Đóng vai Quân lính/ Quang Trung kể lại chuyện Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Đóng vai Thúy Kiều kể lại khi ở lầu Ngưng Bích
Đóng vai Thúy Kiều kể lại cuộc du xuân
giúp mình với ạ mình đang cần bài này gấp ạ mình cảm ơn trước mai mình phải nộp ạ
Đóng vai Quân lính/ Quang Trung kể lại chuyện Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Đóng vai Thúy Kiều kể lại khi ở lầu Ngưng Bích
Đóng vai Thúy Kiều kể lại cuộc du xuân
giúp mình với ạ mình đang cần bài này gấp ạ mình cảm ơn trước mai mình phải nộp ạ
Đóng vai quân lính kể HLNTC
Nhà Tây Sơn gồm ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Mỗi người xưng vương một miền. Nguyễn Huệ được mọi người gọi là Bắc Bình Vương. Trong thời kì đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, những năm cuối thế kỉ XVIII, Lê Chiêu Thông rất lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên đã mở đường cho quân Thanh và Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Trần Quang Tuyết chạy vào thành Phú Xuân cấp báo cho Bắc Bình Vương về việc quân Thanh xâm lược nước ta. Nghe được tin cấp báo, Bắc Bình Vương quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh.
Ông cho họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay nhưng mọi người đến họp đều ngăn lại. Theo ý mọi người thì ông nên ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau cất quân ta đánh dẹp cõi Bắc vẫn chưa muộn. Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi. Trong nghi lễ, ngài khoác lên mình chiếc áo long bào có thêu hình rồng uốn lượn lấp loáng, đầu ngài đội mũ miện, cổ đeo chuỗi hạt bằng ngọc, chân đi giày vàng. Trông ngài thật uy nghi và nghiêm trang. Cuốn sách Các triều đại Việt Nam có viết: “Ngài là người có dung mạo đặc biệt. Tóc quán, da sẫm, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối”. Toát lên trên gương mặt ngài là vẻ cương nghị, oai phong lẫm liệt và dữ tướng. “Không ai dám nhìn thẳng vào mặt ngài”.
Lễ xong, ngài hạ lệnh xuất quân, hôm ấy là ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua cho gọi Nguyễn Thiếp, một người có tài tiên đoán, vào hỏi về mưu đánh và giữ, cơ được hay thua. Nguyễn Thiếp trả lời: “Chuyến này ra đi không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan”. Vua Quang Trung mừng lắm liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, ai cũng có thân hình vạm vỡ, bắp tay cuồn cuộn. Chưa mấy chốc đã được hơn một vạn quân binh tịnh nhuệ, hàng ngũ thẳng tắp, cờ trông rợp trời, giáo mác sắc nhọn sẵn sàng chiến đấu. Vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn và chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu là số quân ở Thuận Hóa, Quảng Nam, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì cho làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại vỗ về quân lính bằng khẩu dụ vang rõ, sang sảng đầy hào khí trước ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết thắng của đội quân chính nghĩa.
Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Đêm 30 tháng chạp, vua cho mở tiệc khao quân linh đình, chia quân làm ba đạo và bảo với các tướng đêm 30 lập tức lên đường hẹn ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Trong bữa tiệc ai cũng vui mừng, vui chơi thỏa thích. Đúng ngày, cả năm đạo quân đều vâng lệnh, gióng trống lên đường ra Bắc. Để giữ sức chiến đấu cho binh lính, vua cho dùng cáng làm võng, cứ hai người khiêng một người ngủ, luân phiên đi suốt ngày đêm. Khi đến sông Gián, ai nấy đều mệt lử, áo quần lôi thôi, mặt mũi bơ phờ, người bám đầy bụi bặm do hành quân quá dài ai cũng phấn chấn, sẵn sàng chiến đấu.
Thấy quân Tây Sơn kéo đến, nghĩa binh của giặc trấn thủ sông Gián chạy nháo nhác, lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy. Vua cho binh lính vây bắt được hết vì vậy quân Thanh không hề có ai chạy về báo tin. Việc tiến quân của quân Tây Sơn hoàn toàn bí mật. Nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng, năm Kĩ Dậu (1789), quân Tây Sơn tới đồn ở làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc và lặng lẽ vây kín làng. Vua dùng loa truyền gọi: Quân. Tiếng quân lính luân phiên nhau: Dạ, dạ, ran khắp cả vùng trời để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy ai nấy run lẩy bẩy, rụng rời, sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân ta lấy hết.
Vua lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm là một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức, rồi kén hạng lính khỏe mạnh cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt dao ngắn. Hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn thành hàng ngang. Mờ sáng ngày mồng 5, quân Tây Sơn tiến sát dồn Ngọc Hồi, quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng không có hiệu quả. Tiện có gió Bắc, chúng dùng súng phu khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì cả. Không ngờ trời bỗng trở gió Nam khiến khói bay ngược lại, quân Thanh tự hại mình. Quân ta gấp rút khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai cầm dao ngắn thì đâm quân giặc, người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết, thây nằm đầy đống, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Uyên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông, đến lúc ấy quân Thanh đều hết hồn vía, vội trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô, quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành. Lại nói, không nghe thấy tin cấp báo nên trong ngày Tết quân Thanh chỉ chăm chú yến tiệc. Nào ngờ cuộc vui chưa tàn cơ trời đã đổi. Ngày mồng 4 bỗng thấy quân ở đồn Ngọc Hồi chạy về cấp báo, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dặn lính chuồn trước qua cầu phao rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ nghe tin hoảng loạn, tan tác bỏ chạy, giành nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống sông chết rất nhiều. Lát sau cầu bị đứt, quấn linh rơi xuống nước đến nỗi sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.
Quân Tây Sơn ăn mừng chiến thắng. Chiến công đại phá quân Thanh đã chứng tỏ nước Việt Nam là một nước mạnh mẽ, có độc lập, chủ quyền. Chiến thắng này đã khắc họa sâu sắc hình tượng người anh hùng mặc áo vải Nguyễn Huệ với tài mưu lược, ý chí kiên cường đấu tranh. Hàng năm dân ta vẫn tổ chức lễ hội Đống Đa để nhớ đến công lao của ông cha ta thời xưa và ôn lại chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc đã đại phá quân Thanh thần tốc.
Đóng vai kiều ở lầu ngưng bích
" Thân em như trái bần trơi
Gió dập sóng dồn biết tấp vào đâu"
Ca dao là tiếng hát tâm tình của người dân lao động là tiếng hát từ trái tim đến miệng mang theo cả nhịp thổn thức của nỗi lòng người phụ nữ lời ca ấy sao mà đúng với hoàn cảnh của Vương Thúy Kiều tôi đến vậy, trải qua hết nạn nọ đến nạn kia giờ đây tôi đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích tâm cảnh như hòa vào ngoại cảnh.
Tôi vốn là con gái đầu lòng của gia đình họ Vương. Nhân buổi tết thanh minh tôi cùng hai em Thúy Vân, Vương quan đi chảy hội mùa xuân không ngờ tôi đã gặp chàng Kim Trọng tài mạo tốt vời giữa chúng tôi nảy nở mối tình đẹp khi chàng về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình tôi mắc can, tôi phải bán mình cứu cha và em không ngờ tên Mã Giám Sinh lại lừa gạt đưa tôi vào lầu xanh mà hắn và Tú Bà đã chung lưng đấu cật uất ức tôi đã tự tử mà không thành, sợ vốn liếng đi đời nhà ma mụ đã đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích hứa gả chồng tử tế cho tôi, ở nơi đây tôi đã trải lòng cùng cảnh vật.
Tên lầu thật đẹp " Ngưng Bích" – đọng lại màu biếc nhưng hoàn cảnh của tôi thì thật buồn lòng tôi đang sống như một cô gái cấm cung chăng? Không! Không phải cảnh êm đềm trướng rủ màn che ngày nào thực chất tôi đang bị giam lỏng xung quanh tôi không một bóng dáng thân quen, không một tâm hồn bầu bạn chỉ có non xa, trăng gần nhất là tấm trăng gợi nhắc bao kỉ niệm xưa cũ nhìn xuống mặt đất chỉ thấy cồn cát nhấp nhô bụi hồng bốc lên từng đỏ, cảnh mênh mông bát ngát mà rợn ngợp không một bóng người khiến tôi càng buồn lo. Không chỉ vậy lòng tôi còn trào dâng nổi bẽ bàng tủi hổ bị Mã Giám Sinh làm nhục rút dao tự tử mà không thành bị ép trở thành gái làng chơi….Ôi! Kiếp hồng nhan bạc mệnh! Nỗi lòng tôi như bị chia xé phần dành cho tình phần dành cho cảnh.
Ở Lầu Ngưng Bích buồn tủi cô đơn tôi càng nhớ người yêu cha mẹ da diết ôi Kim Lang của tôi! Người tôi buồn khổ lo lắng nhất là chàng vầng trăng kia gợi nhắc kỉ niệm hôm nào cùng uống chén rượu thề nguyền dưới trăng mà nay mỗi người mỗi ngả ở Liêu Dương xa xôi cõ lẽ chàng không hay biết tai họa của gia đình, tôi vẫn ngóng chông uổng công vô ích càng nhớ chàng tôi càng ý thức phận bơ vơ đất khách quê người chân trời góc bể của mình có lẽ tấm lòng thủy chung dành cho chàng chẳng có thể bao giờ phai nhạt.
Còn cha mẹ tôi ở quê nhà giờ này ra sao? Phải chăng cha mẹ đang tựa cửa ngóng chông tin tức của tôi? Như cây thị trồng trước sân nhà mỗi ngày mỗi lớn cha mẹ tôi tuổi ngày càng cao vậy mà tôi không được tự tay phục dưỡng chăm sóc cha mẹ già lòng tôi buồn khổ biết bao.
Từ lầu cao nhìn xa tôi trải lòng cùng cảnh vật thời điểm chiều ta luôn gợi nhớ gợi buồn lại thêm bao buồn lo trĩu nặng trong lòng vì thế cảnh vật như nhuốm màu tâm trạng của tôi trăng? Xa xa trên mặt bể một cánh buồm lẻ loi đơn chiếc dập dềnh sóng nước con thuyền kia ngày nào mới cập bến? Nó gợi cho trong tôi nỗi buồn của kẻ tha hương ngày nào tôi mới được sum họp với gia đình? Một cánh hoa dập dềnh trên sóng nước nhìn hoa mà không thấy đẹp bởi nó đã bị bất khỏi gốc rễ thành phận hoa trôi nổi lại khiến tôi liên tưởng tới hoàn cảnh của mình nổi nênh phiêu dạt. Về phía đất liền, nội cỏ rầu rầu trải dài tới tận chân mây mặt đất sao nó giàu dĩ và tàn héo mòn sự sống? Nó chẳng giống ngọn cỏ xanh non tơ mỡ màng trong ngày xuân hôm nào không một màu sắc khác đan xen nó khiến tôi tự cảm cho thân phận mình một tương lai mờ mịt một cuộc sống tẻ nhạt vô vị không một tia hi vọng léo lên. Chiều đã muộn sắc màu như tối lại chỉ có tiếng sóng ầm ầm đập vào chân lầu đó không phải là âm thanh của sự sống mà là giông tố cuộc đời đang dữ dội nổi lên truy sát cuộc đời tôi mỗi lúc một gần hơn. Ôi! Sóng gió đang muốn nhấn chìm phận gái mỏng manh giữa cuộc đời rộng lớn chăng? Không chỉ còn là buồn thương lo lắng lòng tôi trào dâng sự sợ hãi khôn cùng lúc nào cũng thấp thỏm lo âu buồn khổ.
Chuỗi ngày ở lầu Ngưng Bích tưởng như dài lê thê. Ngôi nhà cha mẹ vời vợi nhớ thương trong xa cách rồi tình cảm với chàng Kim… Tất cả đã lùi sâu vào quá khứ chỉ còn mình đối diện với chính mình lo lắng cho tương lai phía trước. Điều đó khiến tôi nhớ đến lời thơ:
"Một mình đối diện với mình
Mênh mông trăng gió vô tình thoáng quá
Mong manh như một nhành hoa
Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu
Chưa đi đến ngõ bạc đầu
Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?".
Đóng vai Thúy Kiều kể lại cuộc du xuân
Mùa xuân là mùa của sự sống đua nở, là mùa của những niềm hân hoan, phấn khởi đầy rộn rã, bởi vậy mà trong bốn mùa, mùa xuân luôn là một trong những mùa được ngòi bút thi nhân ưu ái phác họa nhiều nhất trong các tác phẩm của mình. Nguyễn Du là một trong những bậc thầy về miêu tả thiên nhiên, đặc biệt là thông qua những nét vẽ về thiên nhiên lại phác họa được tâm trạng, nỗi niềm của con người. Ta có thể thấy rõ được bức tranh thiên nhiên, bức tranh tâm trạng của con người rõ nét trong trích đoạn “Cảnh ngày xuân” trong truyện Kiều của vị đại thi hào này.
Tiết trời vào xuân, mùa xuân về nhuộm cho cảnh sắc thiên nhiên một màu sự sống đầy tươi đẹp, không chỉ cảnh vật mơn man đua nở mà tiết trời vào xuân còn làm lòng người trở nên náo nức, vui tươi. Ngày xuân đến một sự kiện không thể không nhắc đến, đó chính là lễ hội trong Tiết thanh minh. Năm nay, vào tiết thanh minh, chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đã cùng nhau ra ngoài dạo chơi, và ở đây, hai chị em không chỉ đắm mình vào không khí vui tươi, rộn rã của mùa xuân mà còn trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ vui tươi, náo nức đến cảm xúc man mác buồn khi kết thúc một ngày lễ hội, chị em sắm sửa ra về.
Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, đặc biệt là thời gian vào xuân càng trôi qua nhanh chóng hơn, cũng bởi có lẽ, những gì tươi đẹp thì nhanh chóng lụi tàn, thời khắc mùa xuân trôi qua nhanh tựa như con thoi trên khung cửi của người thợ may, vô tình chảy trôi, mang theo đi bao cảm giác tiếc nuối của con người. Vì vậy mà mùa xuân mang đến cho con người nhiều cảm xúc náo nức, vui vẻ, yêu đời nhưng cũng mang đến bao sự nuối tiếc, lưu luyến. Trong tiết Thanh minh, cảnh sắc vươn lên nở rộ vô cùng tươi đẹp, rực rỡ, hình ảnh thu hút thị giác của con người nhất vào ngày Thanh minh này, có lẽ đó chính là không gian mênh mông, rộng lớn của bầu trời.
Nhưng khác với những ngày thường, bầu trời vào xuân rộng lớn nhưng không gợi cảm giác trống trải, vắng lặng mà gợi ra sự vận động của mầm sống đang trải ra bất tận. Đó chính là những ngọn cỏ non xanh mát bao trùm lấy không gian của bầu trời, nhuộm lên bầu trời ấy màu sắc của sự sống, khiến cho không gian bầu trời và không gian của mặt đất dường như hòa nhập làm một, cùng nhau đồng hành, cùng nhau làm cho mặt đất thêm rực rỡ, sống động hơn. Không chỉ có sắc xanh của ngọn cỏ, cái bao la, rộng lớn của bầu trời mà trên sắc xanh ấy lại được điểm xuyết bởi những cành lê trắng muốt, tinh khôi.
Những bông hoa lê trắng hò reo, hòa mình vào với sự sống của ngày xuân mà vươn những cánh trắng tinh khiết, nở rộ trong không gian, làm cho bức tranh mùa xuân càng trở nên tươi đẹp, tràn đầy sự sống. Làm cho tiết thanh minh trong tiết tháng ba càng thêm náo nức, nhộn nhịp, thanh minh là lễ hội lớn trong năm với hai phần lễ và hội đầy tươi vui, không chỉ diễn ra lễ Tảo mộ truyền thống mà đây còn là dịp lễ hội đầu xuân để những người trẻ tuổi vui chơi, kết bè kết bạn đầy náo nức. Vì vậy mà khi lễ hội Thanh minh diến ra, nam thanh nữ tú từ khắp mọi vùng đã kéo nhau về vui chơi, ngắm cảnh, người qua kẻ ại vô cùng tấp nập, nhộn nhịp.
Cũng giống như bao người trẻ khác, chị em Thúy Kiều cũng vô cùng hồi hộp, mong chờ đến ngày thanh minh để có thể hòa mình vào không khí của lễ hội. Là con cái trong một gia đình có truyền thống gia giáo, lại sống trong chế độ phong kiến xưa nên chị em Thúy Kiều ít khi ra khỏi cửa mà chỉ sống lặng lẽ, yên bình trong cảnh “chướng rủ màn che”, nhưng Thúy Kiều, Thúy Vân đều là những cô gái trẻ tràn đầy nhiệt huyết thanh xuân của tuổi trẻ, luôn mang trong mình những tò mò khám phá cũng như những khát vọng tình yêu. Nên, dịp thanh minh này chính là một dịp lí tưởng để chị em có thể ra ngoài, thỏa sức vui chơi, khám phá, chị em Thúy Kiều sắm sửa từ đầu tóc, trang phục sao cho tươm tất nhất để đi chơi
Không khí của tiết thanh minh vô cùng nhọn nhịp, không chỉ có người qua kẻ lại tấp nập mà ngựa xe qua lại cũng nhiều như nêm, những tài tử giai nhân đi chơi đều xúng xính quần áo lượt là, bóng mượt nhất. Sự xuất hiện của những con người trẻ tuổi trong lễ Thanh minh làm cho không khí có phần vui tươi, náo nhiệt hơn. Trên đường du hành mùa xuân, chị em Thúy Kiều đã chứng kiến nhiều phong tục truyền thống trong ngày thanh minh, đó là những nén nhang nghi ngút, những thếp giấy tiền vàng tung bay trong không gian, đây cũng chính là những nghi thức không thể thiếu trong phần lễ của tiết thanh minh.
Thời gian tươi đẹp thường trôi qua vô cùng nhanh chóng , cùng với sự thay đổi của cảnh vật là sự thay đổi rõ nét trong tâm trạng của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đúng như trong câu thơ “Ngày xuân con én đưa thoi”, thơi gian ngày xuân trôi nhanh tựa như thoi đưa, không gian náo nức, nhộn nhịp của ngày xuân, những lễ nghi đầy thú vị trong tiết ngày xuân cũng nhanh chóng kết thúc, thay thế vào đó là thời gian dần ngả về chiều, mặt trời ngà ngà ngả về phía tây, đây chính là dấu hiệu kết thúc của một ngày. Bầu trời cũng không còn trong xanh như khi ban sáng mà nhuộm đỏ không gian bởi một màu sắc tà tà.
Sắc chiều đến tựa như những chuyển động vô cùng chậm dãi, dường như không chỉ có con người lưu luyến ngày xuân đẹp đẽ, mà ngay cả những cảnh sắc cũng lụi dần phía sau bầu trời cũng rầu rĩ mà chậm chạp khác thường. Cảnh vật như chịu sự chi phối của cảm xúc, tình cảm của con người, nhưng những cảnh vật cũng có sự tác động trở lại đối với con người. Cảnh sắc chiều về như nhuốm vào tâm trạng con người một cảm xúc trầm buồm, nuối tiếc, sự nuối tiếc cảnh sắc ngày tàn này dường như vượt ra cảm xúc của những con người trảy hội mà thấm đượm cả vào cảnh sắc khiến cho cảnh sắc cũng mang một tông màu trầm, một sắc thái buồn thương.
Vui chơi một ngày dài, sau khi lễ hội kết thúc thì cũng là lúc mà chị em Thúy Kiều, Thúy Vân trở về nhà, dường như dư âm náo nhiệt của ban sáng vẫn còn nên chị em Thúy Kiều mang cảm xúc buồn thương man mát trở về nhà, dáng đi thơ thẩn, khuôn mặt lưu luyến đượm buồn khiến cho cảnh vật cũng như đeo tâm trạng mà trầm xuống theo. Những bước chân buồn bã qua khe suối, qua ngọn cỏ đều lưu luyến như không muốn rời, những ngọn tiểu khê bên đường dường như hiểu được tâm trạng của hai chị em mà thấm đượm màu buồn bã.
Khung cảnh xung quanh cũng thay đổi một cách rõ nét, không còn là vẻ nhộn nhịp, xanh tươi khoe sắc như tiết trời vào xuân ban sáng mà khi về chiều, phong cảnh cũng trở nên nhẹ nhàng, u buồn hơn, mọi thứ đều mang một màu thanh thanh, có phần nhạt nhòa như chính cảm giác của con người thời điểm hiện tại, không có cao trào, không xúc động cũng không náo nức rộn ràng mà mọi thứ trầm lắng lại thành những dư âm của một ngày đầy ấn tượng rộn ràng.
Ta có thể thấy rằng, trong cuộc đi chơi tiết Thanh minh chính là thời điểm mà cuộc sống của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân êm đềm và bình lặng nhất, được sống với đúng lứa tuổi, hòa nhập vào không khí của tuổi trẻ mà không phải lo toan trước những biến cố của cuộc sống như sau này.
hãy tưởng tượng 20 năm sau vào 1 ngaỳ hè em về thăm lại trường cũ. haỹ kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó
Hải Anh thân mến!
Hải Anh à,chắc hẳn rằng bạn sẽ rất bất ngờ khi nhận được bức thư này.Dạo này bạn khỏe chứ?Đã 20 năm rồi kể từ ngày lớp mình chia tay chúng mình chưa từng gặp lại nhau.Cuộc sống ở Anh thế nào?Có gì khác so với ở Việt nam không?Dưói cái chốn đong ngưòi tấp nập ấy có lẽ bạn không còn nhớ tới mình nhưng mình thì rất nhớ bạn đấy,người bạn thân yêu à.Mình có một chuyện muốn kể với bạn nhưng mình tin chắc rằng bạn sẽ không thể ngờ được đâu.Đó là mấy tuần trước,mình về quê thăm họ hàng,tình cờ mình đã về thăm lại ngôi trường cũ khi xưa chúng mình từng ngồi học và có biế bao kỉ niệm êm đềm,ngôi trường THCS Trần kiệt thân yêu!
Hôm ấy là vào một ngày đầu hè nắng chói chang,bầu trời trong xanh cao vời vợi,mình đã bước qua cánh cổng cổng mang tên Thcs Tân Dân ấy để bước vào khuôn viên trường.Ngôi trường xưa đã hoàn toàn thay đổi khiến mình rất ngạc nhiên.Trường đã xây rộng hơn rất nhiều,có ba dãy nhà,hai dãy nhà ba tầng là các phòng học và một dãy hiệu bộ.Trường được phủ một lớp sơn màu vàng sáng làm nổi bật dòng chữ:Tiên học lễ hậu học văn.Trường rất rộng có cả sân bóng và hồ bơi nữa.Giữa sân là một cây bàng già,cổ thụ,tán lá to xanh mướt, che rợp bóng mát sân trường.Bạn có nhớ không, đó là cây bàng mà hồi lớp 9A chúng mình trồng trước khi ra trường ấy.Thật không thể tin nổi rằng nó có thể lớn thế này rồi.Xung quanh vuờn trồng rất nhiều cây,có cả vườn sinh vật nữa.Tại một góc sân trường,một cây phượng với những cánh hoa nở đỏ rực như ngọn lửa giữa trời.Và bạn biết không, mình đa nhớ lại ngày xưa khi chúng mình vẫn ngồi ôn bài,đọc truyện dưới gốc cây ấy và thi nhau nhặt những cánh phượng làm hình những con bướm kẹp trong trang vở....
Dọc theo dãy hành lang dài là các lớp học khang trang,sạch đẹp,Bàn ghế,bảng đen..đều đã được thay mới và còn có điều hòa,máy chiếu,tivi,máy vi tính hết sức tiện nghi.Những thiết bị dạy học,mô hình nghiên cứu,thiết bị điện tử giúp việc dạy và học được tốt hơn.Mình chợt đi qua lớp học ngày ấy,có lẽ dù thời gian đã qua lâu rồi nhưng hình nư mình nhận ra những kỉ niệm một hời của lớp mình vẫn còn nguyên đó.29 học sinh ngồi dưới máii truòng thân yêu cùng nhau chơi đùa,học tập,những cảnh ấy làm sao mà mình quên được.Nhớ sao những trò quậy phá,những ánh mắt tinh nghịch và cả những lúc quay bài nữa...không hiểu sao khi nhớ đến đấy mình lại cưòi một mình,có phải đó là một niềm vui rất ngô nghê không?Trường còn có cả thư viện lớn với rất nhiều sách báo và cả canteen nữa.Có lẽ trường đã thay đổi quá nhiều so với tưởng tượng của mình trước đó.Và..mình đa xgawpj lại cô giáo chủ nhiệm hồi ấy của bọn mình..cô Hà.Mình đã cạy đén ôm chằm lấy cô như muốn lấp đầy khoảng trống nỗi nhớ trong tim vậy.Cô đã béo hơn trước rất nhiều suýt chút nữa thì mình không nhận ra đấy.Mái tóc cô đã điểm bạc,cũng ngòai 50 tuổi rồi còn gì nhưng cô vẫn dốc hết mình cho sự nghiệp giáo dục, dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước.Cô cũng rất sững sờ khi nhìn thấy mình và những niềm vui trong lòng mình lại nở rộ lên.Cô đã đưa mình đi thăm trường và đã biết trường mình đã đạt chuẩn quốc giddayssa và còn có rất nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi tỉnh,huyện, và quốc gia.Bọn trẻ bây giờ sướng thật,có trường học tiện nghi thế này,lại được các thầy cô dạy dỗ chỉ bảo tận tình,ôi sao tự dưng mình thấy ghen tị với bọn chúng quá.Cô Hà đưua mình vào văn phòng Đoàn trường,nơi chứa những thành tích,bằng khen và sự cố gắng của trường trong suốt bao năm qua.Mình đã nhìn thấy một bức ảnh nhỏ gần giữa căn phòng,đó là bức ảnh mình,bạn,Hằng và Huy cầm trên tay giải thưởng học sinh giởi tỉnh hồi đó.Mình cũng đã gặp lại Hằng cách đây 2 năm,bạn ấy đang là một nhà báo xuất sắc.MÌnh cùng cô Hà đi thăm các thầy cô giáo trong trường.Rất nhiều thầy cô đã nghỉ hưu,các thầy cô dạy mình hồi đó chỉ còn cô Hà,thầy Hân và cô Huyền.Các thầy cô giáo mới đến,có cô còn trẻ hươn cả tuổi mình nữa nhưng luôn có một lòng nhiệt huyết,yêu nghề.Đưng từ trên cao nhìn xuống sân trường nhộn nhịp mình lại nhớ ngày xưa,lòng chan chứa những kỉ niệm.Chợt mình muốn quay trở lại thời ấy một lần nữa,để được là một học sinh dưới ngôi trường này,dưói bàn tay che chở,thương yêu của các thầy cô giáo.
Ngay lúc này đây,tại nơi đất khách quê người,giữa chốn kinh đô thời trang hoa lệ này mình vẫn còn nhớ như inhwungx cảm giác xao xuyến của ngày hôm ấy khiến mình nhớ trường nhớ bạn,nhớ thì học sinh.Xa trường bao năm rồi mà hôm ấy về thăm trường cũ mình lại có cảm giác gần gũi,thân thiết như xưa.Và giờ đây mình đang nhớ đến bạn,từ nơi xa kia không biết bạn có thể hiểu được lòng mình hay không nhưng mình mong và hi vọng một ngày nào đó,khi trở về quê hương Việt Nam yêu dấu, mình và bạn sẽ nắm tay như thời còn thơ ấy,thăm lại ngôi trường này và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp.Hải anh à,hãy nhớ đén lời đề nghị này của mình nhe.Trả lời mình càng sớm cang tốt.Chúc cho bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công.Mong thư bạn nhiều.
Người bạn thân yêu
bn nào giúp mik cái kết bài vs ạ!!!mik cần gấp
nguồn:https://loigiaihay.com/tuong-tuong-hai-muoi-nam-sau-ve-tham-truong-cu-viet-thu-cho-ban-ke-ve-buoi-tham-truong-day-xuc-dong-do-c36a2366.html
Trang xa nhớ!
Cảm ơn cậu đã gửi thư cho mình! Việc cậu nhờ mình hôm trước, ngay sáng nay mình đã hoàn thành rồi. Cô Hồng Hà, hiệu trưởng trường tiểu học Đoàn Kết đã giúp đỡ mình rất nhiều để hoàn thành đề án giáo dục đó.
Dạo này cậu có khỏe không? Công việc ở trên đó vẫn khá chứ? Ở Thái Nguyên, đồ dùng giảng dạy chắc vẫn còn nhiều thiếu thốn nhỉ? Còn mình ở dưới này, tòa soạn cũng tạo nhiều điều kiện đi đây đi đó viết bài, thu nhập cũng tạm ổn. Nói chung là đủ mình sắm sửa thôi, còn đâu, phần ông xã nuôi cả nhà.
Thật là tiếc cho cậu vì không được về thăm trường. Sau hai mươi năm, cái tên trường tiểu học Đoàn Kết tuy vẫn chưa thay đổi, có lẽ là vì các thầy cô muỗn giữ truyền thống của trường; nhưng trường thì có nhiều đổi thay lắm. Cậu biết không? Mình đã nhắm đúng ngày 20 - 11 để về trường đấy. Không khí chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam cộng thêm khí trời mát mẻ của mùa thu làm mình càng thêm náo nức, hồ hởi như chính mình vẫn còn là học sinh của trường vậy. Cái con đường đất tồi tàn ngày xưa dẫn từ cổng vào sân trường chúng mình nay đã được đổ bê tông phẳng phiu, hai bên đường còn trồng cả hoa loa kèn nữa, rất đẹp! Cả sân trường cũng được láng xi măng và chia ô gọn gàng, chẳng bù cho chúng mình ngày xưa nhỉ. Cậu còn nhớ không, có một lần chúng mình đi học muộn, hai đứa chạy vắt chân lên cổ mà chạy. Trời mưa, sân trường ướt và trơn nhiều, mình còn bị ngã và sứt mất một cái răng cửa, vừa tức, vừa đau lại vừa buồn cười. May mà sau này thay răng cửa đi, nó mới lại bình thường, không thì bây giờ ế chồng chết! Cô Hồng Hà ngày xưa dạy đội tuyển chúng mình nay đã là hiệu trưởng, tóc cô đã bạc đi nhiều, da cũng nhăn hơn, không còn trắng hồng và căng mịn như ngày xưa chúng mình thường mơ ước nữa. Cô dẫn mình vào trường, qua hàng liễu xanh quanh ao cá, mình đã thấy thấp thoáng ngôi trường cao cao, vàng vàng. Tim mình đập liên hồi, nước mắt mình như muốn ứa ra. Mình cảm nhận được điều đó vì tay cầm máy ảnh của mình đang run lên, sống mũi thi cay cay. Chao ôi! Biết dùng từ gì nhỉ? Bước chân mình lúc đó không biết như chậm hơn, sững lại hay nó đang muốn chạy lại gần nữa khi trước mặt mình là một ngôi trường tiểu học cao năm tầng, to bề thế và rất sạch đẹp. Mình thực lấy làm kinh ngạc về điều đó. Hôm nào, mình gửi ảnh lên cho cậu tận hưởng cảm giác ấy luôn. Cái cảm giác mà biết bao nhiêu cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, xúc động cứ lộn tùng phèo lên trong tâm trí mình. Trường được quét sơn bóng rất mịn và đẹp, cửa sổ các phòng toàn bằng kính cách âm không như ngói trường ngói đỏ cấp bốn mà ngày xưa bọn mình từng học, đường thì kém chất lượng, lại hay lở vách. Qua cô Hà, mình được biết rằng trường hiện có ba mươi lăm lớp học, với hơn ba mươi thầy cô giáo. Đang mải nói chuyện, bỗng mình giật mình vì tiếng trống trường vang lên. Mình mới để ý chiếc trống đã được thay mới. Từ khắp các góc sân trường, các em học sinh đã ngưng những trò chơi của mình để tập trung lại phía trước tiền sảnh, nhanh chóng xếp ghế thẳng hàng đặt biển tên lớp trước mặt: Lớp 5A, lớp 5B, rồi 5C, 5D, 5E, 5G, 51; 4A,.„ 41; 3A, 31; 2A,.„ 21; 1A,... 1I. Trên tiền sảnh là một tấm vải xanh rộng được căng ra làm phông, trên có dán chữ trắng: Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2021. Có đặt phía trước rất nhiều lẵng hoa đẹp, mình cũng mang bó hoa tươi thắm đến tặng các thầy cô. Có nhiều thầy cô khóa mới còn trẻ hơn mình nhưng trong đó có một gương mặt quen thuộc mà nhìn qua mình đã nhận ra và chắc cô đã thoáng nhận ra. Cô Lan!, mình chạy đến ôm chầm lấy cô, biết bao ánh mắt hướng vào nhưng mình không cảm thấy ngượng vì hành động trẻ con này, mình vẫn cứ muốn ôm cô mãi, nước mắt cả hai cô trò ứa ra ướt đẫm cả vai áo. Hai cô trò cùng ngồi ôn lại kỉ niệm cũ và tận hưởng không khí náo nức của ngày nhà giáo Việt Nam, nghe những tiết mục văn nghệ của các em học sinh mình như thấy lại hình ảnh chúng mình ngày xưa. Dưới gốc cây phượng vĩ kia, chúng mình đã cùng nhau ôn bài, chơi trò bập bênh và ghép hình cánh bướm ép vào vở. Góc sân chỗ gần phòng hiệu trưởng trước kia là nơi cả lớp mình cùng cô Lan chơi trò mèo đuổi chuột. Những cảm xúc, kỉ niệm bồi hồi như đang quay trở lại với rnình. Sau buổi lễ, cô Hồng Hà lại dẫn mình di một vòng quanh trường và các lớp học để chụp ảnh. Các bảng của trường đều đã được hay bằng máy chiếu, trang thiết bị đèn quạt và công cụ giảng dạy đầy đủ và rất hiện đại. Nên công việc giảng dạy đã bớt khó khăn hơn. Học sinh thì mỗi em một bàn ngăn nắp, sạch sẽ. Cô dẫn mình qua phòng truyền thống của trường, căn phòng rộng cheo đầy những bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng, còn có những huân chương, cờ lưu niệm, giấy khen về văn nghệ, thể thao. Trang ơi! Cậu biết không? Chính giữa bức tường là ảnh các lớp học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh và thị xã từ trước đến nay, có cả tớ, cậu, Hiền, Trang B và Phương Linh, Đức Anh nữa. Cô dẫn mình đến phòng hiệu trưởng để bàn về vấn đề giáo dục phổ thông ở đây, mình đã ghi chép hết những tiến bộ về cải cách giáo dục. Ngay tối nay, mình sẽ gửi cho cậu bức thư này và công việc trên giấy tờ đó. Mình cùng sẽ gửi lên cho cậu những bức ảnh về trường, về căng tin, về sân trường rợp bóng cây xanh và hoa nở, về cả các thầy cô giáo và học sinh trong trường. Mình hi vọng cậu sẽ hài lòng về việc cậu đã nhờ mình.
Chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc! Nhớ viết thư xuống cho mình nhé! Ngay ngày mai, mình sẽ đón xe trở về Gia Lâm, hôm nào cậu xuống chơi, nhớ gọi cho mình để hai bọn mình cùng về lại thăm trường nhé!
Bạn thân của cậu
Bích Diệp
hãy tưởng tượng em đang đi chơi xuân, em gặp chị em thúy kiều . hãy kể lại buổi đi chơi và gặp gỡ
mn giúp mik vs ạ !!! cần gấp !!!
đề 2: kể lại một giấc mơ trong đó em gặp người thân xa cách đã lâu ngày
p/s: kể ông hoặc bà / ko chép mạng / mở bài thoy cx đc
Mở bài : Trong cuộc sống, có nhiều điều xảy ra mà ta không thể ngờ tới. Tôi khảng định mình không hề tin vào những điều kì bí nhưng hiện tại tôi đang bắt bản thân dần tin vào điều đó bởi một giấc mơ.Ông nội tôi đã qua đời trong khi tôi còn chưa sinh ra, dấu ấn trong tôi chỉ có một tấm ảnh cũ và những gì người thân kể lại. Vào một đêm mùa đông gió dông xé da , tôi bị sốt cao và nằm trong giường suốt cả ngày, đêm đó tôi đã gặp ông trong giấc mơ.
ai viết bài viết số 2 lớp 9 roy
cho xin mở bài 2 đề: đề 3 và 4
p/s: mở bài tự làm
đề 3:
Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được người ta dạy rằng “Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình”, và câu nói đó đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp 2. Năm học này của tôi, nó có một điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu ta tạo cho tôi một cảm giác gì đó thật khó hiểu, có lẽ bởi vì trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn một ít buồn bã, cậu ta có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, khi cậu ta là người ngồi cùng một bàn với tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu ta, nhưng có vẻ mọi cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán ngấy cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là những suy nghĩ ko mấy hay ho về cậu.
đề 4:
Đã sắp bước sang mùa xuân, không khí có vẻ rộn ràng, náo nhiệt hơn. Ở nhà em, ai cũng nô nức chuẩn bị mọi thứ, từ quần áo, đến mâm quả, trái cây, tất cả đều được chuẩn bị đầy đủ, nhà cửa cũng được quét dọn sạch sẽ, sáng sủa hơn. Nhưng việc làm không thể thiếu đó là đi thăm mộ của bà em – Người đã khuất cách đây ba năm.
Kể lại lần về thăm trường tiểu học cũ của mình
bạn tham khảo nhé ,mình ngại làm lắm :
Từ ngày lên lớp 3, gia đình em chuyển đến một nơi ở mới cách xa ngôi trường tiểu học của em nên khi đó em cũng phải chuyển trường. Từ đó đến nay, đã lâu rồi em không được đến thăm ngôi trường thuở ấu thơ ấy của mình. Hôm nay, nhân dịp về thăm bà nội, em đã trở lại ngôi trường gắn bó với em suốt những năm đẩu tiểu học.
Khi em chuyển đi thì trường tiểu học bắt đầu sửa chữa và xây mới rất nhiều. Vì vậy, hôm nay em trở lại thấy có nhiều điều đã đổi thay. Tuy thế, trường vẫn giữ được những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ của em.
Con đường trước cổng trường được làm rộng hơn, cao hơn, bằng phẳng và thoáng đãng. Hai bên đường còn có vỉa hè sạch đẹp, có những cây phượng được trồng thẳng hàng rất đẹp mắt. Nhìn ra con đường đẹp đẽ ấy là cổng trường uy nghiêm cũng đã được xây mới. Tấm biển trường ngày nào đã được thay nhưng vẫn được trang trí và sơn màu như cũ - nó giống hệt với hình ảnh tấm biển trường em được nhìn thấy vào ngày đầu tiên em bước vào lớp 1. Em cứ đứng ngắm mãi tấm biển ấy không thôi. Vừa thân quen lại vừa ngỡ ngàng như cậu bé lớp 1 ngày đầu nhập học.
Bước qua cánh cổng trường rộng mở là một không gian vừa lạ vừa quen. Lạ vì sân trường rộng hơn ngày trước rất nhiều. Trước đấy, sân trường chỉ bằng một nửa thế này và được lát gạch màu đỏ, nửa còn lại là một khu đất trống với cỏ dại và những cây bằng lăng gầy gò. Bây giờ, tất cả được lát gạch, những cây thân gỗ được xây bồn và chăm sóc chu đáo nên tất cả đều tươi xanh, rợp bóng. Dưới mỗi tán cây lớn lại có những chiếc ghế đá dành cho các em nhỏ ngồi nghỉ ngợi sau khi đã chơi đùa thỏa thích. Nhìn thẳng từ cổng trường vào là khu nhà của các thầy cô giáo, khu nhà ấy vẫn như xưa. Em còn nhớ, trước đây mỗi lần có chương trình văn nghệ, các thầy cô thường làm sân khấu trước khu nhà này. Nhìn khu nhà thân quen, em như nhìn thấy chính mình đang đứng hát trước khu nhà đó. Ngược lại, hai dãy phòng học được xây hai bồn vuông góc với khu nhà của các thầy cô thì đã được xây mới hoàn toàn. Đó là hai dãy nhà ba tầng khang trang và rất đẹp đẽ với đầy đủ những phương tiện dạy học rất hiện đại. Phòng nào cũng được trang trí bằng những tranh ảnh, dụng cụ rực rỡ và đẹp mắt.
Có lẽ những hàng cây là còn thân quen hơn cả: phượng vĩ, xà cừ, bằng lăng. Hơn ba năm đã trôi qua nhưng dường như chúng không thay đổi gì nhiều. Thân vẫn vươn cao, to và chắc. Nhìn chúng, em nhớ những buổi cả lớp cùng lao động; vun cây, tưới nước rồi đùa nghịch. Đó còn là những lúc nghịch ngợm hay vụng về khắc mãi vào thân cây tên mình và tên lớp…
Rời mái trường tiểu học thân yêu ra về em vẫn còn bồi hồi xúc động. Mái trường như nhắc nhở em phải cố gắng học tập để xứng đáng với kỉ niệm đẹp đẽ thuở ấu thơ.
Thuyết mình về 1 vật nuôi gần gũi với em trong đời sống hằng ngày
Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.
Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.
Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.
Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.
Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.
Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.
https://kenhtracnghiem.com/thuyet-minh-ve-mot-loai-vat-nuoi-bai-tap-lam-van-1-lop-9
Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.
Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.
Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng - tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.
Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.
Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.
Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,... vừa đẹp lại vừa ấm.
Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.
Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.
Kể về kỉ niệm đáng nhớ của em và người bạn thân
ĐỪNG COPY TRÊN MẠNG THANK YOU
Tham khảo !
Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 dến giờ vẫn học với em.
Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca “cây nhà lá vườn” này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì.
Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn giành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.
Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.
Tình bạn la một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng tới tình bạn. Khi ấy, chúng ta thận thiết với nhau bởi tình cảm thực sự xuất phát từ chính trái tim của mình mà không hề toan tính. Và em cũng có rất nhiều những kỉ niệm khó quên với Linh- người bạn thân trong suốt những năm đi học của mình.
Linh cùng em là hai người bạn thân với nhau từ khi còn học lớp bốn. lúc nào hai đứa cùng đi cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường, cùng đi học, cùng đi ăn quà, thậm chí là cùng nhau trốn bố mẹ để đi chơi. Và có lẽ gây ấn tượng nhất trong em là có lần chúng em đã cùng nhau đi chơi, tụ tập ở nhà một người bạn cả ngày cùng với hai người bạn khác cùng bàn. Buổi sáng, em và Linh cùng nhau đi chung một chiếc xe đạp, mỗi người phụ trách mang một thứ đồ đi cùng: em thì mang khoai lang, Linh mang bột mỳ. Tới nơi hai người bạn kia đã tới đó từ trước, chúng em cùng nhau bật đĩa nhạc mới mua và tập nhảy theo những nhóm nhảy trên màn hình và thu âm những ca khúc mà chúng em đã hát theo. Có thể nói là vui biết chừng nào, bởi có đôi khi bản thân chúng ta cũng có những điều mà chúng ta muốn làm nhưng không thể, chỉ khi có những người bạn thân ở cạnh mình, có cùng những ý nghĩ với mình thì tình cảm ấy suy nghĩ ấy mới được thể hiện hết tất cả.
Hát hò xong, tất cả cùng nhau nấu ăn. Chỉ là những đứa trẻ nên tất cả cùng làm những món ăn đơn giản như: khoai lang tẩm bột và bánh đa cùng tương ớt. những món ăn đó đã giúp mấy đứa trẻ gần nhau hơn và đó là lần đầu tiên chúng em đã cùng nhau nói lên ước mơ của mình. Những ước mơ tuy giản dị nhưng không phải lúc nào cũng nói cùng với cha mẹ mà chỉ có thể tâm sự cùng với những người bạn. và cho tới tận bây giờ, có người đã đi theo đúng suy nghĩ của mình lúc đó cũng có những người không theo con đường ấy nhưng mỗi lần nhớ lại em vẫn luôn cảm thấy xúc động.
Tình bạn đẹp nhất là khi mà chúng ta luôn có xuất phát điểm từ chính trái tim và tấm lòng của mình. Theo thời gian, con người sẽ dần lớn lên nhưng những kỉ niệm của chúng ta thì vẫn còn mãi cho tới tận bây giờ. Bởi thế cho nên chúng ta ai cũng nên học cách nâng niu những kỉ niệm để có thể không hối hận vì đã để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng mà không đọng lại được bất cứ một điều gì.
Chúc bạn học tốt!
Tình bạn la một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng tới tình bạn. Khi ấy, chúng ta thận thiết với nhau bởi tình cảm thực sự xuất phát từ chính trái tim của mình mà không hề toan tính. Và em cũng có rất nhiều những kỉ niệm khó quên với Linh- người bạn thân trong suốt những năm đi học của mình.
Linh cùng em là hai người bạn thân với nhau từ khi còn học lớp bốn. lúc nào hai đứa cùng đi cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường, cùng đi học, cùng đi ăn quà, thậm chí là cùng nhau trốn bố mẹ để đi chơi. Và có lẽ gây ấn tượng nhất trong em là có lần chúng em đã cùng nhau đi chơi, tụ tập ở nhà một người bạn cả ngày cùng với hai người bạn khác cùng bàn. Buổi sáng, em và Linh cùng nhau đi chung một chiếc xe đạp, mỗi người phụ trách mang một thứ đồ đi cùng: em thì mang khoai lang, Linh mang bột mỳ. Tới nơi hai người bạn kia đã tới đó từ trước, chúng em cùng nhau bật đĩa nhạc mới mua và tập nhảy theo những nhóm nhảy trên màn hình và thu âm những ca khúc mà chúng em đã hát theo. Có thể nói là vui biết chừng nào, bởi có đôi khi bản thân chúng ta cũng có những điều mà chúng ta muốn làm nhưng không thể, chỉ khi có những người bạn thân ở cạnh mình, có cùng những ý nghĩ với mình thì tình cảm ấy suy nghĩ ấy mới được thể hiện hết tất cả.
Hát hò xong, tất cả cùng nhau nấu ăn. Chỉ là những đứa trẻ nên tất cả cùng làm những món ăn đơn giản như: khoai lang tẩm bột và bánh đa cùng tương ớt. những món ăn đó đã giúp mấy đứa trẻ gần nhau hơn và đó là lần đầu tiên chúng em đã cùng nhau nói lên ước mơ của mình. Những ước mơ tuy giản dị nhưng không phải lúc nào cũng nói cùng với cha mẹ mà chỉ có thể tâm sự cùng với những người bạn. và cho tới tận bây giờ, có người đã đi theo đúng suy nghĩ của mình lúc đó cũng có những người không theo con đường ấy nhưng mỗi lần nhớ lại em vẫn luôn cảm thấy xúc động.
Tình bạn đẹp nhất là khi mà chúng ta luôn có xuất phát điểm từ chính trái tim và tấm lòng của mình. Theo thời gian, con người sẽ dần lớn lên nhưng những kỉ niệm của chúng ta thì vẫn còn mãi cho tới tận bây giờ. Bởi thế cho nên chúng ta ai cũng nên học cách nâng niu những kỉ niệm để có thể không hối hận vì đã để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng mà không đọng lại được bất cứ một điều gì.
viết đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch qua câu chủ đề sau chúng ta lười học là chúng ta không thương bố mẹ ,làm khổ chính bản thân.
làm ngắn gọn
Bạn tham khảo;
Chúng ta lười học là chúng ta không thương bố mẹ ,làm khổ chính bản thân .Đúng vậy , bố mẹ yêu thương ta ,đặt vào ta bao niềm tin ,hi vọng.Bố mẹ không hề mong ta báo đáp,chỉ mong tương lai chúng ta có cuộc sống ổn định .Thế nhưng ta lại không học chăm chỉ học tập ắt rằng bố mẹ sẽ rất buồn .Chẳng phải như vậy là chúng ta đang không thương bố mẹ sao?Cũng như ,hôm nay chúng ta lười học ,như vậy ta sẽ không có kiến thức .Điều đáng sợ hơn rằng ta sẽ bị tụt hậu so với thời đại .Bạn đã bao giờ nghĩ rằng ,sau này khoa học phát triển mà bạn không có kiến thức thì cuộc sống của bạn sẽ ra sao chưa?Vâng!Bây giờ bạn lười học là bạn đang làm khổ chính bạn thân mình .Trong cuộc nhiều người đã nhận ra được vấn đề này ,luôn chăm chỉ học tập ,điều đó đã làm cho bố mẹ họ vui lòng.Những con người đó thật đáng khen.Thế nhưng ,ta thấy rằng bên cạnh vẫn còn những con người lười học và họ đang làm khổ bản thân ,làm khổ cha mẹ mình .Rõ ràng ,họ thật đáng phê phán .Mỗi chúng ta sống trong cuộc sống hôm nay ,hãy nhớ răng bản thân các bạn phải chăm chỉ học tập .Nếu bạn không nghĩ đến bản thân mình ,thì hãy nghĩ đến cha mẹ của bạn nhé.Với tôi ,tôi sẽ cố gắng học tập để một phần nào sẽ góp một phần vào niềm vui của bố mẹ.
bài còn nhiều sai xót
Đề: kể lại một giấc mơ trong đó em gặp người thân xa cách lâu ngày
p/s: đừng chép mạng nhé.
thank nhìu nhoa
bn tham khảo :
Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
* Dàn ý :
I. Mở bài
- Giấc mơ diễn ra như thế nào?
- Cảm xúc của bạn khi có giấc mơ đó
- Giới thiệu người bạn thân, Quan hệ với em như thế nào? Cách xa bao lâu? Lí do gì xa cách em lâu thế? Cảm xúc của em khi gặp lại người thân?
Ví dụ:
Tuổi thơ tôi là tháng ngày vô cùng tươi đẹp bên những người bạn vô cùng đáng yêu. Người mà tôi thân thiết và yêu thương nhất là Lan. Nhưng từ lúc học lớp 6 thì Lan cùng với gia đình định cư bên nước ngoài. Từ khi đó, tôi không còn gặp Lan, nhưng trong sâu thẳm trái tim tôi Lan luôn là người bạn tôi yêu quý nhất. rồi một ngày tôi gặp Lan trong một giấc mơ, mơ giấc mơ thật ý nghĩa.
II. Thân bài
- Giới thiệu chung về người bạn thân: Người bạn đó bây giờ đang ở đâu? Đang làm gì?
- Tả người bạn gặp trong mơ: Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói…
- Người bạn có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? ( So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?) và nêu lên Nhận xét và suy nghĩ của bạn.
- Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người bạn gặp trong mơ
- Bạn và người bạn thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì?
- Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của bạn ra sao?
- Tình huống đánh thức bạn dậy? Tâm trạng bạn như thế nào? Cảm xúc ra sao?
III. Kết bài
- Giấc mơ tan biến bạn quay trở về hiện thực và ấn tượng sâu sắc nhất của bạn và người bạn thân là gì?
- Cảm xúc của bạn ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này?
- Bạn có cảm nghĩ gì?
bn tham khảo :
Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật ?Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi .
Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần,trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ.Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao.Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng.Trong vầng hào quang sáng lấp lánh,ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi.Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí.Ông tôi vẫn thế:dáng người cao đậm,bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến!Tôi ngồi bên ông,tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé…Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào?Ông ở đâu?Ông có nhớ đến gia đình không …Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.
Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể.Giọng ông vẫn thế:rủ rỉ,trầm và ấm.Ông hỏi tôi chuyện học hành,kiểm tra sách vở của tôi.Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả.Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn.Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ.Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực.Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này.Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi…
Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ.Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui.Ông bảo đến chợ hoa xuân,ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu.Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp:màu phấn hồng,mềm,mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân.Nụ hoa chi chít,cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao.Tôi tung tăng đi bên ông,lòng sung sướng như trẻ nhỏ.Ông cầm cành đào trên tay.Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy…Xung quanh ông cháu tôi,kẻ mua,người bán,ồn ào và náo nhiệt.Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về !
Tôi đang bám vào tay ông,ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến,chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to.Tôi giật mình tỉnh dậy,thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà.Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi ..
Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó.Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông , được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.