Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du

PD

1.Nêu cảm nhận về khung cảnh lễ hội trong tết thanh minh (8 câu giữa) trong đoạn trích ''Cảnh ngày xuân''_Nguyễn Du.(Viết thành đoạn văn)
2.Phân tích khung cảnh chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về. (Viết thành bài văn)

RA
12 tháng 7 2018 lúc 16:16

1.Nêu cảm nhận về khung cảnh lễ hội trong tết thanh minh (8 câu giữa) trong đoạn trích ''Cảnh ngày xuân''_Nguyễn Du.(Viết thành đoạn văn)

Quang cảnh hội mùa xuân

Sau khi miêu tả khung cảnh mùa xuân bằng những nét chấm phá thì Nguyễn Du dựng nên khung cảnh ngày lễ hội trong tiết Thanh minh:

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Ở đó có hai hoạt động chính là tảo mộ và đạp thanh. Điệp ngữ lễ là... hội là... gợi lên những cảnh hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra đã bao đời nay.

Cảnh trẩy hội đông vui, nhộn nhịp, tưng bừng, náo nhiệt được nhà thơ miêu tả rất tinh tế:

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Từ ghép là danh từ như yến anh, tài tử, giai nhân cho thấy sự đông đủ vui vẻ rất nhiều người du hội.

Từ ghép là động từ như sắm sửa, dập dìu gợi tả sự náo nhiệt rộn ràng của ngày lễ hội. Trong đám tài tử, giai nhân gần xa ấy, có ba chị em Thúy Kiều. Câu thơ chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân mới đọc qua tưởng như chỉ là một thông báo nhưng sâu xa hơn, đó là sự chờ mong, trông đợi đến ngày để du xuân trong những bộ quần áo đẹp đã chuẩn bị, đã sắm sửa.

Từ ghép là tính từ như gần xa nô nức thể hiện rõ hơn tâm trạng mọi người đi hội. Nô nức, yến anh là lối ẩn dụ cho thấy người dự hội lũ lượt như chim én, chim oanh từng đàn bay liệng ríu ran.

Chỉ bằng mấy câu thơ mà Nguyễn Du đã làm sống lại cái không khí lễ hội mùa xuân vốn là một nét đẹp của nền văn hóa dân gian lâu đời của phương Đông.

Trong tiết Thanh minh, người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất:

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Cõi âm và cõi dương, người đang sống và người đã khuất, hiện tại và quá khứ đã đồng hiện trên những gò đống ngổn ngang trong lễ tảo mộ. Các tài tử, giai nhân không chỉ nguyện cầu cho những vong linh mà còn gửi gắm bao ao ước về một tương lai hạnh phúc khi mùa xuân về

Bình luận (0)
RA
12 tháng 7 2018 lúc 16:11

2.Phân tích khung cảnh chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về. (Viết thành bài văn)

Chị em Thúy Kiều du xuân trở về

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Cái không khí rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội tảo mộ, hội đạp thanh đã hết mọi thứ đều lắng xuống, nhạt dần. Lúc này, cảnh vật từ nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang,... vẫn giữ nét thanh dịu của mùa xuân mọi chuyển động nhẹ nhàng, mặt trời ngả bóng dần về tây, người bước tha thẩn, dòng nước uốn quanh.

Không chỉ có thời gian khác biệt mà không gian cũng khác. Nếu cảnh múa xuân ở bốn câu đầu là cảnh buổi sáng, lúc vào hội thì ở đây là cảnh buổi chiều, lúc hội tan.

Tâm trạng con người lúc này cũng khác. Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao đâu chỉ tả cảnh mà còn ngụ tình. Hai chữ nao nao tạo nên một cảm giác bâng khuâng xao xuyến cần thiết đế tiếp đó Kiều sẽ gặp mộ Đạm Tiên, gặp gỡ Kim Trọng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết