà họ không bao giờ được hưởng.

Số còn lại thì sao? Dù có sông sót, họ chỉ lê tấm thân tàn ma dại trở về kiếp sống trâu ngựa dưới cái chế độ không hề biết gì đến chính nghĩa và công lý:

Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyến bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô đến người An-nam-mít mặc nhiên trở tại "giống người bẩn thỉu”.

Nguyễn Ái Quốc kể tiếp: Để ghi nhớ công lao của người tính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ đã bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? về đến xứ sở, chẳng phải họ được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bàng một bài diễn văn yêu nước: Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chứng tôi không cần đến các anh nữa,cút đi! Đó sao? 
Thật quá bất công và tàn nhẫn! Nhưng nào đã hết! Chiến tranh đã kết thúc mà thảm cảnh thì vẫn tiếp diễn. Cả một dân tộc bị đầu độc bởi vì chính quyền cai trị thực dân đã cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho các thương binh người Pháp và vợ con tử sĩ người Pháp.

Ở những chương sau của Bản án chế độ thực dân Pháp,

Nguyễn Ái Quốc tiếp tục kể ra những thảm cảnh mà những người dân thuộc địa đang gánh chịu: một người da đen bị hành hình, hai cha con người bán hoa quả Việt Nam bị bọn thủy thủ Pháp dội nước sôi vào người rồi hô hố cười, những nỗi nhục của người đàn bà bản xứ…

Có thể nói: Bản án chế độ thực dân Pháp thấm đầy máu và nước mắt của người dân thuộc địa. Tiếng oán hờn thông thiết như thúc giục mọi người hãy thấm máu trên người, đứng dậy làm cách mạng đánh đuổi bọn thực dân, giành lấy quyền sống.

Bình luận (0)