Đóng vai thúy kiều kể lại cuộc du xuân trong tiết thanh minh
Đóng vai thúy kiều kể lại cuộc du xuân trong tiết thanh minh
Thời gian thấm thoát thoi đưa, xuân về mà thoáng chốc sắp qua. Trong ngày tết Thanh minh, tôi và người em là Thúy Vân đã cùng nhau đi tảo mộ, hai chị em tôi sửa soạn đi lễ hội trong dòng người và xe ngựa nhộn nhịp, nô nức . Thảm cỏ xanh non trải rộng tới chân trời tạo nên cho cảm xuân thêm dồi dào sức sống , trên nên cỏ xanh có ddierm xuyết 1 vài bông hoa lê trắng , màu sắc hài hòa tuyệt diệu làm sao ! Đến khi bóng chiều đã ngả về tây, hai chị em tôi cùng nhau ra về. Chúng tôi thong dong đi dọc theo con suối nhỏ, dòng nước lững lờ trôi, phía trên có cây cầu bắc ngang. Phong cảnh trong buổi chiều mùa xuân thật thanh tĩnh và lòng người thoáng chút ưu tư , nuối tiếc .
phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ được sử dụng qua hình ảnh: con én đưa thoi
_ mọi người giúp mình với _
Bốn câu thơ đầu đã miêu tả cảnh ngày xuân đẹp như một bức tranh . Nhà thơ đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc hoạ .
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thềm quang chín chục đã ngoài sáu mươi ”.
Giữa bầu trời bao la mêng mông là những cánh én bay qua , bay lại như đưa thoi. hai chữ “đa thoi ”rất gợi hình gợi cảm .Nó vừa gợi được cánh én như con thoi bay qua , bay lại chao lượn , vừa thể hiện được thời gian ngày xuân đang trôi nhanh . Nhà thơ mượn cách nói của dân gian , thời gian thấm thoắt thoi đưa . Cảnh ngày xuân hiện nên trong thơ ông vừa bình dị vừa sống động .
Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân , là “thiều quang ” của mùa xuân khi đã ngoài sáu mươi . Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của Nguyễn Du mang những nét rất riêng . hai chữ “Thiều quang ”để thể hiện mùa xuân đã sang tháng ba .Hai chữ ấy đã gợi nên màu hồng của ánh xuân , cái đầm ấm của khí xuân , cái mêng mông bao la của đất trời .Câu thơ đã thể hiện được không gian mùa xuân thật trong sáng .
Bức tranh mùa xuân ấy còn là sắc xanh mơn mởn , ngọt ngào của cỏ non trải ra , lan rộng như tấm thảm tới tận chân trời
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”.
Người đọc đều cảm nhận thấy nhà thơ Nguyễn du đã tiếp thu những yếu tố miêu tả của câu thơ cổ Trung Quốc .
“Phương thảo liên thiên bích
Lệ chi sổ điển hoa ”.
Nhưng ở dây , Nguyễn Du đã có điểm sáng tạo .Ông đã thiên về miêu tả sắc trắng của bông hoa .Dùng phép đảo ngữ đưa tính từ “trắng lên trước cụm từ “vài bông hoa”để cùng với tính từ “ xanh ”ở câu trên .Câu thơ của Nguyễn Du đã trở thành bức hoạ với gam màu dịu dàng .Trên nền xanh của cỏ biếc , điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng đã tạo thành một bức gấm thêu tuyệt đẹp .Nếu như 2 câu thơ của câu thơ cổ Trung Quốc chỉ là sự lắp ghép ngôn từ thiếu sinh khí và sức sống thì với 2 câu thơ của Nguyễn Du, những nhành cây ngọn cỏ như đang cựa dậy, ứa ra những giọt nhựa sống của mùa xuân, gợi được nhiều hơn về mùa xuân: vừa tinh khôi, giàu sức sống lại vừa nhẹ nhàng tinh khiết
Bốn câu thơ đầu là một bức tranh về ngày xuân bằng ngôn từ .Bức tranh ấy đẹp , bình dị mà thơ mộng .Đó là bức tranh có màu sắc hài hoà , dịu dàng , tươi tắn .Đó là màu xanh của cỏ màu trắng của hoa lê. Bức tranh ấy có không gian mênh mông , thoáng đạt .Có những cánh én đang chao lượn . có màu hồng của ánh thềm quang . Vẽ được bức trang xuân hoa lê như vậy đã thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên , sự gắn bó với cảnh vật ngày xuân của Nguyễn Du .
Cảnh ngày xuân càng trở lên đẹp thêm , sinh động thêm bởi nhà thơ còn miêu tả lễ hội mùa xuân .
“ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”.
Điệp từ “lễ là. hội là ”có tính chất liệt kê để gợi lên cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra từ bao đời nay . Sau đó nhà thơ đã miêu tả cụ thể cảnh chảy hội đông vui, tưng bừng , náo nhiệt .
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm ”.
Trên khắp nẻo đường gần xa , những dòng người cuồn cuộn chảy hội có biết bao yến anh , tài tử , giai nhân dập dìu , vai sánh vai , chân nối chân cùng nhịp bước . Dòng người chảy hội tấp nập , ngựa xe cuồn cuộn . Nhà thơ đã rất khéo léo dùng hàng loạt các từ láy “ nô nức , dập dìu ”rồi các từ ghép “yến anh, tài tử , giai nhân ...” kết hợp với các ẩn dụ , so sánh “như nước , như nêm ”để gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt đang diễn ra trên khắp các miền quê đất nước .
Đọc tiếp đoạn thơ ta còn thấy Nguyễn Du thể hiện đời sống tâm linh , phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ .
“ Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ”.
Câu thơ có giá trị tạo hình lớn.Bởi lẽ , nhà thơ đã dùng phép đảo ngữ đưa từ “ngổn ngang ”lên đầu câu thơ để diễn tả những ngôi mộ liền kề nhau . Cõi âm và cõi dương , người đang sống và người đã chết , hiện tại và quá khứ ,đồng hiện trong những gò đống ngổn ngang trong lễ tảo mộ . Những “thoi vàng vó ”được rắc ra , tiền vàng được đốt tro bay lả tả bao trùm hết không gian để gửi cho người đã khuất . Cái tâm thánh thiện và niềm tin chất phác đầy ắp nghĩa tình .Các tài tử giai nhân và ba chị em Kiều không chỉ cầu mong cho các vong linh đã khuất mà còn gửi gắm bao niềm tin , bao điều mơ ớc về tơng lai , hạng phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về .Giá trị nhân văn của những câu thơ đã làm cho người đọc rất xúc động .
Sáu câu thơ cuối đã ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang lần bước trở về nhà .Lúc này, mặt trời đã là là gác núi , ngày hội , ngày vui đã trôi qua .
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về ”.
Nhịp thơ chậm rãi , diễn tả cuộc sống như ngừng trôi .Tâm tình của chị em Thuý Kiều thơ thẩn , cử chỉ thì dang tay , nhịp chân thì bước dần , không gian thì yên tĩnh , lắng lại .Công việc lúc hoàng hôn hiện lên trong mắt nhìn của chị em Thuý Kiều càng trở nên nhỏ bé .
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảch có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang ”.
Khe suối chỉ là “ngọn tiểu khê ”, phong cảnh thanh thanh , dòng nước “nao nao uốn quanh ”. “dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang .Nhà thơ đã rất khéo léo sử dụng hàng loạt các từ láy để gợi tả những cảnh vật nhỏ bé , êm đềm .Phải chăng sự nao nao của dòng nước uốn quanh không chỉ thể hiện sự nhẹ nhàng , êm đềm của dòng nước đang chảy mà còn diễn tả tâm trạng bâng khuâng , nuối tiếc , sự dung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan , ngày tàn .
Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ được sử dụng qua hình ảnh con én đưa thoi
Mọi người giúp mình với
Nghệ thuật trong bài Cảnh ngày xuân là:
- Sử dụng nhiều hình ảnh đắt giá, sáng tạo như én đưa thoi, thiều quang chín chục, cỏ non, cành lê.
- Đặc biệt là bút pháp miêu tả :
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: bức trang xuân tươi đẹp hiện ra chỉ cần điểm vài chi tiết qua cách gợi là chủ yếu. Điều đó coa trong 4 cây thơ đầu.
+ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo tập trung trong 6 câu cuối bài khi chị em Kiều du xuân trở về.
- Ngoài ra còn có 1 hệ thống từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm:
+ Nhiều tính từ cùng từ láy miêu tả cảnh vật đồng thời cho thấy tâm trạng con người: nô nức, gần xa, ngổn ngang, nao nao, tà tà, thanh thanh.
+ Nhiều danh từ ghép: yến anh, tài tử, giai nhân
+ Nhiều động từ: sắm sửa, dập dìu.
có bài văn nè!
Bốn câu thơ đầu đã miêu tả cảnh ngày xuân đẹp như một bức tranh . Nhà thơ đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc hoạ .
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thềm quang chín chục đã ngoài sáu mươi ”.
Giữa bầu trời bao la mêng mông là những cánh én bay qua , bay lại như đưa thoi. hai chữ “đa thoi ”rất gợi hình gợi cảm .Nó vừa gợi được cánh én như con thoi bay qua , bay lại chao lượn , vừa thể hiện được thời gian ngày xuân đang trôi nhanh . Nhà thơ mượn cách nói của dân gian , thời gian thấm thoắt thoi đưa . Cảnh ngày xuân hiện nên trong thơ ông vừa bình dị vừa sống động .
Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân , là “thiều quang ” của mùa xuân khi đã ngoài sáu mươi . Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của Nguyễn Du mang những nét rất riêng . hai chữ “Thiều quang ”để thể hiện mùa xuân đã sang tháng ba .Hai chữ ấy đã gợi nên màu hồng của ánh xuân , cái đầm ấm của khí xuân , cái mêng mông bao la của đất trời .Câu thơ đã thể hiện được không gian mùa xuân thật trong sáng .
Bức tranh mùa xuân ấy còn là sắc xanh mơn mởn , ngọt ngào của cỏ non trải ra , lan rộng như tấm thảm tới tận chân trời
“ Cỏ non xanh tận chân trời
“Phương thảo liên thiên bích
“ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”.
“Gần xa nô nức yến anh
“ Ngổn ngang gò đống kéo lên
“Tà tà bóng ngả về tây
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Khe suối chỉ là “ngọn tiểu khê ”, phong cảnh thanh thanh , dòng nước “nao nao uốn quanh ”. “dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang .Nhà thơ đã rất khéo léo sử dụng hàng loạt các từ láy để gợi tả những cảnh vật nhỏ bé , êm đềm .Phải chăng sự nao nao của dòng nước uốn quanh không chỉ thể hiện sự nhẹ nhàng , êm đềm của dòng nước đang chảy mà còn diễn tả tâm trạng bâng khuâng , nuối tiếc , sự dung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan , ngày tàn .
\\tham khảo nhé//
Bốn câu thơ đầu đã miêu tả cảnh ngày xuân đẹp như một bức tranh . Nhà thơ đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc hoạ .
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thềm quang chín chục đã ngoài sáu mươi ”.
Giữa bầu trời bao la mêng mông là những cánh én bay qua , bay lại như đưa thoi. hai chữ “đa thoi ”rất gợi hình gợi cảm .Nó vừa gợi được cánh én như con thoi bay qua , bay lại chao lượn , vừa thể hiện được thời gian ngày xuân đang trôi nhanh . Nhà thơ mượn cách nói của dân gian , thời gian thấm thoắt thoi đưa . Cảnh ngày xuân hiện nên trong thơ ông vừa bình dị vừa sống động .
Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân , là “thiều quang ” của mùa xuân khi đã ngoài sáu mươi . Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của Nguyễn Du mang những nét rất riêng . hai chữ “Thiều quang ”để thể hiện mùa xuân đã sang tháng ba .Hai chữ ấy đã gợi nên màu hồng của ánh xuân , cái đầm ấm của khí xuân , cái mêng mông bao la của đất trời .Câu thơ đã thể hiện được không gian mùa xuân thật trong sáng .
Bức tranh mùa xuân ấy còn là sắc xanh mơn mởn , ngọt ngào của cỏ non trải ra , lan rộng như tấm thảm tới tận chân trời
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”.
Người đọc đều cảm nhận thấy nhà thơ Nguyễn du đã tiếp thu những yếu tố miêu tả của câu thơ cổ Trung Quốc .
“Phương thảo liên thiên bích
Lệ chi sổ điển hoa ”.
Nhưng ở dây , Nguyễn Du đã có điểm sáng tạo .Ông đã thiên về miêu tả sắc trắng của bông hoa .Dùng phép đảo ngữ đưa tính từ “trắng lên trước cụm từ “vài bông hoa”để cùng với tính từ “ xanh ”ở câu trên .Câu thơ của Nguyễn Du đã trở thành bức hoạ với gam màu dịu dàng .Trên nền xanh của cỏ biếc , điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng đã tạo thành một bức gấm thêu tuyệt đẹp .Nếu như 2 câu thơ của câu thơ cổ Trung Quốc chỉ là sự lắp ghép ngôn từ thiếu sinh khí và sức sống thì với 2 câu thơ của Nguyễn Du, những nhành cây ngọn cỏ như đang cựa dậy, ứa ra những giọt nhựa sống của mùa xuân, gợi được nhiều hơn về mùa xuân: vừa tinh khôi, giàu sức sống lại vừa nhẹ nhàng tinh khiết
Bốn câu thơ đầu là một bức tranh về ngày xuân bằng ngôn từ .Bức tranh ấy đẹp , bình dị mà thơ mộng .Đó là bức tranh có màu sắc hài hoà , dịu dàng , tươi tắn .Đó là màu xanh của cỏ màu trắng của hoa lê. Bức tranh ấy có không gian mênh mông , thoáng đạt .Có những cánh én đang chao lượn . có màu hồng của ánh thềm quang . Vẽ được bức trang xuân hoa lê như vậy đã thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên , sự gắn bó với cảnh vật ngày xuân của Nguyễn Du .
Cảnh ngày xuân càng trở lên đẹp thêm , sinh động thêm bởi nhà thơ còn miêu tả lễ hội mùa xuân .
“ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”.
Điệp từ “lễ là. hội là ”có tính chất liệt kê để gợi lên cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra từ bao đời nay . Sau đó nhà thơ đã miêu tả cụ thể cảnh chảy hội đông vui, tưng bừng , náo nhiệt .
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm ”.
Trên khắp nẻo đường gần xa , những dòng người cuồn cuộn chảy hội có biết bao yến anh , tài tử , giai nhân dập dìu , vai sánh vai , chân nối chân cùng nhịp bước . Dòng người chảy hội tấp nập , ngựa xe cuồn cuộn . Nhà thơ đã rất khéo léo dùng hàng loạt các từ láy “ nô nức , dập dìu ”rồi các từ ghép “yến anh, tài tử , giai nhân ...” kết hợp với các ẩn dụ , so sánh “như nước , như nêm ”để gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt đang diễn ra trên khắp các miền quê đất nước .
Đọc tiếp đoạn thơ ta còn thấy Nguyễn Du thể hiện đời sống tâm linh , phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ .
“ Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ”.
Câu thơ có giá trị tạo hình lớn.Bởi lẽ , nhà thơ đã dùng phép đảo ngữ đưa từ “ngổn ngang ”lên đầu câu thơ để diễn tả những ngôi mộ liền kề nhau . Cõi âm và cõi dương , người đang sống và người đã chết , hiện tại và quá khứ ,đồng hiện trong những gò đống ngổn ngang trong lễ tảo mộ . Những “thoi vàng vó ”được rắc ra , tiền vàng được đốt tro bay lả tả bao trùm hết không gian để gửi cho người đã khuất . Cái tâm thánh thiện và niềm tin chất phác đầy ắp nghĩa tình .Các tài tử giai nhân và ba chị em Kiều không chỉ cầu mong cho các vong linh đã khuất mà còn gửi gắm bao niềm tin , bao điều mơ ớc về tơng lai , hạng phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về .Giá trị nhân văn của những câu thơ đã làm cho người đọc rất xúc động .
Sáu câu thơ cuối đã ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang lần bước trở về nhà .Lúc này, mặt trời đã là là gác núi , ngày hội , ngày vui đã trôi qua .
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về ”.
Nhịp thơ chậm rãi , diễn tả cuộc sống như ngừng trôi .Tâm tình của chị em Thuý Kiều thơ thẩn , cử chỉ thì dang tay , nhịp chân thì bước dần , không gian thì yên tĩnh , lắng lại .Công việc lúc hoàng hôn hiện lên trong mắt nhìn của chị em Thuý Kiều càng trở nên nhỏ bé .
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảch có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang ”.
Khe suối chỉ là “ngọn tiểu khê ”, phong cảnh thanh thanh , dòng nước “nao nao uốn quanh ”. “dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang .Nhà thơ đã rất khéo léo sử dụng hàng loạt các từ láy để gợi tả những cảnh vật nhỏ bé , êm đềm .Phải chăng sự nao nao của dòng nước uốn quanh không chỉ thể hiện sự nhẹ nhàng , êm đềm của dòng nước đang chảy mà còn diễn tả tâm trạng bâng khuâng , nuối tiếc , sự dung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan , ngày tàn .
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo nối tổng phân hợp. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán.
Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du-
Trong đoạn “Cảnh ngày xuân” ( trích “Truyện Kiều” ), Nguyễn Du đã vẽ nên bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!
\\tham khảo nhé//
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo nối tổng phân hợp . trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán
Mong mọi người giúp đỡ
Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.
Phân tích 6 câu cuối "Cảnh ngày xuân"
Bài thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh mùa xuân đầy rực rỡ, sinh động, đó cũng chính là không khí náo nhiệt của những ngày lễ hội đầu năm. Nguyễn Du đã rất thành công khi tái dựng lại được không khí mùa xuân ấy. Đặc biệt trong sáu câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả không chỉ diễn tả được tâm trạng luyến tiếc, trầm buồn của chị em Thúy Kiều khi trở về mà còn tái hiện được một bức tranh mùa xuân trong ánh chiều tà.
Bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du tươi đẹp trong sắc cỏ non choáng ngợp tầm mắt đến tận chân trời, điểm xuyết thêm những cánh lê trắng tinh khôi trong ánh nắng mùa xuân làm nao nức lòng người:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Bức tranh ngày xuân tươi đẹp, rạng rỡ càng làm không gian của những ngày lễ hội trở nên náo nức, rộn ràng, đó chính là lễ hội của tiết thanh minh. Vào tháng ba hàng năm, mọi người cùng nhau đi tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của người thân; đồng thời cũng diễn ra những lễ hội mùa xuân đầy hấp dẫn, là cơ hội để mọi người cùng nhau đi du xuân, cùng nhau trò chuyện, kết bạn, thưởng ngắm cảnh sắc tuyệt vời nhất của một năm:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”.
Nếu không gian của buổi sáng là không gian tràn ngập tiếng cười nói, đông đúc người xe qua lại tấp nập thì khi chiều về lại là thời điểm kết thúc của buổi tiệc mùa xuân. Bữa tiệc nào cũng có lúc tàn, vì vậy mà hấp dẫn đến đâu, tươi vui đến đâu, tiếc nuối thế nào thì cũng sẽ kết thúc khi chiều tàn. Nguyễn Du đã rất tinh tế và sâu sắc khi miêu tả cảnh chiều tàn này:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.
“Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”
Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều. Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc.
Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.
tham khảo:
Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc và thế giới. Nguyễn Du không những thành công ở phương diện nội dung mà còn đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật biểu hiện. Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến trình độ điêu luyện xưa nay hiếm có. Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thể hiện sâu sắc tài năng nghệ thuật ấy.
Tà tà bóng ngã về tây
Chị em thơ thẩn giang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Cảnh vật được gợi tả nhẹ nhàng mà vô cùng tinh tế. Đất trời buổi chiều thanh thanh thật dễ chịu. Mọi âm thanh náo động của ngày hội xuân đã nhường chỗ cho sự yên ắng lạ thường. Âm thanh đã bị gạt lọc, chỉ còn lại sự im lặng khiến con người ta thêm phần dễ chịu.
Bức tranh vào lúc chiều tà, khép lại một ngày du xuân. Sau một ngày đi hội và du xuân, chị em Thúy Kiều trở về. Thời gian buổi chiều tà được khéo léo gợi tả qua hình ảnh “bóng ngã về tây”. Cảnh vật trở nên hư ảo, thấm đượm tâm trạng con người. Nó không còn cái không khí rộn ràng, sắc thái trong sáng, tinh khôi như ở bốn câu thơ đầu. Khi con người đắm mình trong cảnh xuân đẹp đẽ, hội xuân rộn ràng thì thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Nó bất chấp ước muốn níu kéo thời gian của con người.
Câu thơ ẩn chứa một nỗi niềm sâu xa. Cảnh xuân dù có đẹp thế nào cũng có lúc tàn phai. Hội xuân dẫu có vui thế nào rồi cũng sẽ tan rã. Một ngày chơi xuân ngắn ngủi gợi lên sự hối hả của lòng người mong muốn tận hưởng được hết cái đẹp trước khi nó tàn phai, khô héo.
Cảnh vật lúc về chiều không còn nhộn nhịp, rộn ràng như buổi sớm nữa. Tất cả bổng trở nên nhỏ nhắn, mềm mại. lắng lại, nhạt dần, hoang vắng, êm ả, yên tĩnh hơn. Bốn bề thanh thanh, yên ắng. Dòng suối êm ả chảy qua những hòn đá nhỏ nao nao mặt nước. Dịp cầu nho nhỏ xinh xinh bắc ngang dòng suối tọa nên vẻ đẹp thơ mộng.
Nhà thơ đã không dùng từ chảy để miêu tả dóng nước mà chỉ gợi nên sự chảy ấy bằng từ“nao nao” vô cùng tinh tế. Đây là bức tranh tả cảnh ngụ tình mẫu mực, đặc sắc trong“Truyện Kiều”. Mỗi bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tâm tình đầy xao xuyến. Nước luôn là hình ảnh biểu hiện cho dòng chảy của thời gian. Không có tiếng nước chảy. Dòng nước chuyển lưu âm thầm nhưng vội vã. Hai từ “nao nao” gợi lên tâm trạng buồn buồn của con người. Một nỗi buồn vô cớ. Một nỗi bồn chồn chợt đến từ đâu đó không thể lí giải được. Giống như Nguyễn Du đã từng nói:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Niềm háo hức, say mê của con người sáng nay cũng đã phai nhạt khi thời gian phủ xuống. Cảnh không buồn nhưng thời gian gợi buồn. Sắc xuân vẫn tươi nhưng cảnh vật yên ắng khiến cho lòng người thổn thức, nôn nao. Đó cũng là những cảm giác lo âu của tâm hồn thiếu nữ khi sắp bước vào cuộc đời lớn. Sau cuộc hội xuân năm nay, có thể các nàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình. Có thể các nàng sẽ phải rời xa gia đình dựng xây tổ ấm. Có thể, điều đó khiến các nàng bâng khuân. Chưa biết điều gì sẽ xảy đến. Có thể đây sẽ là cuộc hội xuân cuối cùng lúc còn xuân trẻ.
Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc được thi nhân nhân vận dụng tinh tế. Mùa xuân đến rồi đi. Hội xuân hợp rồi tan. Ý thơ mở rồi đóng, đóng rồi lại mở một cách tự nhiên, linh hoạt đã dẫn độc giả đến với câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều một cách chân thực, sống động và hợp lí.
Lời thơ bộc lộ cảm xúc nuối tiếc, vương vấn, bịn rịn của hai nàng Kiều khi phải rời khỏi cái náo nhiệt, rộn rã, tươi vui của không khí lễ hội. Với việc thể hiện những nét tâm trạng như thế, nhà thơ đã thể hiện chân thực vẻ đẹp tâm hồn của người con gái vốn sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”. Nay lần đầu được tiếp xúc với bầu không khí tươi vui, náo nhiệt chốn đông người không khỏi tránh được cảm giác hụt hẩng, luyến tiếc khi phải rời xa là điều hiển nhiên.
Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên lễ hội, mùa xuân tươi đẹp trong sáng, là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đoạn trích đã thể hiện bút pháp tả cảnh giàu chất tạo hình, chuyển từ miêu tả sang tả cảnh ngụ tình trong nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ của Nguyễn Du.
Bài thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh mùa xuân đầy rực rỡ, sinh động, đó cũng chính là không khí náo nhiệt của những ngày lễ hội đầu năm. Nguyễn Du đã rất thành công khi tái dựng lại được không khí mùa xuân ấy. Đặc biệt trong sáu câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả không chỉ diễn tả được tâm trạng luyến tiếc, trầm buồn của chị em Thúy Kiều khi trở về mà còn tái hiện được một bức tranh mùa xuân trong ánh chiều tà.
Bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du tươi đẹp trong sắc cỏ non choáng ngợp tầm mắt đến tận chân trời, điểm xuyết thêm những cánh lê trắng tinh khôi trong ánh nắng mùa xuân làm nao nức lòng người:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Bức tranh ngày xuân tươi đẹp, rạng rỡ càng làm không gian của những ngày lễ hội trở nên náo nức, rộn ràng, đó chính là lễ hội của tiết thanh minh. Vào tháng ba hàng năm, mọi người cùng nhau đi tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của người thân; đồng thời cũng diễn ra những lễ hội mùa xuân đầy hấp dẫn, là cơ hội để mọi người cùng nhau đi du xuân, cùng nhau trò chuyện, kết bạn, thưởng ngắm cảnh sắc tuyệt vời nhất của một năm:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”.
Nếu không gian của buổi sáng là không gian tràn ngập tiếng cười nói, đông đúc người xe qua lại tấp nập thì khi chiều về lại là thời điểm kết thúc của buổi tiệc mùa xuân. Bữa tiệc nào cũng có lúc tàn, vì vậy mà hấp dẫn đến đâu, tươi vui đến đâu, tiếc nuối thế nào thì cũng sẽ kết thúc khi chiều tàn. Nguyễn Du đã rất tinh tế và sâu sắc khi miêu tả cảnh chiều tàn này:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.
“Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”
Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều. Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc.
Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.
Nêu cảm nhận của em về 6 câu thơ cuối trong bài "Cảnh ngày xuân" của tác giả Nguyễn Du.
Giúp mình với ạ!
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.
“Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”
Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều. Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc.
Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.
"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" ...
Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ. "Tà tà" diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; "thơ thẩn" lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" của Xuân Diệu sau này) "thanh thanh" vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ "nao nao" trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ "nho nhỏ" gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: "ngọn tiểu khê" - dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh thoát, dịp cầu "nho nhỏ" lại nằm ở "cuối ghềnh" ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
Nguyên tắc của thơ xưa, khi miêu tả cảnh bao giờ cũng gắn với con người và thể hiện tình cảm của đối tượng. Khung cảnh luôn là vật chiếu, khúc xạ những tâm tư, tình cảm của nhân vật “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Không nằm ngoài nguyên tắc chung đó, thơ Nguyễn Du cũng thể hiện tương tự như vậy. Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân không chỉ kể về kết thúc ngày hội du xuân, mà còn thể hiện những xúc cảm, suy nghĩ của nhân vật.
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Trời đã về chiều, mặt trời đã dần ngả về phương tây. Trong văn học cổ hay hiện đại, thời gian buổi chiều luôn là khoảng thời gian gợi nhiều nỗi niềm, tâm trạng. Bởi vậy, cái “dan tay” của ba chị em tưởng lại vui, mà hóa ra lại thấm đẫm tâm trạng bâng khuâng, man mác buồn. Thời gian mùa xuân trôi nhanh cũng như ngày lễ hội đi qua. Sau những cái ồn ào, đông vui, tấp nập của không khí mùa xuân là những khoảng lặng khi ngày hội tàn, để lại trong lòng người biết bao tâm sự.
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Khung cảnh hiện lên với nhưng nét bé nhỏ, trong trẻo, tác giả dùng hàng loạt các từ “thanh thanh”, “tiểu” “nho nhỏ” gợi sự nhỏ bé, mảnh mai của cảnh vật. Dường như về chiều mọi vật đều trở nên thanh mảnh và bé nhỏ hơn, ánh nắng cũng nhạt dần, mờ dần. Bức tranh vừa mơ mộng, nên thơ vừa phảng phất hiu quanh, man mác buồn. Trong bốn câu thơ tác giả còn sử dụng hàng loạt các từ giàu giá trị tạo hình và biểu cảm. Đặc biệt là từ láy “nao nao” gợi lên cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui, đồng thời nó cũng như một dự cảm về những điều sắp xảy ra. Cái “nao nao” ấy vừa thể hiện dư âm của cái đã qua – ngày hội tàn, vừa là dự cảm cho những gì sắp tới – gặp nấm mộ Đạm Tiên. Cách tả tình, tả cảnh của Nguyễn Du thật khéo léo và tinh tế, chuyển cảnh mà có cảm tưởng như chưa hề có bất cứ chuyển động nào. Đó là cái thần tình của người nghệ sĩ tài hoa.
Đầu và cuối tác phẩm Nguyễn Du đã dựng lên hai bức tranh thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là hai bức tranh tâm trạng. Bức tranh đầu náo nức, vui tươi, tràn ngập sức sống bao nhiêu thì bức tranh cuối lại đạm đạm, hiu hiu, man mác buồn bấy nhiêu. Khung cảnh không chỉ là cảnh mà còn là tình, là tâm trạng của những trái tim nhạy cảm, dễ rung động, đồng thời cảnh ấy còn mang tính chất dự báo về cuộc gặp gỡ định mệnh của Thúy Kiều phía sau. Qua đó càng khẳng định hơn nữa tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du.
Để lột tả vẻ đẹp của bức tranh cũng như tâm trạng của nhân vật, Nguyễn Du tỏ ra là người hết sức khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ. Ông sử dụng linh hoạt các từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh,… vừa diễn tả khung cảnh vừa miêu tả tâm trạng nhân vật. Ngoài ra cũng cần kể đến giọng điệu thơ tha thiết, luyến tiếc, phảng phất nỗi buồn. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài ba.
Bằng ngôn từ tài hoa, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình khéo kéo, Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh sau hội thật đẹp mà cũng thật buồn. Bức tranh ấy thấm đẫm tâm trạng của những con người trẻ tuổi sau ngày lễ hội vui tươi. Đồng thời bức tranh ấy cũng làm nền cảnh cho sự xuất hiện của các sự kiện tiếp theo.
1.Nêu cảm nhận về khung cảnh lễ hội trong tết thanh minh (8 câu giữa) trong đoạn trích ''Cảnh ngày xuân''_Nguyễn Du.(Viết thành đoạn văn)
2.Phân tích khung cảnh chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về. (Viết thành bài văn)
1.Nêu cảm nhận về khung cảnh lễ hội trong tết thanh minh (8 câu giữa) trong đoạn trích ''Cảnh ngày xuân''_Nguyễn Du.(Viết thành đoạn văn)
Quang cảnh hội mùa xuân
Sau khi miêu tả khung cảnh mùa xuân bằng những nét chấm phá thì Nguyễn Du dựng nên khung cảnh ngày lễ hội trong tiết Thanh minh:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Ở đó có hai hoạt động chính là tảo mộ và đạp thanh. Điệp ngữ lễ là... hội là... gợi lên những cảnh hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra đã bao đời nay.
Cảnh trẩy hội đông vui, nhộn nhịp, tưng bừng, náo nhiệt được nhà thơ miêu tả rất tinh tế:
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Từ ghép là danh từ như yến anh, tài tử, giai nhân cho thấy sự đông đủ vui vẻ rất nhiều người du hội.
Từ ghép là động từ như sắm sửa, dập dìu gợi tả sự náo nhiệt rộn ràng của ngày lễ hội. Trong đám tài tử, giai nhân gần xa ấy, có ba chị em Thúy Kiều. Câu thơ chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân mới đọc qua tưởng như chỉ là một thông báo nhưng sâu xa hơn, đó là sự chờ mong, trông đợi đến ngày để du xuân trong những bộ quần áo đẹp đã chuẩn bị, đã sắm sửa.
Từ ghép là tính từ như gần xa nô nức thể hiện rõ hơn tâm trạng mọi người đi hội. Nô nức, yến anh là lối ẩn dụ cho thấy người dự hội lũ lượt như chim én, chim oanh từng đàn bay liệng ríu ran.
Chỉ bằng mấy câu thơ mà Nguyễn Du đã làm sống lại cái không khí lễ hội mùa xuân vốn là một nét đẹp của nền văn hóa dân gian lâu đời của phương Đông.
Trong tiết Thanh minh, người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất:
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Cõi âm và cõi dương, người đang sống và người đã khuất, hiện tại và quá khứ đã đồng hiện trên những gò đống ngổn ngang trong lễ tảo mộ. Các tài tử, giai nhân không chỉ nguyện cầu cho những vong linh mà còn gửi gắm bao ao ước về một tương lai hạnh phúc khi mùa xuân về
2.Phân tích khung cảnh chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về. (Viết thành bài văn)
Chị em Thúy Kiều du xuân trở về
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Cái không khí rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội tảo mộ, hội đạp thanh đã hết mọi thứ đều lắng xuống, nhạt dần. Lúc này, cảnh vật từ nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang,... vẫn giữ nét thanh dịu của mùa xuân mọi chuyển động nhẹ nhàng, mặt trời ngả bóng dần về tây, người bước tha thẩn, dòng nước uốn quanh.
Không chỉ có thời gian khác biệt mà không gian cũng khác. Nếu cảnh múa xuân ở bốn câu đầu là cảnh buổi sáng, lúc vào hội thì ở đây là cảnh buổi chiều, lúc hội tan.
Tâm trạng con người lúc này cũng khác. Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao đâu chỉ tả cảnh mà còn ngụ tình. Hai chữ nao nao tạo nên một cảm giác bâng khuâng xao xuyến cần thiết đế tiếp đó Kiều sẽ gặp mộ Đạm Tiên, gặp gỡ Kim Trọng.
Trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử viết:
"Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi"
a) Đọc 2 câu thơ trên em liên tưởng tới những câu thơ nào đã học trong chương trình Ngữ Văn 9, hãy chép chính xác các câu thơ đó và cho biết các câu thơ trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
b) Vẻ mùa xuân của các tác giả có gì giống nhau và khác nhau? (Trình bày dưới dạng 1 đoạn văn, so sánh điểm giống và khác nhau.)
Đáp án đây nè các tình yêu <3 Bạn Tea đã cố gắng viết đẹp nhất có thể :) Cô đọc nhanh vc
t thừa biết rồi Có ghi rõ Ôn tập Ngữ văn 9- Cảnh ngày xuân-Nguyễn Du-Truyện Kiều
viết đọan văn miêu tả bức tranh mùa xuân vào buổi sớm và miêu tả bức chân dung của Thúy Kiều
Nhà viên ngoại họ Vương có hai người con gái xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Người em là Thúy Vân,, mang một vẻ đẹp nhân hậu, trang trọng. Người chị là Thúy Kiều lại sắc sảo, mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Mỗi người một vẻ, đều mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn thiện trong chân dung và toàn mỹ trong phẩm hạnh.
Nhân dịp Tết thanh minh, hai chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân. Ngày xuânn trôi qua mau như con thoi dệt cửi, thắm thoắt đã sang tháng ba. Tiết xuân ấm áp, đã không còn cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu hay giá buốt của mùa đông. Trong tháng này, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn mạnh mẽ, kiên trì tỏa một sự bình yên, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng chuối, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối đuôi nhau bạt ngàn, trải rộng tựa như một cây cầu vĩ đại nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ cây như vẽ vào trong lòng người một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Mở lòng mình theo âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.
Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay.
Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.
Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước một tấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương người…
Trang thơ của Nguyễn Du đang mở rộng trước mắt chúng ta. Có phải không, sau bức chân dung giai nhân là bức họa về cảnh sắc mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc, của chị em Thúy Kiều? Đoạn thơ Cảnh ngày xuân gồm có 18 câu, từ câu 39 đến câu số 56 của Truyện Kiều tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của đại thi hào Nguyễn Du. Một vẻ đẹp thanh xuân, một niềm vui xôn xao, náo nức cứ dâng lên, cứ lan tỏa, rồi lắng dịu mãi trong lòng ta khi đọc đoạn thơ này.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã đem đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên thật sống động, tươi đẹp mà đầy sức xuân.
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài hông hoa”
Bốn câu thơ đầu mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, hữu tình, nên thơ. Giữa bầu trời cao bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như “đưa thoi“. Cánh én mùa xuân thật thân mật biết bao. Cánh én chính là báo hiệu cho mùa xuân về, một mùa gợi lên sự ấm áp, sự sống căng đầy và niềm vui trọn vẹn. Với từ ngữ “đưa thoi” vừa gợi lên khung cảnh bầu trời tràn ngập cánh én, vừa diễn tả sự trôi đi quá nhanh của thời gian. Có phải chăng ý niệm về thời gian của Nguyễn Du có phần giống với Xuân Diệu, thời gian trôi đi nhanh, mùa xuân và tuổi trẻ cũng trở nên chông chênh hơn. Đồng nghĩa với thời gian trôi đi, tuổi trẻ trôi đi thì đời người bỗng nhiên ngắn lại.
Sau cánh én “đưa thoi” là ánh xuân, là “thiều quang” của mùa xuân khi “chín chục đã ngoài sáu mươi”. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân của các thi sĩ xưa nay thật ý vị làm sao. Nào là “xuân hướng lão” (Ức trai), nào là cảnh mưa bụi, tiếng chim kêu trong Đường thi, nào là cánh bướm rối rít bay trong thơ Trần Nhân Tông,… còn với Nguyễn Du mùa xuân đã bước sang tháng ba rồi. Làm cho con người ta thấy vấn vương, tiếc nuối khi sắp kết thúc một mùa xuân. “Thiều quang’’ là chỉ ánh sáng của mùa xuân, nó không chói chang như mùa hạ hay yếu ớt của mùa đông mà nó là ánh sáng ấm áp, mang đến sức sống cho muôn loài.
Trong tiết trời tháng ba ấy, nổi bật lên là sắc “xanh” mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non trải dài, trải rộng như một tấm thảm “tận chân trời” và sắc “trắng” tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác, chỉ mới hé lộ, khoe sắc, khoe hương “một vài bông hoa“.
Vần cổ thi Trung Hoa được Tố Như vậ dụng một cách sáng tạo: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chỉ sổ điểm hoa“. Hai chữ “trắng điểm” là nhãn tự, cách chấm phá điểm xuyết của thi pahps cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa; bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: trên cái nền xanh của cỏ non là một vài bông lê “trắng điểm “. Giữa diện và điểm, giữa nền xanh và sắc trắng của cảnh vật mùa xuân là những cánh én “đưa thoi”, là màu hồng của ánh thiều quang, là “khát vọng mùa xuân” ngây ngất, say đắm lòng người:
“Nhìn hoa đang hé tưng bừng
Khao khát mùa xuân yên vui lại đến”
(Ca khúc “Khát vọng mùa xuân” – Mô-da)
Cảnh mùa xuân là bức tranh mùa xuân hoa lệ, là vần thơ tuyệt bút của Nguyễn Du để lại cho đời, điểm tô cho cuộc sống mỗi chúng ta. Phải chăng, thi sĩ Chế Lan Viên đã học tập Tố Như để viết nên vần thơ xuân đẹp này:
“Tháng giêng hai xanh mướt cỏ đồi
Tháng giêng hai vút trời bay cánh én…”?
(Ý nghĩ mùa xuân)
Tám câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lênThoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”.
Trong đám tài tử giai nhân đi trẩy hội mùa xuân có chị em Thúy Kiều. Câu thơ “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” mới đọc qua tưởng chừng như chỉ là một thông báo. Nhưng sâu xa hơn nó ẩn chưa bao nỗi niềm: chờ mong, trông đợi ngày lễ tảo mộ, ngày hội đạp thanh đến để du xuân trong những bộ quần áo đẹp đã chuẩn bị, đã “sắm sửa“… Có biết bao bóng hồng xuất hiện trong đám tài tử đó.
Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng các động từ một cách chọn lọc, tinh tế, làm sống lại không khí lễ hội mùa xuân, một nét đẹp của nền văn hóa lâu đời của phương Đông, của Trung Hoa, của Việt Nam chúng ta và nếp sống “phong lưu” của chị em Kiều. Chị em Kiều hòa mình giữa dòng người tấp nập như chim yến anh để dự lễ tảo mộ ở vùng đồng quê. Chị em Kiều vừa đi, vừa thong thả ngắm cảnh chốn đồng quê thanh bình rồi thả thoi tiền giấy bay trong gió. Sử dụng một loạt các từ ghép, từ láy là tính từ, động từ như: gần xa, nô nức, tài tử, giai nhân, dập dìu, hình ảnh so sánh “ngựa xe như nước” “áo quần như nêm” Nguyễn Du đã miêu tả cuộc du xuân của chị em Kiều trong không khí lễ hội thật rộn ràng, tấp nập. Thông qua cuộc du xuân của chị em Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa một nét truyền thống văn hóa xa xưa. Dù xuân đã muộn nhưng ta vẫn thấy cảnh xuân rộn ràng, nhộn nhịp những nam thanh, nữ tú, tài tử, giai nhân, những đoàn người đông vui như chim én, chim oanh ríu rít, tưng bừng.
Cảm Nhận Về Bức Tranh Mùa Xuân Trong Cảnh Ngày Xuân | Truyện Kiều
Sáu câu thơ cuối đoạn ghi lại cảnh chị em Kiều đi tảo mộ đang dần bước trở về nhà. Mặt trời đã “tà tà” gác núi. Ngày hội, ngày vui đã trôi qua nhanh:
“Tà tà bóng ngà về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cánh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” Không khí vui tươi, náo nhiệt không còn nữa mà nó đang mờ nhạt dần theo ánh nắng. Trời đã về chiều, mặt trời đã lặn sau chân núi, chỉ còn những ánh sáng yếu ớt của những tia nắng còn sót lại. Các từ láy thanh thanh, nao nao, tà tà, thơ thẩn gợi tả sắc thái của cảnh vật và cũng chính là tâm trạng của con người. Dường như cảnh vật cũng thấu hiểu lòng người, cũng khoác lên mình một màu u buồn. Nguyễn Du sử dụng thủ pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mượn cảnh vật để nói lên tâm trạng của con người. Một tâm trạng bâng khuâng, thơ thẩn như đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó và dự cảm có điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai sắp tới. Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng rất sống động, gần gũi, thân quen đối với bất kì người Việt Nam nào. Quả thật Cảnh ngày xuân đã biểu hiện một cách tài tình tài năng của đại thi hào Nguyễn Du. Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay của mùa xuân. Người đọc sẽ nhớ mãi không quên những vần thơ đặc sắc như thế.