mùa xuân về thiên nhiên đát nước con người mỗi khi tết đến xuân về
mùa xuân về thiên nhiên đát nước con người mỗi khi tết đến xuân về
Mai đào bừng nở xuân đất Việt
Lộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …
Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.
Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận được dư âm của mùa đông vẫn còn. Nhưng cái rét bao trùm lên mọi cảnh vật không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã ngọt hơn.
Nhìn lên bầu trời, tôi tưởng như đêm qua có một bàn tay nào đó đã gội rửa vòm trời sạch bóng. Những đám mây dày chầm chậm trôi như đang còn ngái ngủ. Dường như mây cũng lười biếng một chút trong ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây tan dần. Một vài tia nắng yếu ớt rẽ đám mây khó tính rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng thêm đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với bố mẹ.
Tôi đưa mắt nhìn khắp phố. Con đường phố tôi như chàng thanh niên tràn đầy sức sống vừa được nàng xuân ban tặng một chiếc áo mới. Đó là nhờ sự điểm tô của một vài nhánh lộc xanh nhú ra từ cành bàng khẳng khiu đầu phố, là âm thanh của những chú chim chuyền cành hót ríu rít như chờ đợi rất lâu câu chuyện đón xuân về, là những khẩu hiệu, bang rôn màu đỏ, màu vàng được treo khắp đó đây, là tiếng cười nói, chúc tụng hân hoan của người đi chơi Tết. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường.
Bỗng có mùi hương trầm đánh thức khứu giác của tôi. Mùi hương ấy đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê không có dịp gặp gỡ người thân trong dịp Tết.
Người đi chơi Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, nét mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, buồn bã được gửi lại sau cánh cửa giao thừa đã khép lại đêm hôm qua. Giờ đây chỉ còn niềm hân hoan đón chờ những điều tốt đẹp sắp đến của một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ quần áo mới tươi cười nhận những phong bao lì xì màu đỏ may mắn.
Ngày xuân chính là dịp mọi người đoàn tụ, về với gia đình. Những mâm cỗ được dọn ra trong sự hân hoan, sum vầy của mọi người. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ai cũng mong chờ khi mùa xuân đến. Tôi lặng lẽ đứng ngắm quanh cảnh buổi sáng đầu năm ở khu phố, lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa và con người đã đem đến cho cảnh sắc nơi đây. Tôi ước gì thời gian ngừng lại để tôi có thể thả hồn vào trong khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!
Mỗi khi Xuân về trong em lại dâng trào cảm giác khoan khoái dễ chịu. Bài hát "Xuân ơi, Xuân đã về" từ chiếc TV vừa cất lên làm em choàng tỉnh giấc. Qua ô cửa sổ, em nhìn ra vườn thấy mưa Xuân phơi phới bay nhẹ nhàng đậu trên những cánh hoa, những chiếc lá. Mưa làm chúng như bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Cây cối trút bỏ những lớp vỏ cây già cỗi, những chiếc lá già cuối cùng để khoác lên mình tấm áo mùa Xuân xanh biếc lộc phủ đầy. Những bông mai vàng dịu dàng khoe sắc bên hoa hồng, hoa cúc ngào ngạt tỏa hương thơm làm cho mùa Xuân càng thêm hương sắc. Những chú chim đi tránh rét đã gọi nhau về trong cái không khí ấm áp của mùa Xuân. Chúng thi nhau ca hót líu lo làm cho vườn Xuân thêm âm sắc, tưng bừng.
Sáng dậy, mẹ bóc tờ lịch và nói "Xuân đã về rồi con ạ!". Nét mặt mẹ như trẻ lại. Tết đến, Xuân về ai cũng mong chờ.
Mùa Xuân là mùa khởi đầu một năm mới bao trùm quê hương tươi đẹp. Mọi người ai cũng nô nức chào đón Xuân. Ngoài đường phố, người xe đi lại nhộn nhịp. Hai bên đường mai vàng nở rộ, không khí Xuân len lỏi đến từng nhà. Đường phố ngập cờ hoa. Các lễ hội Xuân náo nhiệt. Trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới, vui với những bao lì xì. Rồi mọi người chúc tết nhau, chúc ông bà, cha mẹ, anh chị em khỏe mạnh, phát tài.
Xuân về làm rạo rực lòng người ở quê tôi và cả những người xa quê không kịp về Tết. Ôi, yêu biết mấy mùa Xuân, mỗi khi Xuân về ! Em cầu mong cho mọi người ai cũng ấm no, hạnh phúc. Mùa Xuân sẽ mãi mãi ở lại trên quê hương em.
Giúp mình ik sáng mai mik nộp rùi
Viết 1 đoạn văn ngắn từ 7-10 câu bàn về việc lười học trong đó có ít nhất 3 phép liên kết câu ( chỉ rõ )
Gợi ý:
- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước
- Muốn có tri thức , học giỏi cần chăn học : kiên trì làm việc gì cũng thành công…
- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi :…
- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn
- các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống = > Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập
kể với ba mẹ một người bạn mới quen
Em có rất nhiều người bạn tốt trong đó có bạn Hoa, Lan, Trang… nhưng lên lớp 3 em có quen thêm bạn Chi, em và bạn nói chuyện rất hợp nhau từ đó em với bạn đã chơi với nhau rất thân.
Hôm đó em đi học sớm nên lớp học chưa mở cửa em đã ngồi ở ghế đá ở sân trường để đợi chú bảo vệ mở cửa lúc đó bạn Chi cũng được mẹ bạn đèo tới lớp, nhưng không mở cửa nên bạn ra chỗ em ngồi, em bắt chuyện với bạn, và em với bạn đã nói chuyện với nhau, hai đứa em kể rất nhiều những câu chuyện về học tập và nhiều những chuyện khác trong cuộc sống. Em cảm thấy rất vui khi nói chuyện với bạn, nói chuyện khoảng nửa tiếng đồng hồ chú bảo vệ lên mở cửa e, với bạn vẫn nói chuyện thêm 15 phút nữa, lúc đó em hỏi bạn mới bảo bạn học cạnh lớp của em, thế mà từ lâu em không biết, bạn ở khá gần với nhà em, nhà em gần cạnh xóm của bạn ấy, những câu chuyện của bọn em nói ra đã thúc đẩy kết nỗi chúng em lại với nhau
Những câu chuyện hay đã làm cho chúng em từ những người bạn không quen nay trở nên rất thân thiết, em và bạn đã kết bạn với nhau, duyên số đã đưa chúng em đến lại gần với nhau, những hình ảnh đó đã làm nên cho chúng em những cơ sở riêng, chúng em chơi với nhau rất thân thiết, mỗi lần có bài tập khó chúng em thường trao đổi với nhau và có những niềm vui gì chúng em đều chia sẻ cho nhau nghe.Những câu chuyện thường này và những vấn đề trong học tập chúng em cũng chia sẻ với nhau từ đó em với bạn đã rất thân thiết, từ đó chúng em trở thành đôi bạn cùng tiến với nhau, tuy không học cùng lớp nhưng mỗi khi ra chơi em với bạn thường ra ghế đá ngày đầu tiên bọn em quen nhau ngồi đó và nói chuyện, khi đi học về chúng em đi về cùng nhau, em rất trân trọng tình bạn này.
Em rất yêu quý bạn chi, bạn là một người bạn em mới quen nhưng em cảm thấy mình đã rất thân thiết với bạn rồi.Chúng em đã cùng nhau phấn đấu trong học tập
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về người bạn.
- Hoàn cảnh gặp gỡ giữa hai người ở đâu? vào lúc nào?
B. Thân bài.
- Kể lại buổi gặp gỡ đó (do tình cờ hay do người khác giới thiệu).
- Đặc điểm hay tính cách của người bạn đó có gì đặc biệt?
- Em thích nét tính cách nào nhất ở người bạn đó?
- Sau khi quen nhau, hai người đã đã cùng thi đua (hay giúp đỡ nhau) như thế nào để cùng có thành tích tốt hơn trong học tập.
C. Kết bài.
- Tình bạn mới giúp em như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?
- Em suy nghĩ thế nào về tình bạn?
Bằng lời của con búp bê em hỏ hoặc vệ sĩ hãy kể lại câu chuyện cuộc chia tay của những con búp bê
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao – Bắc – Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô… Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường để giành thắng lợi.
Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại nơi trú quân. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Riêng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.
Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đông lửa và lặng lẽ nhìn Bác – người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ, không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.
Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng in bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:
- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?
Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:
- Chú cứ việc ngủ ngon, để lấy sức ngày mai đánh giặc!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi.
Thời gian vẫn âm thầm trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng:
- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khỏe ạ!
Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:
- Cháu đừng bận tâm! Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng, tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc. Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:
– Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?
Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác Ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.
Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:
– Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát. Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.
Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.
Tham khảo:
Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.
Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:
"Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà"
Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhìn theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.
Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...
"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."
Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:
"Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng"
... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi... Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!
Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...
tính mạch lạc trong văn bản thể hiện như thế nào?
* Khái niệm: Mạch lạc trong văn bản là những câu văn, đoạn văn, chi tiết…được sắp xếp theo một thứ tự quan sát hợp lí.
Cần trình bày diễn đạt bằng ngôn ngữ, hình ảnh rõ ràng, sáng sủa.
Mạch lạc trong văn bản ở trong sách giáo khoa gồm có những tính chất: “trôi chảy ….tuần tự…thông suốt, liên tục, không đứt đoạn”.
Như vậy có thể nói rất đúng là: trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí. Đó là khái niệm rất đúng.
ccaau
Đưa con vào lớp một
Ngày mai con sẽ vào lớp một
Sách giấy chờ kia trắng đến bồn chồn
Cô giáo trẻ và bạn bè ríu rít
Thu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn?
Bài học của con bao nhiêu người đã học
Đời thực hơn hay trang sách thực hơn?
Cha sống giữa việc đời từng đổi khác
Bài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con!
Mai con ơi, tất cả hãy ghi lòng
Mỗi ánh mắt sót quên, hồn sẽ nghèo biết mấy
Chữ nghĩa nhỡ quên đi có khi còn đọc lại
Nhưng bạn bè thì không dễ tìm đâu!(trích đưa con vào lớp một-Nguyễn Sỹ Đại-NXB thanh niên)
Câu 1 nêu ptbđ chính??
Câu 2 xác định thể thơ?
Câu 3 các từ bồn chồn , rúi rít biểu đạt điều gì ??
Câu 4 nêu nội dung chính của đoạn thơ
1)PTBĐC:BIỂU CẢM
2)Thể thơ:tự do
4)Ngày con vào lớp một, thật khó tả cảm xúc của người cha. Dường như người cha cũng lo lắng, bồn chồn, cũng hồi hộp và bởi những gì chờ con ở phía trước đều quá tươi đẹp. Ở đó có cô giáo, có bạn bè mới. Ở đó là thế giới của thơ ca, nhạc họa, của toán học và ở đó là những trải nghiệm mới vô cùng thú vị.
Hãy tả lại vẻ đẹp một buổi chiều noi vùng quê em đang sinh sống
Tks nha. Giúp mình với :3
Bài làm
Khi mặt trời bắt đầu xuống núi, lúc đó hoàng hôn bao phủ lấy cả làng quê nơi em ở. Em vẫn thích ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống, khiến cho mọi thứ êm ả và thanh bình đến lạ. Em vẫn thích cảm nhận không khí nhẹ nhàng và rất quê đó. Nó giúp cho mọi người thoải mái cảm nhận những phút giây cuối ngày.
Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, những tia nắng măt trời bắt đầu héo hon và là là sát mặt đất. Nhìn cánh đồng lúa bảo la khi khoảnh khắc hoàng hôn xuống thật yên bình và nhẹ nhàng. Những làn gió nhẹ nhàng từ đâu thổi về khiến cho những bông lúa nặng trĩu bông khẽ đung đưa từ bên này sang bên khác.
Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ khi sắp kết thúc một ngày bước đủng đỉnh, thong thả chậm rãi bước về nhà theo tiếng sáo diều ở đằng xa. Các cô chú nông dân khi mặt trời tắt nắng cũng dừng công việc đồng áng để trở về nhà chuẩn bị bữa tối ấm cúng bên gia đình.
Ở cái giếng làng của xóm em, có một cây đa rất lớn và cái ao to trồng rất nhiều hoa sen. Mọi người cúi xuống rửa các dụng cụ làm đồng, cười nói rất vui vẻ, tiếng trẻ con reo hò khiến cho khung cảnh làng quê khi chiều muộn trở nên nhộn nhịp hơn.
Trên những mái ngói đỏ tươi có những làn khói trắng lan tỏa ra khắp không gian và mùi cơm thơm lừng. Có lẽ nhà ai đó đang nấu cơm buổi tối. Một khung cảnh thật yên bình, giản dị nhưng ấm áp và than quen biết bao.
Bọn trẻ chúng em khi hoàng hôn buông xuống thường kéo nhau ra đồng và ngắm cảnh mọi người về nhà, ngắm những chiếc xe tải chạy bon bon ở trên đường quốc lộ và ngắm mặt trời rớt núi.
Em rất thích những khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống ở làng quê em. Nó thanh bình và rất yên ả.
Bài làm
Mùa hè về, tôi được về thăm quê nội. Chiều nay cũng như bao chiều hè khác, tôi lại cùng đám bạn ra thả diều trên triền đê. Tôi rất thích ngắm nhìn những khoảnh khắc hoàng hôn trên đồng nội. Đối với tôi, đó là những cảnh đẹp nhất trong ngày hè.
Chúng tôi chạy chân trần, ngửa mặt lên mà nhìn thấy những cánh diều no gió lơ lửng giữa trời chiều. Phía đằng tây, ông mặt trời thong thả đạp xe xuống núi. Chiều xuống, nắng chói chang đã tắt. Mặt trời tỏa ra một vùng đỏ ối hùng vĩ. Tất cả tập trung ở một điểm trên đỉnh núi và tỏa rộng ra đến nửa vòm trời. Ráng chiều rơi xuống mặt sông làm cả dòng sông đỏ rực, lung linh. Những mái chèo khua nước tạo sóng làm mặt sông càng lung linh, huyền ảo. Khi ông mặt trời đã trốn vào sau dãy núi tím ngắt những cánh cò chớp trắng bay về phía rặng tre xanh của làng xa. Cánh diều thì vẫn cao vút trên nền trời nhung tím. Tiếng sáo diều vi vút vi vu. Ánh sáng ban ngày còn sót lại đu để in những rặng cây cau, cây gạo lên nền trời chiều. Những sợi khói màu lam bò ngoằn ngèo trên những mái nhà. Hai bên bờ sông, những bãi ngô, bãi mía chìm dần vào màn sương mỏng. Bóng tối dường như bao phủ hết đường làng. Đàn trâu béo tròn thủng thẳng gọi nhau về chuồng. Không gian thật tĩnh mịch. Làng xóm đã bắt đầu lên đèn.
Bóng tối tràn xuống triền đe. Chúng tôi nuối tiếc cuộn dây diều. Cả vòm trời tím sẫm, mấy ngôi sao mọc sớm lấp lánh, lung linh. Tiiu yêu biết bao vẻ đẹp chiều quê thanh bình, yên ả và yêu nhất là vẻ đẹp hùng vĩ, lung linh của hoàng hôn trên triền đe dòng sông quê hương.
Bài làm
Tôi sinh ra ở làng quê không phải nơi giàu sang như thành phố nơi tôi sống thật là đẹp, có cánh đòng bát ngát màu xanh, có con sông, bờ đê gắn liền với tuổi thơ của lũ trẻ trâu chúng tôi. Quê hương tôi thật đẹp khi chiều tà, là luca hoàng hôn buông xuống.
Khi hoàng hôn buông xuống là lúc mặt trời khuất ở phía tây xa xa. Mặt trời đi ngủ cho mặt trăng thức giấc. Khi ấy làng quê khoác trên mình màu áo mới từ hồng hồng rồi đến màu đen. Khi ấy cánh đồng không còn màu xanh như trước nữa mà nó mờ mờ rồi tối lại chỉ còn ngửi thấy mùi hương lúa trổ bông phảng phất quanh đó như mùi sữa mẹ vậy thật thơm! Còn chúng tôi dắt lũ trâu đang đi chậm chậm do ăn quá nhiều cỏ đến lỗi lê bước cũng khó khăn. Có những đứa trẻ thì đúng đưa ngồi trên lưng trâu cười nói. Nhìn từ phía cánh đồng nhìn những ngôi nhà trong xóm nhỏ như những ngôi nhà tí hon nằm dưới lũy tre xanh xanh, trông nó như một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên. Tôi tưởng tượng con người nơi đây như những người tí hon vậy lẽ nào có cả người khổng lồ. khi ấy nhìn về phía làng nhỏ có những làn khói bay ra đó là lúc mọi người đặt bếp thổi cơm, những làn khói mờ ảo bay lên bầu trời trông thật tuyệt cũng với tiếng gà gáy nghe mới hay làm sao. cái cảnh khi bình minh buông xuống đó thật đẹp và cùng với đó là những hoạt động thú vị của con người nơi đâyĐó là khung cảnh của làng quê khi lúc chiều xuống còn trên bầu trời xanh chuyển sang hồng kia có đàn chim đang bay về chỗ trú ngụ, cánh chim bay dài cũng với tiếng gọi bạn của chúng. Con đầu đàn bay trước rồi xếp thành một hình gì đó. lũ trẻ ngẩng cổ lên rồi hò hét khi nhìn thấy chim vậy. Chúng lại mơ ước viển vông muốn được bay như chim trên bầu trời cao xanh bao la vô tận vậy. Nhưng đó chỉ là ước những điều ước con trẻ của chúng.
Quê hương tôi đơn giản là vậy, giản dị mộc mạc nhưng nơi đây rất đẹp và con người tốt bụng.
cho mk hỏi bài viết số 1 của lớp 7 là hay viết đè nào ?
cảm ơn!!!!!
Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện trong bài ca dao :"Con cò mà đi ăn đêm..."?
"Tôi van ông... Tôi xin ông... Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi... mong ông chấp nhận... Trời ơi ! Các con tôi chết đói mất ! ".
Tiếng van xin não ruột từ đâu vọng đến khiến em chú ý. Em vùng dậy ra mở cửa. Đến gần ao cá đầu làng, em nghe thấy trong lều trông cá có tiếng người lao xao. Trước cửa lều, một con cò mình mẩy ướt đẫm đang nằm thoi thóp. Em chợt hình dung ra câu chuyện về mẹ con nhà cò...
- Mẹ ơi ! Chúng con đói quá !
- Ngủ đi các con ! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về sẽ có cá cho các con ăn.
Cò mẹ vừa nói vừa âu yếm vuốt nhẹ lên đầu từng đứa con. Trong đầu cò mẹ cứ xoáy lên câu hỏi : "Làm thế nào bây giờ ? Biết tìm đâu ra mồi trong lúc đêm hô khuya khoắt như thế này ? ".
Bỗng có tiếng lao xao của mấy chị vạc bay ngang qua. Cò mẹ nghĩ : "Hay là mình thử đi kiếm ăn đêm như họ xem sao. Biết đâu may ra mình lại kiếm được chút gì cho lũ con chẳng ?! ".
Nhìn các con ngủ chập chờn trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Cò mẹ thầm thì :
- Các con ngủ ngoan nhé ! Mẹ đi một lát sẽ về ngay !
Lũ cò con nhao nhao :
- Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn mẹ nhé !
Hướng về phía cánh đồng, cò mẹ bay đi. Khung cảnh ban ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã bay đến đâu. Bỗng thấy ở dưới có vệt đen mờ, trông như một cành cây, cò mẹ nghĩ bụng : "Ta nghỉ chân một chút đã".
Cò mẹ vừa đặt chân lên thì rơi tùm xuống nước. Hóa ra đó chỉ là một nhánh cây mềm bên bờ ao. Cò mẹ cố bay lên nhưng không sao nhấc nổi mình. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu.
Nghĩ đến đàn con đang trông ngóng, cò mẹ trào nước mắt. Chợt một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát :
- A ! Con cò này định ăn trộm cá phải không ? Thật đáng đời ! Cho mày chết !
- Không ! Không phải như thế ! Tôi không ăn trộm cá...
Người coi ao cá vớt cò lên rồi vứt trước cửa lều.
Cò cố thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau làm thịt cò để xáo măng.
Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao ? Nếu biết mẹ bị bắt, chúng sẽ nghĩ như thế nào ? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì tội ăn trộm ư ? Không ! Không thể được !
Khi người đàn ông tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò tha thiết nói :
- Ông ơi ! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Tôi chỉ dừng chân tạm ở đây thôi. Tôi thực tình không biết chỗ này là ao cá của ông. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục, có như vậy nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng.
Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút hãi hùng...
Chợt có tiếng mẹ em lay gọi: "Dậy thôi con ! Đến giờ đi học rồi ! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thế này hả con ?". Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm vừa học hôm qua đã hiện lên trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói : "Người dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch. Chết trong còn hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con cò để nói lên điều ấy cháu ạ