ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng màu sắc hoa đỏ, gena quy định tính trạng màu sắc hoa trắng. Cho hoa đỏ lai hoa trắng.Sau đó, lấy F1 lai phân tích.Hãy viết sơ đồ lai từ P cho đến FB
ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng màu sắc hoa đỏ, gena quy định tính trạng màu sắc hoa trắng. Cho hoa đỏ lai hoa trắng.Sau đó, lấy F1 lai phân tích.Hãy viết sơ đồ lai từ P cho đến FB
- Hoa đỏ có kiểu gen: \(AA,Aa\)
- Hoa trắng có kiểu gen: \(aa\)
\(\rightarrow\) Hoa đỏ \(\times\) Hoa trắng có 2 trường hợp.
\(Th1:\) \(P_1:AA\times aa\)
\(G_{P_1}:A\) \(a\)
\(F_1:100\%Aa\) (hoa đỏ)
$F_1$ lai phân tích:
\(P_{F_1}:Aa\times aa\)
\(G_{F_1}:A,a\) \(a\)
\(F_2:Aa,aa\) (1 đỏ, 1 trắng)
\(Th2:P_2:Aa\times aa\)
- Tương tự ta sẽ suy ra \(F_1:Aa,aa\) (1 đỏ, 1 trắng)
- Lai phân tích thì \(Aa\times aa\) như trên còn \(aa\times aa\) sẽ ra kiểu gen $aa$ (hoa trắng)
Sơ đồ lai:
P: Hoa đỏ AA x Hoa trắng aa
F1: Aa (100% hoa đỏ)
F1 lai phân tích:
F1 x aa: Aa x aa
F2: Aa aa
Kiểu gen: 1Aa:1aa
Kiểu hình: 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng
1. Vì : Ở loài sinh sản hữu tính , hình thức sinh sản là sự kết hợp giữa 2 bộ NST đơn bội của cá thể bố và mẹ. Mà các giao tử được tạo ra trong giảm phân là rất lớn, sự trao đổi chéo cũng tạo ra nhiều loại giao tử, qua sự tổ hợp của thụ tinh tạo ra vô số kiểu gen khác nhau. Ngoài ra còn có các tác nhân khác như đột biến làm thay đổi gen, ....
=> Rất khó tìm thấy hai cá thể giống hệt nhau
2.
Ta có : Tỉ lệ F1 \(\dfrac{đen}{tổng}=\dfrac{1}{4}\)
Giả sử : + Các con cái thân xám có KG AA
-> F1 sẽ có tỉ lệ : 100% Aa (100% xám) (loại)
+ Các con cái thân xám có KG Aa
-> F1 sẽ có tỉ lệ : 1Aa : 1aa (1 xám : 1 đen) (loại)
Vậy P xám sẽ có cả KG AA lẫn Aa
Gọi x là tỉ lệ KG Aa trong tổng số KG của Pxám , ta có :
\(x.\dfrac{1}{2}=\dfrac{1}{4}=>x=\dfrac{1}{2}\)
Vậy KG của các con ruồi cái P là : \(\dfrac{1}{2}AA:\dfrac{1}{2}Aa\)
b) Sđlai :
P : ( \(\dfrac{1}{2}AA:\dfrac{1}{2}Aa\) ) x aa
G : 3A : 1a 1a
F1 : 3Aa : 1aa (3 xám : 1 đen)
F1 x F1 : (3Aa : 1aa) x (3Aa : 1aa)
G : 3A : 5a 3A : 5a
F2 : 9AA : 30Aa : 25aa (39 xám : 25 đen)
Vậy ruồi thân đen F2 có tỉ lệ \(\dfrac{25}{64}\)
Trong một mạch ARN có trình tự các loại Nu như sau:
-UUA-XAU-GAX-XXU-AUG-GUA-
Xác định trình tự các Nu trong gen tổng hợp phân tử ARN trên
Mạch gốc: - AAT-GTA-XTG-GGA-TAX-XAT-
Mạch bổ sung -TTA-XAT-GAX-XXT-ATG-GTA-
1 gen L =5100A*,có T=20% tìm số lượng từng loại nu
Ta có: \(L=\dfrac{N}{2}\cdot3,4\Rightarrow N=\dfrac{L\cdot2}{3,4}=\dfrac{5100\cdot2}{3,4}=3000\left(nu\right)\)
Ta có: \(T=20\%\cdot3000=600\left(nu\right)\)
Mà: \(A=T=600;G=X\)
Ta có: \(N=A+T+G+X\)
\(\Rightarrow N=2A+2G\\ \Rightarrow3000=\left(2\cdot600\right)+2G\\ \Rightarrow2G=3000-1200\\ \Rightarrow2G=1800\\ \Rightarrow G=\dfrac{1800}{2}=900\left(nu\right)\)
Vậy: \(T=A=600nu;G=X=900nu.\)
a) Theo NTBS : \(\left\{{}\begin{matrix}A=T=10\%N=30\left(nu\right)\\G=X=\dfrac{N}{2}-A=120\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
b) \(L=\dfrac{N}{2}.3,4=510\left(A^o\right)=0,051\left(\mu m\right)\)
Ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa 2 chuột với nhau thu được F1 là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng.
a. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai nói trên?
b. Nếu tiếp tục cho chuột có lông xù giao phối với nhau thì có những trường hợp lai nào có thể xảy ra?
a) Xét tỉ lệ F1 : \(\dfrac{xù}{thẳng}=\dfrac{45}{16}\approx\dfrac{3}{1}\)
=> Lông xù (A) trội hoàn toàn so với lông thẳng (a)
P có KG dị hợp : Aa (lông xù)
Sđlai :
P : Aa x Aa
G : A ; a A ; a
F1 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa (3 lông xù : 1 lông thẳng)
b) Nếu tiếp tục cho chuột lông xù giao phối vs nhau :
Có 2 khả năng xảy ra : + Chuột lông xù F1 giao phối vs P
+ Chuột lông xù F1 giao phối với nhau
TH1 : Chuột lông xù F1 giao phối vs P
Sđlai :
F1 x P : (1 AA : 2 Aa) x Aa
G : 2A : 1a 1A : 1a
F2 : 2AA : 3Aa : 1aa (5 lông xù : 1 lông thẳng)
TH2 : Chuột lông xù F1 giao phối với nhau
Sđlai :
F1 x F1 : (1 AA : 2 Aa) x (1 AA : 2 Aa)
G : 2A : 1a 2A : 1a
F2 : 4AA : 4Aa : 1aa (8 lông xù : 1 lông thẳng)
Cấu trúc không gian của ADN :
+ ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn đều song song với nhau quanh 1 trục tưởng tượng theo chiều ngược kim đồng hồ
+ Nucleotit ở mạch này liên kết với mạch kia theo theo chiều ngang quy tắc A liên kết vs T bằng 2 lk Hidro / G liên kết vs X bằng 3 lk Hidro
+ Các nucleotit trên 1 mạch đơn liên kết theo chiều dọc bằng liên kết hóa trị bền vững
a) Số lượng nu : N = \(20C=20.100=2000\left(nu\right)\)
Chiều dài \(L=\dfrac{N}{2}.3,4=3400\left(A^o\right)\)
b) Theo NTBS : \(\left\{{}\begin{matrix}A=T=10\%.N=200\left(nu\right)\\G=X=\dfrac{N}{2}-A=800\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
Ở đậu hà lan, tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phối cây hạt vàng với cây hạt xanh thu được F1.
a. Cho biết tỉ lệ KG, KH của F1 b. Cây F1 có phải là thuần chủng không?Vì sao?Quy ước : Hạt vàng : A / Hạt xanh : a
a) Cho hạt vàng lai với hạt xanh (aa) thu được F1
=> P có KG : \(\left[{}\begin{matrix}AA\text{ x }aa\\Aa\text{ x }aa\end{matrix}\right.\)
Sđlai :
* Ptc : AA x aa
G : A a
F1 : 100% Aa (100% vàng)
* P : Aa x aa
G : A ; a a
F1 : 1Aa : 1aa (1 vàng : 1 xanh)
b) Cây F1 (trội) không phải là thuần chủng
Vì : Cho cây hạt vàng trội lai với cây hạt xanh là tính trạng lặn mang kiểu gen thuần chủng lặn aa -> Sinh ra giao tử a
Do đó kiểu gen ở F1 sẽ phân tính, con lai trội không thuần chủng
quy ước:
A.vàng a.xanh
P.AA × aa
G.A ↓ a
F1:100%Aa
kiểu hình:100%vàng
F1×F1: Aa × Aa
G:A,a ↓ A,a
F2:1AA:2Aa:1aa
kiểu hình:3 vàng:1 vanh
tính trạng màu quả được chi phôi bởi quy luật phân ly của menden
kiểu gen :AA= hạt vàng
aa:hạt xanh
Bài 3 : Ở cà chua , thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp . Cho cây thân cao giao phấn với cây thân thấp thu được F1 rồi tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 . a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2 . b. Để kiểm tra độ thuần chủng của cây cà chua thân cao ở F2 ta phải làm như thế nào ? Lập sơ đồ lai minh họa . Mọi người ơi giúp tui với mai tui thi rồii, chỉ cần làm caau b thôi ạ. Cảm ơn mn rất nhiềuuu 😭
a) Quy ước : Cao : A
Thấp : a
P có KG : \(\left[{}\begin{matrix}AA\text{ x }aa\\Aa\text{ x }aa\end{matrix}\right.\)
Sđlai :
Ptc : AA x aa / P : Aa x aa
G : A a / G : A ; a a
F1 : 100% Aa (100% cao) / F1 : 1Aa : 1aa (1 cao : 1 thấp)
F1 x F1 : Aa x Aa / F1 x F1 : (1Aa : 1aa) x (1Aa : 1aa)
G : A ; a A ; a / G : 1A : 3a 1A : 3a
F2 : KG : 1AA : 2Aa : 1aa / F2 : KG :1AA : 6Aa : 9aa
KH : 3 cao : 1 thấp KH : 7 cao : 9 thấp
b) Để kiểm tra độ thuần chủng của cây cà chua thân cao ở F2, ta có 2 cách :
Cách 1 : Cho lai phân tích
Nếu : Fb đồng tính => Cây cà chua thân cao có KG thuần chủng
Fb phân tính => Cây cà chua thân cao có KG dị hợp
Sđlai minh họa : F2 : AA x aa / Aa x aa (bn tự viết ra cho môi TH)
Cách 2 : Cho tự thụ phấn
Nếu : F3 đồng tính => Cây cà chua thân cao có KG thuần chủng
F3 phân tính => Cây cà chua thân cao có KG dị hợp
Sđlai : F2 : AA x AA / Aa x Aa (bn tự viết ra nha)
Để kiểm tra độ thuần chủng của cây cà chua thân cao ở F2 ta phải thực hiện quá trình lai phân tích F2.
F2: Thân cao x Thân thấp
F3:
- TH1: 100% cao => Thân cao thuần chủng
- TH2: 1 thân cao 1 thân thấp => Thân cao không thuần chủng
(Đây là làm câu b khi không dựa vào câu a bạn nhé, nếu dựa vào sơ đồ câu a thì sẽ khác)
Câu 4 Ở gà, 2n=78. Có 3 TB sinh dưỡng nguyên phần liên tiếp 4 lần. Tinh số TB con tạo thành
- Số tế bào con tạo thành: $3.2^4=48(tb)$