Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
SM
30 tháng 7 2017 lúc 20:55

mấy thánh ăn j em cúng

Rất tiếc, bạn cần phải có ít nhất 5GP để được dự thi! Danh sách làm bài và điểm 1. An Trịnh Hữu 9.75 2. Tử Dii Chu 9.5 3. Tớ Là Ai 9.5 4. Dương Nguyễn 9.5 5. Trần Thọ Đạt 9.5 6. Nguyễn Thị Hồng Nhung 9.5 7. Nguyễn Thanh Hằng 8.75 8. Toshiro Kiyoshi 7.75 9. Phan Thùy Linh 7.5
Bình luận (19)
LD
30 tháng 7 2017 lúc 18:21

thanh kiu, đúng hên, vào 1 cái mà đã có đề, 1 phút trc nữa chớ :v

Bình luận (0)
GH
30 tháng 7 2017 lúc 18:23

Đề dễ vãi mà mink ko đc thi :((

Bình luận (7)
ML
Xem chi tiết
VM
3 tháng 2 2016 lúc 10:45

Phong trào cách mạng 1930-1930 đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh :

- Bài học về công tác tư tưởng : vừa mới ra đời, với khẩu hiệu : " Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày",Đảng đã giáo dục và tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của  quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Giáo dục và lôi kéo được quần chúng đi theo Đảng để làm cách mạng đó là thắng lợi bước đầu và quyết định đối với sự nghiệm cách mạng của dân tộc.

- Bài học về xây dựng liên minh công nông : Qua phong trào, khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp khác có khả năng lật đổ ách thống trị của đế quốc phong kiến, xây dựng một cuộc sống mới.

- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng : Phong trào cho thấy rằng , khi quần chúng đã  sục sôi căm thù đế quốc và phong kiến sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành chính quyền.

- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền : Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là chính quyền nhà nước. Phong trào sau khi đấu tranh giành thắng lợi ở một số địa phương thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh đã xây dựng chính quyền theo kiểu Xô viết Nga.

- Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất : Trong thời kỳ này chưa có mặt trận dân tộc thống nhất nên chưa tập hợp được đông đảo các giai cấp và tầng lớp nhân dân nhằm đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Đây là bài học mà Đảng ra rút ra để sau này đến thời kỳ cách mạng 1936-1939 chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương.

- Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh : Qua phong trào giai cấp vô sản Việt Nam mà đại biểu là Đảng Cộng Dản Đông Dương đã khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của mình. Thực tiễn cho thấy tính chất đúng đắn của đường lối chiến lược mà Đảng đề ra.

Bình luận (0)
LP
3 tháng 2 2016 lúc 10:47

Ptrào CM 30 - 31 là cao trào CM đầu tiên do ĐCS VN phát động lãnh đạo đã dành được những thắng lợi to lớn. Đây là cao trào CM rộng lớn có qui mô toàn quốc mang tính chất CM triệt để và có hình thức đấu tranh quyết liệt với đỉnh cao là Xô viết Nghệ tĩnh. Cao trào tuy tồn tại chỉ được gần 2 năm nhưng đã để lại những ý nghĩa lịch sử to lớn đối với CMVN.
- Cao trào CM 30 - 31 với đỉnh cao là XV Nghệ tĩnh là bước thắng lợi đầu tiên của CM VN, mở đầu 1 thời kỳ đấu tranh CM mới của nhân dân ta, nó có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của CM VN.
- Qua cao trào CM 30 - 31 đã khẳng định trên thực tế những nhân tố cơ bản đầu tiên đảm bảo cho thắng lợi của CM giải phóng dân tộc ở VN.
+ Khẳng định rằng CM muốn thắng lợi trước hết phải có sự lãnh đạo của 1 Đảng CM chân chính - Đảng theo CN Mác - Lê nin mang lập trường của giai câp Công nhân là người đại biểu cho toàn thể nhân dân lao đông.
+ Khẳng định phương hướng của CM giải phóng dân tộc là đúng đắn, đường lốichính trị mà Đảng vạch ra là thích hợp, đáp ứng đúng nguyện vọng thiết tha của quần chúng nhân dân lao động. Đường lối đó là ngọn đuốc soi đường chỉ lối đưa CMVN đi lên.
+ Qua ptrào chứng tỏ năng lực tổ chức và lãnh đạo của ĐCS vượt hơn hẳn các tổ chức yêu nước khác. Uy tín của Đảng được nâng lên trong quần chúng, đã tự khẳng định vai trò lãnh đạo và năng lực tổ chức trong thực tiễn.
- Cao trào CM 30 - 31 phát triển mạnh đã dẫn tới sự thành lập Xô viết nghệ tĩnh. Đây là hình thức chính quyền Nhà nước công nông đầu tiên ở Việt Nam. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngẵn nhưng chính quyền Xô viết đã để lại ấn tượng sâu sắc trong quần chúng Cách mạng, có tác dụng cổ vũ khích lệ nhân dân tiến lên.
Chính quyền Xô viết trở thành biểu tượng về lòng tin và sức mạnh của quần chúng công nông.
- Qua thực tiễn lãnh đạo cao trào CM 30 -31 Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng và sớm khẳng định uy tín và đại vị của mình trong ptrào CS và CNQT. 
Ngày 11/4/1931 QTCS đã ra quyết định công nhận ĐCS Đông Dương là 1 chi bộ độc lập trực thuộc QTCS. Được sánh vai cùng các Đảng anh em khác.

Bình luận (0)
LD
3 tháng 2 2016 lúc 11:57
1.Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho nền kinh tế nước ta tiêu điều, xơ xác đời sống nhân dân lao động hết sức cơ cực nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
-Do chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
-ĐCS Việt Nam ra đời ®Çu n¨m 1930 với đường lối cách mạng đúng đắn đã kịp thời lãnh đạo phong trào.
2.Chủ trương của Đảng.
a.Nhận định kẻ thù: Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến.
b.Nhiệm vụ:Chống đế quốc giành độc lập dân tộc chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
c.Hình thức tập hợp lực lượng: Bước đầu thực hiện liên minh công nông.
d.Hình thức đấu tranh: Sử dụng hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu như mít tinh, biểu tình, bãi công, biểu tình có vũ trang, hoạt động bí mật.
3.Diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931. Chia làm hai thời kì
a.Thời kì từ tháng 2 đến tháng 5/1930. Phong trào diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.
-2/1930:3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Nam Bộ ) bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.
-4/1930: Công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công.
-Trong nửa đầu năm 30 cùng với phong trào của công nhân thì phong trào của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnhThái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh.Điểm mới của phong trào trong thời kì này là xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng xuất hiện ở nhiều địa phương.
-Đặc biệt trong ngày quốc tế lao động1/5/1930 lần đầu tiên công nông và quần chúng khắp từ Bắc chí Nam đã biểu dương lực lượng của mình thông qua các cuộc mít tinh, biểu tình. Sau ngày 1/5 phong trào tiếp tục dâng cao.
b.Thời kì từ tháng 5 đến tháng 10/ 1930. Phong trào tiếp tục phát triển trên qui mô cả nước nhưng đỉnh cao là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
-Ngày 1/5/1930 Công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy(Nghệ An) cùng hàng vạn nông dân các vùng phụ cận thị xã Vinh biểu tình gương cao cờ đỏ búa liềm đòi tăng lương giảm giờ làm.
-Ngày 1/8/1930 Phong trào phát triển lên một bước mới: Công nhân khu công nghiệp Vinh-Bến thủy tổng bãi công, báo hiệu thời kì đấu tranh quyết liệt đã đến…..
-Đỉnh cao của phong trào cách mạng là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của 2 vạn nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình.Thực dân Pháp đàn áp làm 217 người chết;126 người bị thương làm cho nhân dân vô cùng căm phẩn.
Trong suốt th¸ng 9 và tháng 10 nông dân ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu (Nghệ An),Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khởi nghĩa vũ trang, công nhân khu công nghiệp Vinh-Bến thủy tiếp tục bãi công làm cho phong trào trở nên hết sức quyết liệt.
Trước khí thế đấu tranh của quần chúng chính quyền địch ở nhiều địa phương bị tan rã. Ở đó các ban chấp hành nông hội đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị , xã hội theo kiểu các xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở địa phương.
4.Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
a.Ý nghĩa lịch sử:
-Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việtt Nam, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
-Qua thực tiển phong trào cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng thì giai cấp công nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai.
-Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.
b.Bài học kinh nghiệm. Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm:
-Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng.
-Bài học về xây dựng khối liên minh công nông.
-Bài học về sử dụng bạo lực cách mang của quần chúng để giành chính quyền.
-Bài học về xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Chính vì những lẽ trên, phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô- Viết Nghệ-Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng tám 1945.
Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
QD
21 tháng 5 2016 lúc 15:48

– Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho nền kinh tế nước ta tiêu điều, xơ xác đời sống nhân dân lao động hết sức cơ cực nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

 

          – Do chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

          – Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 2/1930 với đường lối cách mạng đúng đắn đã kịp thời lãnh đạo phong trào.

          Từ ba nguyên nhân trên dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931ở nước ta. Trong ba nguyên nhân đó thì nguyên nhân Đảng ra đời và lãnh đạo là nguyên nhân cơ bản và quyết định nhất

Bình luận (0)
NB
21 tháng 5 2016 lúc 15:49

Chọn C. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với đường lối chính trị đúng đắn

Bình luận (0)
DH
21 tháng 5 2016 lúc 16:00

anh vào google mà tìm có đấy

Bình luận (0)