Bài viết số 1 - Văn thuyết minh

H24
Xem chi tiết
HV
12 tháng 10 2018 lúc 21:40

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Trong cuộc đời của mỗi con người, có ai mà chưa từng trải qua mùa thu, có ai chưa từng ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời khi sang thu. Riêng tôi, tôi yêu thu bởi vẻ đẹp quyến rũ, yên bình, ấm áp của nó: ánh nắng nhẹ nhàng, làn gió dịu mát hơi se se lạnh, bầu trời như rộng hơn, cao hơn, những chú chim ríu rít hót, …

Tôi yêu cả cái không khí vui tươi, rộn rã trên gương mặt của những lũ trẻ mỗi buổi tựu trường. Tôi yêu với tất cả niềm háo hức và mong đợi ….

Mỗi mùa thu đến là một năm học mới lại bắt đầu. Nó mở ra cho tôi những trang sách mới, những niềm hi vọng mới, nó mang lại cho tôi những cảm nhận, những trải nghiệm sâu sắc và giúp tôi trưởng thành hơn.

Nhưng năm nay, mùa thu đối với tôi thật đặc biệt - tôi lên lớp 10 - năm học đầu tiên ở trường THPT Vân Nham. Buổi học đầu tiên có lẽ là buổi học mà tôi không bao giờ quên.

Tôi đạp xe trên con đường làng để đến trường. Chiều, gió thổi nhè nhẹ. Mùi thơm của những bông lúa non đang căng sữa thật khiến người ta sảng khoái.

Hai bên đường, cánh đồng lúa trải dài xanh mướt, những dãy núi trùng điệp, … Trước mắt tôi, thiên nhiên thật đẹp và rộng lớn. Nó nhắc tôi nhớ lại buổi học đầu tiên cách đây 9 năm.

Tôi tìm lại được ở đó hình ảnh một bé gái lon ton chạy theo mẹ. Đứa trẻ rụt rè, lúc nào cũng bíu lấy tay mẹ không chịu rời. Vậy mà, hôm nay, tôi đã có thể tự bước đi trên con đường quen thuộc ấy.

Tôi thực sự đã trưởng thành hơn rất nhiều cả về thể chất lẫn suy nghĩ. Tuy nhiên, đứng trước cổng trường mới, tôi không khỏi bối rối và xúc động: Trường THPT Vân Nham - ngôi trường mà từ lâu tôi đã hằng mong ước.

Ngôi trường mà từ khi còn là cô học sinh cấp THCS tôi vẫn thường hàng ngày qua lại và nhìn bằng ánh mắt tò mò, khao khát. Không hiểu sao, nó lại có sức hấp dẫn với tôi đến thế.

Thế rồi, mấy tháng trời vùi đầu vào ôn luyện, những giây phút căng thẳng khi đi thi, những ngày hồi hộp chờ kết quả. Cuối cùng, niềm vui và hạnh phúc đã đến với tôi. Tôi đã trúng tuyển vào trường THPT Vân Nham và may mắn hơn nữa là tôi được học ở lớp chọn của khối 10.

Vậy là giờ đây, tôi có thể khoác trên mình chiếc áo đồng phục trường màu trắng tinh có in logo của trường, có thể bước vào trường với tư cách là một học sinh thực sự - học sinh trường THPT Vân Nham. Trong lòng tôi bâng khuâng nhiều cảm xúc khó tả.

Ngôi trường mới của tôi nằm trên địa hình khá bằng phẳng, gần khu dân cư. Nó không gần nhà tôi nhưng từ nhà, tôi vẫn có thể nhìn thấy nó. Từ xa, ngôi trường trông thật đẹp.

Những ánh nắng chiếu xuống hắt vào tường, vào khung cửa sổ, vào mái nhà càng làm cho nó trở nên lộng lẫy. Phía sau trường, một ngọn núi đồ sộ, nghiêng mình tỏa bóng mát cho ngôi trường. Buổi học đầu tiên của năm học mới nên sân trường rất đông.

Rất nhiều bạn học sinh từ những nơi xa đã tề tựu đến, họ cũng như tôi - những đứa học sinh mới bước vào trường - rụt rè, lạ lẫm như những chú chim non nớt vừa rời tổ. Và tôi có cơ hội được ngắm kĩ hơn, gần hơn vẻ đẹp của ngôi trường. Trường khang trang, sạch đẹp với các dãy nhà tầng, những hành lang thoáng đãng, những chiếc ghế đá, hàng cây, …

Tôi có cảm giác không khí ở đây sao ấm áp và thân thuộc quá! Những đứa bạn mới quen qua những câu hỏi chân thành và ân cần đã trở nên thân thiết, gắn bó. Những lời động viên và quan tâm của các thầy cô làm ấm lòng những đứa học sinh bé bỏng như chúng tôi. Vậy là, chẳng biết từ bao giờ, tôi đã yêu mến ngôi trường này.

Đối với tôi, được học ở lớp chọn không chỉ là niềm vui, sự tự hào mà đó còn là một thử thách lớn. Bởi ở lớp học này, mọi yêu cầu đều cao hơn lớp khác. Tôi cảm thấy lo âu vì sợ mình không theo kịp kiến thức, không theo kịp các bạn. Nhưng tôi rất vui vì cô giáo chủ nhiệm lớp tôi là một cô giáo trẻ, xinh đẹp.

Cô luôn lo lắng và động viên chúng tôi qua những lời khuyên bổ ích. Cô đã giúp tôi tự tin hơn vào khả năng của mình. Qua những buổi học đầu tiên, tôi hiểu hơn về mái trường thân yêu, hiểu hơn về thầy cô và bạn bè của mình.

Và, tôi yêu: yêu từng chiếc ghế, cái bàn, yêu ghế đá, hàng cây, yêu thầy cô và bạn bè. Cô Huyền dạy Hóa hóm hỉnh, cô Chiều dạy Lí hiền như Bụt, thầy Thao dạy Sử hơi khó tính ,…

Tất cả đã đi vào lòng tôi thật trọn vẹn, thật đẹp. Các thầy cô không chỉ truyền đạt cho chúng tôi kiến thức mà họ còn như người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời, dạy bảo chúng tôi cách sống và làm người.

Từ đó, tôi cảm thấy mình cũng là một phần của mái trường và tôi cũng phải có một phần trách nhiệm với mái trường. Đó là tôi phải học tập thật chăm chỉ để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô, để tô đẹp cho trường học thân yêu.

Có thể đối với một số học sinh, điều đó không quan trọng lắm nhưng đối với thầy cô, sự thành công của học sinh chính là niềm hạnh phúc lớn nhất mà họ muốn nhìn thấy.

Những tuần học đầu tiên dần trôi qua. Bạn bè, thầy cô, mái trường đã trở nên thân thuộc đối với tôi. Năm học mới đã bắt đầu. Tôi thầm hứa: mình không thể làm mất đi niềm hạnh phúc của các thầy cô. Thầy cô hãy tin ở chúng em. Lòng tôi ngập tràn những hi vọng, mơ ước về một điều gì đó xa xăm …

Bình luận (1)
pu
7 tháng 11 2018 lúc 22:00

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi mái trường là “ngôi nhà thứ hai” của mỗi con người. Bởi ở đó chúng ta được tiếp nhận tri thức, được rèn luyện đạo đức, nó còn là nơi gieo mầm ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực, cho ta cảm nhận được tình thầy trò, bạn bè khăng khít. Và với tôi, Trường THPT ......... chính là mái nhà thứ hai để tôi tựa vào.

Ai mà chẳng yêu quý mái trường nơi mình học tập, tôi cũng vậy. Nhưng không chỉ là sự yêu quý, gắn bó, trong tôi còn là cả sự tự hào về mái trường THPT ........., về những thành tích của trường trong suốt 55 năm qua.

Trường tôi được thành lập vào tháng 9 năm 1961- là một trong những ngôi trường cấp III đầu tiên của Tỉnh Thái Bình. Trường ban đầu chỉ là lán tranh, mái ngói nằm cạnh bờ hồ Nguyễn Công Trứ với tên gọi là Trường cấp II, III Tiền Hải. Sau này tách làm hai hệ riêng biệt, trường chuyển đến khu mới nằm cạnh quốc lộ 39, đường Nguyễn Công Trứ, khu 3 thị trấn Tiền Hải- huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình. Từ một ngôi trường cấp III chỉ vẻn vẹn có hai ngôi nhà lợp ngói thì đến nay, trường đã có 38 phòng học đúng quy cách, 4 phòng máy vi tính với 90 máy. Quy mô đào tạo rất nhanh, từ khoá học đầu tiên 1961- 1962 khai giảng chỉ với 203 học sinh, trải qua 55 khoá học nay lên tới gần 2000 học sinh cho cả 3 khối 10, 11 và 12.

55 là cả chặng đường dài mà các thế hệ giáo viên và học sinh trường THPT ......... không ngừng phấn đấu, nỗ lực để xây dựng trường hoàn thiện, có được những thành tích rất đáng tự hào như: Bằng khen Chính Phủ năm 1996, 2009; huân chương lao động hạng nhì năm 2011; năm 2010- 2011 trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia và đặc biệt là bằng khen của Chính Phủ năm 2015.

Có được những kết quả tốt đẹp như thế công sức lớn nhất phải kể đến các thầy cô giáo nơi đây- những người đã đem con chữ truyền dạy cho bao thế hệ học trò. Ở trường THPT ......... có tới 52,5% giáo viên từng là học sinh của trường, các thầy cô đều là những người có trình độ, chuyên môn cao, đặc biệt là lòng nhiệt tình, tâm huyết, tình yêu đối với nghề dạy học cao quý. Ba năm được học tập dưới mái trường này, tôi không chỉ được học bài học tri thức mà còn học được rất nhiều bài học đạo đức từ các thầy cô. Bề ngoài trông thầy cô có vẻ nghiêm khắc nhưng tôi luôn cảm nhận được tình yêu thương của thầy cô đối với học sinh, sự tâm huyết dồn vào những bài giảng để mong chúng tôi có thể hiểu bài một cách tốt nhất. Tôi hiểu được rằng yêu thương không nhất thiết phải thể hiện ra bằng những lời nói hoa mĩ mà nó có thể được thể hiện bằng những hành động âm thầm không phô trương, tô vẽ. Nếu như người kỹ sư vui mừng khi nhìn thấy cây cầu mà mình mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa trĩu bông thì người giáo viên hạnh phúc khi nhìn thấy học trò đang trưởng thành, lớn lên.

Ba năm so với cả đời người là ngắn ngủi nhưng nó lại là tất cả đối với cuộc đời học sinh. Tôi cảm giác như tất cả mọi kỷ niệm mới chỉ diễn ra ở ngày hôm qua, kỷ niệm về cái ngày đầu tiên đi học tại mái trường này. Có người nói rằng, kỷ niệm ngày đầu tiên bước vào lớp 1 là kỷ niệm khó quên nhất trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên đi học tại mái trường THPT ......... mới là kỷ niệm tôi không bao giờ có thể quên. Vì sao ư? Vì ngày vào lớp 1 đã diễn ra quá lâu để tôi có thể nhớ trọn vẹn cảm giác rụt rè, bỡ ngỡ, còn kỷ niệm ngày đầu vào lớp 10 lại quá sâu sắc và đặc biệt. Đó là niềm vui khi biết mình đỗ vào mái trường này, niềm háo hức mong chờ từng ngày để được đi khai giảng, hồi hộp khi khoác lên mình chiếc áo trắng có in lôgô, phù hiệu của trường. Ngày trước khi còn học cấp II, mỗi khi bắt gặp các anh chị mặc áo có in lôgô Trường THPT ........., trong tôi dâng lên một cảm xúc vô cùng ngưỡng mộ, tôi hiểu họ đều phải nỗ lực rất nhiều để được học tập ở mái trường này. Với tôi, ba năm mặc đồng phục nhà trường, trong tôi chưa bao giờ nguôi cảm xúc tự hào. Lôgô không chỉ là biểu tượng của một ngôi trường mà nó còn chứa rất nhiều ý nghĩa. Lôgô trường tôi có màu sắc tươi tắn, thanh nhã, hài hoà với màu sắc chủ đạo là màu xanh- màu hoà bình, màu của những ước mơ và ......... sẽ là nơi ươm mầm những ước mơ ấy. Nổi bật trên nền xanh là hình ảnh ngọn đuốc và quyển vở- biểu tượng của niềm tin, gợi những khát khao chinh phục những đỉnh cao tri thức của lớp lớp thế hệ học sinh ..........
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bây giờ tôi đã là học sinh lớp 12. Tôi biết mình chẳng thể nắm giữ nổi thời gian nhưng tôi vẫn ước thời gian có thể trôi chậm lại để tôi có thể lưu giữ thêm nhiều kỷ niệm tại mái trường này. Tôi nhớ về rặng phi lao sau trường- nơi luôn là điểm hẹn lý tưởng để tránh nắng, tránh nóng trong những giờ học giáo dục thể chất. Tôi yêu lắm sân trường này, mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỷ niệm đẹp của tôi cùng các bạn. Nhớ về dãy nhà A, B, D, những dãy hành lang luôn tràn đầy tiếng cười của các bạn học sinh. Biết rồi ai cũng sẽ phải lớn, phòng học sớm muộn cũng sẽ dành cho các em khoá sau nhưng thật không muốn rời xa thời nô đùa nghịch ngợm này.

Có những lúc tôi nghĩ về 5 năm sau, 10 năm sau khi tôi quay trở lại thì trường trông sẽ khác như thế nào? Chắc chắn là cảm giác vừa lạ, vừa quen. Lạ vì qua từng ấy năm, trường sẽ có những thay đổi như cơ sở hạ tầng khang trang hơn chẳng hạn. Còn quen vì đó là nơi tôi đã gắn bó suốt ba năm trời, làm sao dễ quên nơi mà tôi coi như ngôi nhà thứ hai vậy. Tôi từng quen rất nhiều người là cựu học sinh trường Tây, rất lạ là khi nói chuyện với tôi, họ đều dành cho tôi câu hỏi “ Trường Tây dạo này thế nào rồi?”. Một câu hỏi tưởng chừng chỉ là xã giao bình thường thôi nhưng tôi nhận ra trong ánh mắt họ là cả sự quan tâm, nhớ về nơi mà họ từng gắn bó. Tôi thoáng tưởng tượng ra mình khi đã ra trường, trở thành cựu học sinh ......... rồi cũng sẽ giống họ. Mỗi khi đi trên đường nhìn từng tốp học sinh mang phù hiệu ........., tôi lại bắt gặp hình ảnh mình trong số đó, sẽ lại nhớ về quãng thời gian học tập dưới mái trường này, sẽ có thói quen hỏi thăm về trường, quan tâm tới những đổi thay nơi đây. Tôi nhớ có một lần tôi khoe với các anh chị cựu học sinh về lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường, họ tỏ ra nuối tiếc, ghen tị và nói tôi thật là may mắn vì có cơ hội được dự một sự kiện trọng đại như thế, không chỉ là các anh chị cựu học sinh mà còn cả các em lớp 8, lớp 9 học ở các trường trung học cơ sở, khi được nghe về lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường ......... cũng tỏ ra nuối tiếc vì không có cơ hội tham dự sự kiện long trọng như thế. Các em nói với tôi rằng, dù có hối tiếc nhưng sẽ càng phải cố gắng hơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 để có thể đỗ vào ........., với các em đó chính là niềm mong ước lớn nhất lúc này. Nghe được những lời tâm sự của mọi người, tôi càng cảm thấy mình thật may mắn vì lễ kỷ niệm không chỉ là dấu mốc đặc biệt chứng minh cho chặng đường 55 xây dựng và phát triển của ......... mà nó còn khơi dậy thêm cho chúng tôi tình yêu đối với mái trường này, sẽ cho tôi cơ hội có những kỷ niệm đẹp bên thầy cô, bạn bè.

Tôi còn nhớ 5 năm trước, tôi háo hức chờ đợi để theo chị đi dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Cái không khí rộn ràng trong buổi liên hoan văn nghệ và cắm lửa trại vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Để đến bây giờ, trong không khí chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường trong tôi không khỏi háo hức ngóng chờ và có lẽ không chỉ riêng tôi mà tất cả các bạn học sinh đều cùng một tâm trạng như thế. Tôi tin rằng lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường THPT ......... sẽ để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp, theo tôi tới cuối cuộc đời.

Để chào mừng lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường, rất nhiều các hoạt động thi đua đã được phát động như: Thi đua dạy tốt, học tốt; thi đua hái hoa điểm 10 dành tặng thầy cô, … Không chỉ là các hoạt động học tập, các bạn học sinh cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động do đoàn trường và các chi đoàn phát động như: thu gom giấy và vỏ lon tái chế, trồng hoa để xây dựng khuôn viên trường thêm đẹp đẽ,… Tôi cùng các bạn tham gia vào buổi trồng cây của nhà trường, dù nắng chói chang nhưng tôi vẫn thấy nụ cười rạng rỡ của các bạn học sinh. Từng cây hoa được trồng lên, rôi nay mai hoa sẽ lớn, sẽ nở hoa thơm ngát tô điểm thêm cho vẻ đẹp của trường trong ngày lễ trọng đại. Và có lẽ cũng giống tôi, ở đâu đó tận sâu trong đáy lòng những người con của mái nhà ......... đều dành cho trường vị trí lớn trong trái tim. Để rồi đây có lẽ từng nhành cây, ngọn cỏ nơi sân trường, từng khu giảng đường cũng trở nên thân thuộc, đáng yêu và mái mãi in đậm trong trí nhớ của những thế hệ học sinh trưởng thành từ mái trường này.

Tôi nói riêng cũng như từng thế hệ học sinh đã và đang trưởng thành từ mái trường THPT ......... sẽ mãi nhớ về trường như một bến đỗ bình an, một điểm tựa tinh thần vững chắc để bước tiếp trên đường đời đầy gian nan, thử thách.

Một lớp học trò nữa sắp ra trường, những người thầy cô vẫn âm thầm là “ người đưa đò sang sông”, dẫu có niềm vui hay nỗi buồn thì “ bến đỗ” có tên THPT ......... luôn là miền ký ức rất đẹp trong ký ức học sinh. Chắc chắn rằng mai sau, mai sau nữa thì ......... vẫn mãi trong trái tim tôi

Bình luận (0)
pu
7 tháng 11 2018 lúc 22:00

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai.

Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô.

Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên lớp 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5.

Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
NX
Xem chi tiết
HM
29 tháng 9 2018 lúc 23:51

rất hay nhiều ý nghĩa và rất chân thực :d

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
NH
26 tháng 9 2018 lúc 13:10

1, Cho tình huống : Bạn A thường xuyên không học bài, bị điểm kém, giờ sinh hoạt lớp đưa ra để phê bình. E hãy viết đoạn hội thoại sao cho các lời thoại đảm bảo phương châm về lượng, chất, phương châm lịch sự..

Em: A này, sao dạo này cậu làm sao vậy?
Bạn A: Mình cũng không biết được nữa.
Em: Mình thấy dạo này lần nào cậu lên bảng cũng được điểm kém cả. Hay cậu gặp vấn đề gì à? Kể cho mình nghe đi, có gì giúp được mình sẽ giúp.
Bạn A: Mình không biết tại sao nữa nhưng từ khi mình chơi game Liên Quân Moblie thì mình không thích học nữa mà mình chỉ thích chơi cái đấy thôi.
Em: À... ra là vậy. Chắc cậu bị nghiện game rồi đấy.
Bạn A: Vậy sao? Mình phải làm sao bây giờ?
Em: Mình khuyên bạn nên ít chơi cái đấy trong một thời gian đi, giảm đi tối thiểu lần bạn muốn chơi game và tốt nhất là bạn nên cất điện thoại đi, không dùng nữa là tốt nhất. Có như vậy thì kết quả của bạn mới khá lên được.
Bạn A: Cảm ơn nha, mình sẽ cố gắng.

2, Sưu tầm từ 10 đến 20 câu thành nguec, tục ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại. Giải thích liện quan đến phương châm hội thoại nào..

Lượng:
Người khôn nói ít là nhiều
Không như người dại nói nhiều nhàm tai
Chất:
Biết thì thưa thốt-Không biết thì dựa cột mà nghe
Nói dối như Cuội
Ăn ốc nói mò
Khua môi múa mép
Cách thức:
Câm như hến
Quan hệ:
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Lịch sự:
1. Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngầm mình cho tỏ trước sau hãy cười
2. Một câu nhịn, chín câu lành.

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
PH
5 tháng 9 2018 lúc 22:48

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”

Vâng, chúng tôi chính là những anh trâu, chị trâu bước ra từ những câu ca dao trên. Không biết từ bao giờ mà người nông dân đã quí và gọi loài trâu chúng tôi một cách tha thiết, trìu mến đến như thế. Hình ảnh của những chú trâu như tôi đây đã trở nên quen thuộc với xóm làng, quê hương người Việt từ bao đời nay.

Chúng tôi là động vật thuộc họ nhà Bò, là lớp thú có vú và là một loài gia súc có ích. Chúng tôi được người nông dân nâng niu, chăm sóc bởi chính đặc điểm “trời cho” của loài trâu chúng tôi. Đó là một thân hình lực lưỡng, bốn chân chắc chắn như bốn cái cột nhà nhỏ, vai u những bắp thịt bởi trời sinh ra chúng tôi là để kéo cày đó các bạn. Ngoài kéo cày, chúng tôi có thể kéo xe, kéo gỗ giúp con người…Thân hình chúng tôi vạm vỡ, nặng chừng 350 – 700 ki lô gam. Bao toàn cơ thể chúng tôi là một bộ lông màu xám hoặc xám đen, cũng có khi màu trắng, dù có mọc dày đến mấy thì chiếc áo choàng lông của chúng tôi cũng vẫn bị mai một đi bởi thời gian và sự cọ xát rất phong trần vì công việc trên đồng ruộng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ của chúng tôi là một làn da căng bóng mỡ. Phía sau thân hình tôi là cái duôi ngoe nguẩy theo nhịp bước chân, thỉnh thoảng chúng tôi lại dùng cái đuôi này quất mạnh vào lưng để xua ruồi, đuổi muỗi. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu chúng tôi một phần nhờ vào đặc điểm của đôi sừng trên đầu chúng tôi. Đôi sừng cũng góp phần làm đẹp cho họ hàng nhà trâu chúng tôi đấy, mỗi chúng tôi đều có một đôi sừng dài, uốn cong như hình lưỡi liềm trên đỉnh đầu, giúp chúng tôi làm dáng và chống lại kẻ thù. Chúng tôi có đôi mắt to, long lanh như những viên bi chai, có khi hiền từ nhưng cũng có khi hung dữ, cần sự thuần phục của con người. Đến 3 tuổi, chúng tôi có thể đẻ lứa đầu, một đời trâu cái chúng tôi có thể cho 5 đến 6 nghé con. Nghé sơ sinh nặng 22 đến 25 ki lô gam.

Bước chân đến mỗi cánh đồng hay thôn xóm, làng bản Việt Nam, bạn sẽ thấy chúng tôi hiện ra thật thân thuộc như một dấu ấn báo hiệu xứ sở quê hương. Vào những ngày nông nhàn tháng 3 hay tháng 8, giữa biển lúa xanh rờn, trên cánh đồng quê, bạn sẽ thấy từng đàn trâu chúng tôi tung tăng gặm cỏ, thỉnh thoảng còn ngóng đầu ngơ ngác lắng nghe tiếng sao du dương của các chú bé chăn trâu.

“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.”

Chúng tôi gắn bó thân thiết với người nông dân tần tảo sớm khuya như thế đấy. Dù là giữa buổi trưa hè mồ hôi thánh thót hay trong cái rét buốt xương thì chúng tôi vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng người nông dân để làm ra hạt lúa, hạt gạo. Không chỉ giúp người nông dân kéo cày, chúng tôi còn có thể kéo xe, kéo gỗ. Khả năng kéo xe của chúng tôi rất tốt. Ở đường đất tốt, chúng tôi có thể kéo với tải trọng 700 – 800 kilôgam và trên đường nhựa với bánh xe hơi có thể kéo trên một tấn. Ở đường đồi núi, khi cần kéo gỗ về xuôi ai có thể thay thế được chúng tôi? Chính vì thế người nông dân vẫn coi chúng tôi là “đầu cơ nghiệp” của họ.

Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu chúng tôi có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Chúng tôi cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu chúng tôi có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt Da trâu chúng tôi tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da chúng tôi cứng nhưng có thể làm mặt trống, những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và các lễ hội.

Ừ, mà nói đến lễ hội các bạn có biết đến câu ca dao:

“Dù ai đi đâu về đâu

Nhớ ngày lễ hội chọi trâu mà về.”

Là câu ca nói đến lễ hội “Chọi trâu Đồ Sơn” đấy các bạn ạ. Trong những khoảng khắc đó, chúng tôi tự hào trở thành niềm vui và vật thiêng của con người dâng lên tổ tiên.

Như vậy, chúng tôi không chỉ gắn bó với người nông dân trên đồng ruộng mà còn gắn bó với họ trong đời sống tinh thần của họ. Đã từ lâu, chúng tôi bước vào ca dao, dân ca gần gũi, thân thiết với người nông dân như các bạn đã thấy đó. Chúng tôi còn bước vào tranh dân gian Đông Hồ cùng với hình ảnh của những chú bé để tóc ba chỏm thổi sáo trên lưng. Tuổi thơ nông thôn ViệtNam từ bao đời nay đã thân thuộc với chúng tôi như những người bạn.

“Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.

Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”

Cứ như thế chúng tôi đi vào thơ ca, nhạc họa và đặc biệt các bạn có biết không, chúng tôi đã trở thành linh vật của Seagame 22 tổ chức tại ViệtNam. Hình ảnh những chú Trâu vàng chúng tôi đã được cả thế giới biết đến với biết bao tự hào đấy các bạn ạ.

Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu chúng tôi cũng đã trở thành báu vật của người nông dân và trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của chúng tôi hiện diện.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật đã phát triển vượt bậc, máy cày, máy kéo trở nên quen thụôc trên mỗi cánh đồng, làng quê và chắc các bạn sẽ ít gặp lại hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng rằng tình cảm của những người nông dân đối với chúng tôi cũng không vì thế mà thay đổi và chúng tôi vẫn luôn có ích cho họ.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TL
12 tháng 9 2018 lúc 21:25

[Tham khảo]

I. Mở bài:

Có một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đó là loài gà. (Có thể từ những câu thơ của Xuân Quỳnh trong bài "Tiếng gà trưa" để dẫn đến việc giới thiệu loài gà)

II. Thân bài:

Gà có nguồn gốc từ gà rừng, được con người đem về nuôi nên có tên là gà nhà. Khác với gà rừng, do được chăm sóc, nên gà nhà có thói quen trở về chuồng mỗi khi trời tối. Gà thuộc họ chim, nhóm lông vũ. Có nhiều loại gà như gà gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta,... Xét về giới tính, có gà mái và gà trống: Gà trống có thân hình vạm vỡ, trên đầu có mào đỏ chót, bộ lông rực rỡ, lông đuôi dài, chân có cựa - lực lưỡng và oai vệ. Gà mái yểu điệu, đoan trang, lông mượt mà, lông đuôi ngắn, mắt tròn xoe, trên đầu không có mào, chân không cựa. Thức ăn của gà là thóc, các loài côn trùng, giun đất, chuối cây thái nhỏ băm nhuyễn trộn cám, các loại bột dạng viên, ... Gà mái đẻ trứng, mỗi lứa có thể đẻ từ 15 đến hơn 20 quả. Trứng được ấp trong khoảng 3 tuần thì nở ra những chú gà con xinh xắn. Những chú gà con này vừa mở mắt có thể tự kiếm ăn, nhưng đối với gà nhà, chúng thường được mẹ dẫn đi kiếm mồi. Mỗi khi gà mẹ tìm được mồi liền cục cục,...gọi đàn con đến ăn. Những lúc gà mẹ dẫn con đi ăn, nếu có loài vật nào dám đụng đến đàn gà con thì lập tức bị gà mẹ chống trả quyết liệt. Vai trò của gà trong đời sống con người: gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người. Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người. Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon như món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp la,... Trứng gà đánh với bột mì có thể làm bánh thuẩn, bánh ga tô, bánh kem,...Trứng gà còn là một dược phẩm dùng để dưỡng da. Ông bà ta thường luộc trứng để cạo gió mỗi khi bị cảm sốt. Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay,... Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Ngoài ra còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi, làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu,... Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá. Không chỉ có lợi ích về vật chất, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Tiếng gà gáy là chiếc đồng hồ báo thức cho người dân quê. Tiếng gà gáy mỗi sớm, mỗi chiều trở nên quen thuộc gợi cuộc sống thanh bình, yên ả. Vì thế mà nó đi vào thơ văn một cách tự nhiên. Ngay từ thời xa xưa, trong truyện cổ tích "Sọ Dừa", tiếng gà gáy xuất hiện đã đem lại sự đoàn tụ cho Sọ Dừa và cô Út. Và "Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh là một bài thơ rất hay về âm thanh "tiếng gà":"Trên đường hành quân xa- Dừng chân bên xóm nhỏ - Tiếng gà ai nhảy ổ - Cục cục tác cục ta - Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi" Trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, đất đai, thần thánh thường có gà luộc nguyên con, để tỏ lòng trân trọng biết ơn ông bà, tổ tiên. Gà còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống với trò chơi chọi gà độc đáo. Ở nước Pháp chú gà trống Gô-la tượng trưng cho sự phồn thịnh của nước nhà. Hình ảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi điểm thêm cho bức tranh làng cảnh Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay do bị ảnh hưởng của môi trường sống, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trong những năm gần đây, nhất là bệnh dịch cúm gia cầm H5N1. Vì thế mà con người cần chăm sóc cẩn thận để nguồn bệnh đỡ lây lan, không nên ăn gà bệnh. Cần phải có mạng lưới kiểm duyệt chặt chẽ nguồn thực phẩm này.

III. Kết bài:

Khẳng định vị trí của loài gà. Tình cảm của em với loài vật nuôi này.
Bình luận (2)
DT
12 tháng 9 2018 lúc 22:26

Mở bài:
Gà là loài vật quen thuộc trong đời sống con người. Có thể nói gà là loài vật nuôi được con người thuần hóa đầu tiên trong lịch sử. Trong thế giới loài gia cầm, gà là loài vật có số lượng áp đảo nhất với 24 tỉ cá thể (thống kê đến năm 2003). Gà mang lại cho con người nhiều lợi ích thiết thực. Nhiều quốc gia xem gà như một linh vật, biểu thị cho sức mạnh, sự may mắn và đời sống thịnh vượng.

Thân Bài:
* Nguồn gốc loài gà:
Gà hay gà nhà, còn gọi là kê (Gallus gallus domesticus) là một loài chim đã được con người ở nhiều nơi trên thế giới thuần hoá cách đây hàng nghìn năm. Một số ý kiến cho rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á.

Một giả thuyết cho rằng các thợ săn đã đem trứng của gà từ trong rừng về trong môt lần đi săn. Họ đã ấp những quả trứng ấy nở thành con và nuôi những con gà con trong vườn nhà. Trải qua thời gian, từ loài vật hoang dã, gà dần quen với con người và cuộc sống nuôi nhốt. Với điều kiện nuôi nhốt, thức ăn có sẵn, chỗ ngủ an toàn, từ giống gà rừng dần biến đổi như các giống gà hiện có như ngày nay.

Tại Ấn Độ, người ta tìm thấy giống gà Ali nguyên thủy, được xem là giống gà cổ xưa nhất hiện nay.

* Đặc điểm hình dáng và sinh thái của loài gà:
Gà là động vật có xương sống bậc cao đã thích ứng với điều kiện sống bay nhảy. Về cơ bản, bên ngoài của gà gồm: mào, tích, tai, mỏ, lông cổ cườm, ngực, cánh, lông đuôi, lưng, đùi, bàn chân và các ngón chân. Toàn thân được bao phủ bằng lông và yếm.

Gà trống trưởng thành có thân hình to, chân cao, mào, tích, cổ lông đuôi đều to hơn gà mái. cân nặng từ 2,5 đến 3,5 kg. Gà trống thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng. Lông gà trống nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn. Gà trống có tiếng gáy trong trẻo vang xa. Bộ lông gà trống thường sặc sỡ. Đây cũng là đặc điểm nổi bậc của các giống gia cầm.

Gà mái có thân hình thon, nhỏ, nhiều lông tơ, cân nặng từ 2.0 đến 3,0 kg. Gà mái có tập tính để trứng, ấp trứng và nuôi con. Gà con khi mới nở nặng khoảng 0.2kg, thường có bộ lông tơ bao vàng hoặc nâu đen bao phủ khắp thân. Khi mới nở gà con đã có thể mổ ăn được. Gà con thường sống với mẹ hơn 30 ngày là có thể tự lập. Thường thì gà con sẽ tự lập sớm hơn khi gà mẹ tiếp tục để trứng.

Lông của gà có cấu tạo khác nhau và được chia thành hai loại: lông ống và lông tơ. Lông ống tập trung ở cánh và đuôi. Lông ống to, dài, cứng là loại lông giúp gà lấy thăng bằng khi di chuyển, hoặc bay lượn. Bộ lông làm cho gà thêm phần đĩnh đặc. Lông tơ thường phân bố ở vùng ngực, nằm sát dưới da. Dưới lớp lông cánh chính và đuôi, có chức năng giữ ấm cho thân thể.

Gà mái có vai trò đẻ và ấp trứng nên có nhiều lông tơ hơn để giữ ấm trứng khi sinh sản. Ở gia cầm màu sắc lông rất đa dạng. Lông cườm và lông trên lưng có sự khác biệt giữa con trống và mái. Ở con trống lông cườm và lông lưng dài, mềm mại hơn ở con mái. Thường thì con mái có bộ lông dày, ít có các lông dài, màu sắc đơn điệu chứ không sặc sỡ như con trống. Bộ lông của gia cầm có tác dụng ngăn cản những tác động bất lợi của môi trường đối với cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân nhiệt và là cơ quan cảm giác nhờ tận cùng của các thần kinh ngoại biên.

Chân của gà được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu sắc. Bàn chân có 4 ngón, ba ngón trước và 1 ngón sau giúp gà di chuyển linh hoạt và bới rác tìm thức ăn. Ở gà trống chân có cựa sừng cứng cáp, có tác dụng lớn trong các cuộc giao tranh giành lãnh thổ hoặc bạn tình.

Phần đầu của gà trống thường mào đỏ vươn cao. Chiếc mào mỏng dẹp, viền hình răng cưa dựng đứng. Một vài gà trống có chiếc mào to, bè thấp. Tích kéo dài xuống phía dưới có vai trò tản nhiệt cho toàn bộ thân thể. Gà mái thường không có mào, tích cũng nhỏ hơn gà trống.

Cánh gà có lông ống nhưng gà không bay được hoặc chỉ bay được một đoạn ngắn. Những chiếc lông ống dài tập trung ở phần đuôi vừa giúp gà di chuyển thăng bằng vừa làm đẹp cho hình thể của gà, đặc biệt là gà trống.

* Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và tập tính của loài gà:
Lúc mới chào đời, gà con có thể chạy nhảy ngay chứ không yếu ớt như loài chim. Chúng theo mẹ kiếm thức ăn và sớm tự lập khi tròn 1 tháng tuổi.

Gà là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng, thằn lằn hoặc chuột nhắt con. Tuổi thọ của gà có thể từ năm đến mười năm tùy theo giống. Con gà mái già nhất thế giới sống được 16 năm và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness.

Tuy thuộc lớp lông vũ nhưng gà nhà không có khả năng bay xa. Chúng thường sống thành bầy đàn. Thường thì mỗi đàn gà là tập hợp của các cá thể có cùng huyết thống. Chúng biết tương trợ, chia sẻ nguồn thức ăn và thiết lập trật tự trong đàn. Một con gà trống thường sống cùng với nhiều gà mái.

Gà trống thường gáy to vào buổi sáng. Tiếng gáy của gà trống là tín hiệu thông báo cho các gà trống khác về lãnh thổ. Tuy nhiên, gà có thể gáy khi bất ngờ bị phá rối. Gà mái cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng và khi gọi gà con. Gà cũng có “tiếng kêu cảnh báo” âm lượng thấp khi chúng cho rằng có sự xuất hiện của loài ăn thịt.

Gà mái có tập tính đẻ trứng và nuôi con non. Mỗi lứa. gà mái thưởng để từ 10 đến 20 trứng. Nếu chăm sóc tốt, một con gà mái trong trọn cuộc đời của nó có thể đẻ đến 350 trứng. Nếu được giao phối, sau 21 ngày là trứng nở thành gà con.

Gà thường thích ngủ ở nơi cao ráo và thông thoáng. Mùa đông, cần phải che kín chuồng gà để tránh các luồng gió lạnh. Ở gà thường có một vài loại bệnh phổ biến như: toi gà, cúm, cầu trùng, huyết trùng, thương hàn, đậu gà,…. Để gà khỏe mạnh cần làm tốt khâu vệ sinh, phòng bệnh, phát hiện và chữa trị kịp thời.

* Vai trò và lợi ích của gà trong đời sống con người:
Gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người.

Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người. Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon như món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp la,…

Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay,… Thịt gà là thực phẩm tiêu thụ chính ở các nước trên thế giới. Theo tính toán, mỗi năm một người ăn khoảng 13kg thịt gà. Riêng ở Mỹ là 34kg, cao vượt bậc so với thế giới.

Thịt gà dễ ăn, giàu chất dinh dưỡng, chế biến phong phú thường là lựa chọn của các bà nội trợ cho bữa ăn hằng ngày. Thịt gà còn là phẩm vật để thờ cúng dâng lên tổ tiên hoặc các bữa tiệc tùng.

Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Ngoài ra còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi, làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu,…Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá. Trong một vài nơi người ta nuôi gà để bắt sâu bọ, nuôi gà làm cảnh. Nhiều loài gà có giá trị kinh tế cao.

Không những thế, ở một vài nước, hình ảnh con gà còn đi vào đời sống tâm linh và nghệ thuật. Đối với các nước Á Đông, gà đại điện cho dương khí. kêu gọi mặt trời. Ở Pháp, chú gà tróng Go-loa từ lâu đã được tôn vinh như một biểu tượng của sức mạnh, dũng khí và lòng quả cảm.

Kết bài:
Gà là một giống vật nuôi hữu ích, đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Thịt gà, trứng gà chiếm một tỉ lệ lớn trong cơ cấu thực phẩm của con người. Không những thế gà thường sống gần gũi như người bạn trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam ta. Với hình dáng nhỏ nhắn, cân đối, bước đi oai vệ, màu sắc sặc sỡ, tiếng gáy dõng dạt, lãnh lót, con gà trống trở thành biểu tượng của niềm tin, sức mạnh trấn áp cái xấu của con người trên khắp thế giới.

Bình luận (1)
TP
13 tháng 9 2018 lúc 11:26

DÀN Ý
I MB
1 Giới thiệu chung về loài gà
II TB
2 Nguồn gốc: Tổ tiên của gà nhà là gà rừng . thuần hóa dần dần , chúng không còn bay được nữa và trở nên gần gũi với con người hơn .
3 Các loại gà :
Gà trống : - Dáng bệ bệ
- Bộ lông óng mượt rực rỡ , đôi chân vàng óng với chiếc cựa sắc , trên đầu có chiếc mào màu đỏ rực .
- tiếng gáy to vang
Gà mái : - Chậm chạp
-Màu sắc k dc sặc sỡ như gà trống
-Đẻ ấp nuôi con
3 Đăc điểm
Gà là động vật ăn tạp . Thức ăn chính của gà là : lúa , ngô , khoai , sắn , .........
4 Vai trò trong đời sống của con người
Trứng và thịt gà mang lại giá trị kinh tế cao
Con gà đã đi vào tín ngưỡng , đời sống tâm linh của con người Việt . Gà là một trong số 12 con giáp.
5 Cách nuôi và chăm sóc :
Nhốt chuồng...
Nuôi nhốt...
III KB
Cảm nghĩ chung của e về loài gà

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
NT
24 tháng 9 2018 lúc 23:40

Cây cau thuộc họ cọ. Cau là loại cây lưu niên, một đời người, một đời cau. Trước nhà, dọc hai bên ngõ, hàng cau cao vút. Thân cau tròn có từng khoanh; có cây cau cao trên mươi mét. Tàu cau như tàu dừa, ngắn và nhỏ hơn, đu đưa trước gió, lựa như đuôi con chim xanh biếc.

Hoa cau trắng ngần, hương đưa thoang thoảng. Quả cau kết thành buồng; mỗi buồng có vài chục quả đến vài trăm quả. Quả cau hình trứng hoặc tròn hơi dài, màu cọ, bên trong có một hạt. Cau kết trái mỗi năm hai vụ. Cau lưu niên ra hoa, kết trái quanh năm. Khi bổ quả cau ra, hạt có hoa văn rất đẹp.

Có cau phải có trầu. Dân gian gọi trầu, cau là tân lang. Tục ăn trầu của dân ta đã có từ lâu đời. Truyện cổ tích Trầu cau rất cảm động. Khách đến nhà theo phong tục cổ truyền, chủ nhà mời khách ăn trầu, nên mới có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện". Bà Chúa thơ Nôm có bài thơ “Mời trầu". Cụ Tam Nguyên Yên Đổ có câu thơ:

"Đầu trò tiếp khách trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta"

(Bạn đến chơi nhà)

Gái trai ngày xưa ướm duyên, tỏ tình bằng cách mời trầu. Sính lễ nhất định phải có buồng cau, chai rượu. So người ăn trầu ngày một ít đi, nhưng buồng cau trong lễ cưới hỏi không thể thiếu.

Cau được bổ làm bốn, làm sáu, phơi khô dể ăn dần. Hạt cau là vị thuốc để diệt trừ giun, sán, tiêu đờm, khử độc.

Khi mua cau nên chọn buồng sai quả, quả tròn to xanh bóng, loại cau bánh tẻ, ăn vào vị chát hơi đắng là cau ngon.

“Vào vườn hái quả cau xanh

Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.

Trầu này têm những vôi tầu

Giữa têm cát cánh, hai đầu quế cay"

Bình luận (0)
TS
19 tháng 12 2018 lúc 13:52

Cây cau thuộc họ cọ. Cau là loại cây lưu niên, một đời người, một đời cau. Trước nhà, dọc hai bên ngõ, hàng cau cao vút. Thân cau tròn có từng khoanh; có cây cau cao trên mươi mét. Tàu cau như tàu dừa, ngắn và nhỏ hơn, đu đưa trước gió, lựa như đuôi con chim xanh biếc.

Hoa cau trắng ngần, hương đưa thoang thoảng. Quả cau kết thành buồng; mỗi buồng có vài chục quả đến vài trăm quả. Quả cau hình trứng hoặc tròn hơi dài, màu cọ, bên trong có một hạt. Cau kết trái mỗi năm hai vụ. Cau lưu niên ra hoa, kết trái quanh năm. Khi bổ quả cau ra, hạt có hoa văn rất đẹp.

Có cau phải có trầu. Dân gian gọi trầu, cau là tân lang. Tục ăn trầu của dân ta đã có từ lâu đời. Truyện cổ tích Trầu cau rất cảm động. Khách đến nhà theo phong tục cổ truyền, chủ nhà mời khách ăn trầu, nên mới có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện". Bà Chúa thơ Nôm có bài thơ “Mời trầu". Cụ Tam Nguyên Yên Đổ có câu thơ:

"Đầu trò tiếp khách trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta"

(Bạn đến chơi nhà)

Gái trai ngày xưa ướm duyên, tỏ tình bằng cách mời trầu. Sính lễ nhất định phải có buồng cau, chai rượu. So người ăn trầu ngày một ít đi, nhưng buồng cau trong lễ cưới hỏi không thể thiếu.

Cau được bổ làm bốn, làm sáu, phơi khô dể ăn dần. Hạt cau là vị thuốc để diệt trừ giun, sán, tiêu đờm, khử độc.

Khi mua cau nên chọn buồng sai quả, quả tròn to xanh bóng, loại cau bánh tẻ, ăn vào vị chát hơi đắng là cau ngon.

“Vào vườn hái quả cau xanh

Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.

Trầu này têm những vôi tầu

Giữa têm cát cánh, hai đầu quế cay"

(Ca dao)

Câu hát của thôn nữ ngày xưa, hỏi ai trong chúng ta ngày nay còn nhớ?



Bình luận (0)
TT
19 tháng 12 2018 lúc 17:42

Cây cau thuộc họ cọ. Cau là loại cây lưu niên, một đời người, một đời cau. Trước nhà, dọc hai bên ngõ, hàng cau cao vút. Thân cau tròn có từng khoanh; có cây cau cao trên mươi mét. Tàu cau như tàu dừa, ngắn và nhỏ hơn, đu đưa trước gió, lựa như đuôi con chim xanh biếc.

Hoa cau trắng ngần, hương đưa thoang thoảng. Quả cau kết thành buồng; mỗi buồng có vài chục quả đến vài trăm quả. Quả cau hình trứng hoặc tròn hơi dài, màu cọ, bên trong có một hạt. Cau kết trái mỗi năm hai vụ. Cau lưu niên ra hoa, kết trái quanh năm. Khi bổ quả cau ra, hạt có hoa văn rất đẹp.

Có cau phải có trầu. Dân gian gọi trầu, cau là tân lang. Tục ăn trầu của dân ta đã có từ lâu đời. Truyện cổ tích Trầu cau rất cảm động. Khách đến nhà theo phong tục cổ truyền, chủ nhà mời khách ăn trầu, nên mới có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện". Bà Chúa thơ Nôm có bài thơ “Mời trầu". Cụ Tam Nguyên Yên Đổ có câu thơ:

"Đầu trò tiếp khách trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta"

(Bạn đến chơi nhà)

Gái trai ngày xưa ướm duyên, tỏ tình bằng cách mời trầu. Sính lễ nhất định phải có buồng cau, chai rượu. So người ăn trầu ngày một ít đi, nhưng buồng cau trong lễ cưới hỏi không thể thiếu.

Cau được bổ làm bốn, làm sáu, phơi khô dể ăn dần. Hạt cau là vị thuốc để diệt trừ giun, sán, tiêu đờm, khử độc.

Khi mua cau nên chọn buồng sai quả, quả tròn to xanh bóng, loại cau bánh tẻ, ăn vào vị chát hơi đắng là cau ngon.

“Vào vườn hái quả cau xanh

Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.

Trầu này têm những vôi tầu

Giữa têm cát cánh, hai đầu quế cay"

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
TL
8 tháng 9 2018 lúc 20:37

1. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: an toàn giao thông

2. THÂN BÀI

An toàn giao thông là gì? Chấp hành luật giao thông, an toàn của người tham gia giao thông. Nguyên nhân dẫn đến những tai nạn đáng tiếc: người dân chủ quan, thiếu ý thức(thực trạng làm trái luật giao thông của người tham gia giao thông: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm,…) An toàn giao thông đem lại lợi ích gì: Cho cá nhân: không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền của Cho xã hội: xã hội phát triển, lớn mạnh => Cần giữ an toàn giao thông


Cần làm gì để giữ an toàn khi tham gia giao thông
Chấp hành luật giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu,…

3. KẾT BÀI
Khẳng định vấn đề an toàn giao thông là một vấn đề quan trọng cần được lưu tâm.

Bình luận (0)