trong các nhân tố kinh tế xã hội nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. tại sao?
trong các nhân tố kinh tế xã hội nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. tại sao?
dựa vào bảng 6.1. hãy nhận xét sự chuyển dịnh cơ cấu ngành kinh tế nước ta trong thời kì đồi mới?
Giúp mình với T-T
Tham khảo
- Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ (từ năm 1992), rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng (từ nám 1994) và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng đã táng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.
- Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt.
Bổ sung thêm dữ liệu hoặc hình ảnh của bảng 6.1 đi cậu :v
Tại sao ngành trồng trọt nước ta cần đẩy mạnh liên kết nhà nông-nhà khoa học-nhà nước-nhà doanh nghiệp?
- Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: Nhà khoa học có thể cung cấp cho nhà nông các giải pháp khoa học, công nghệ mới để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhà doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhà nông về vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc và các dịch vụ khác để giúp nông dân sản xuất hiệu quả hơn.
- Tăng giá trị sản phẩm: Nhà doanh nghiệp có thể giúp nhà nông tiếp cận các thị trường mới, giúp sản phẩm được tiêu thụ với giá cao hơn. Nhà nước có thể hỗ trợ nhà nông về chính sách, pháp luật và các chương trình khuyến khích sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Giảm chi phí sản xuất: Nhà khoa học có thể giúp nhà nông áp dụng các phương pháp sản xuất tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Nhà doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhà nông các sản phẩm và dịch vụ với giá ưu đãi để giảm chi phí sản xuất.
- Tăng sức cạnh tranh: Liên kết giữa các bên có thể giúp ngành trồng trọt nước ta tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể được nâng cao chất lượng và giá trị để cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trên thị trường quốc tế.
Vì vậy, đẩy mạnh liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà nước và nhà doanh nghiệp là rất cần thiết để phát triển ngành trồng trọt nước ta.
Giải thích vì sao cả 2 vùng BTB và duyên hải NTB đều phát triển mạnh về ngành KT biển?
tham khảo:
Vì những địa phương tiếp giáp với biển và có mặt tiền tiếp giáp với biển Đông
Kể tên các vùng KT trọng điểm miền bắc bộ?
tham khảo:
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
a )tên các trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta
b)giải thích vì sao hà nội và TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất
a) Nước ta có những trung tâm công nghiệp lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Vũng Tàu. Dựa vào hình 4, em hãy nêu những điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
cho bt nước ta có mấy vùng kinh tế ?Kể tên?
Tham khảo:
nước ta có 7 vùng kinh tế:
+Vùng trung du và miền núi phía bắc
+Vùng đồng bằng Bắc bộ(đồng bằng sông Hồng)
+Vùng bắc trung bộ
+Vùng duyên hải nam trung bộ
+Vùng tây nguyên
+Vùng đông nam bộ
+Vùng đồng bằng sông cửu long
Trình bày đặc điểm nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới? Nêu những thành tựu và
thách thức của nước ta trong phát triển kinh tế?
Tham khảo :
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thê hiện ở ba mặt chủ yếu:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lành thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyên dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhũng thành tựu và thách thức
Nển kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, tạo đà thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Kinh tế tăng trưởng tương đối vừng chắc. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng nghiệp hoá: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nước ta cũng phải vượt qua nhiều khó khăn. Ở nhiều tinh, huyện, nhất là ở miền núi vần còn các xã nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm, vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam A), Hiệp định thương mại Việt - Mì. gia nhập WTO,... đòi hỏi nhân dân ta phải nô lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách.
Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, cơ cấu kinh tê' của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Từ năm 1996, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tham khảo:
Trình bày đặc điểm nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới?
Quá trình chuyển đổi đổi mới nền kinh tế thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
Thứ nhất: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.
+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
Thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Có thể thấy chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiễu thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
Bên cạnh đó cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm : vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miễn Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nêu những thành tựu và thách thức của nước ta trong phát triển kinh tế?
- Thành tựu:
+ Đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước ồn định và phát triển.
+ Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hương công nghiệp hóa.
+ Phát triển nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thương, thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
- Thách thức:
+ Chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng trên cả nước.
+ Tài nguyên bị khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường.
+ Vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo...
+ Biến động trên thị trường thế giới và khu vực.