Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

NQ
Xem chi tiết
NV
24 tháng 10 2022 lúc 20:00

sgk có hết

Bình luận (0)
DN
24 tháng 10 2022 lúc 21:41

- Đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

- Đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
- Đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

- Đế quốc Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
 

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
NT
18 tháng 10 2022 lúc 20:45

Nguyên nhân chiến tranh Pháp – Phổ có gốc rễ từ sự phân chia quyền lực giữa các liệt cường kể từ sau cuộc Chiến tranh Napoleon. Người Đức và Pháp vốn đã có mối thù từ lâu, kể từ năm 843 khi Đế quốc Frank bị chia cắt theo Hiệp ước Verdun.

Bình luận (0)
TS
Xem chi tiết
H24
17 tháng 10 2022 lúc 11:11

Tham khảo

 

Mỹ và Đức có điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng lớn, màu mỡ), kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón).

- Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: mỏ vàng, mỏ dầu,…

- Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư.

- Tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.

- Sự tập trung sản xuất và tư bản ở Mĩ và Đức diễn ra mạnh mẽ.

- Mĩ và Đức lợi dụng chiến tranh giữa các nước, bán vũ khí, thu về lợi nhuận cao.

- Nhà cầm quyền Mĩ và Đức đưa ra những chính sách phát triển kinh tế đúng đắn và phù hợp với tình hình nước Mĩ và Đức.

#нαzυкι?

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TB
16 tháng 10 2022 lúc 12:43

Chủ nghĩa đế quốc thực dân 

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
DN
12 tháng 10 2022 lúc 20:11

Tham khảo 

Nước Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là : 
a) Tình hình kinh tế

- Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới:

+ Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức.

+ Sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức.

+ Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.

- Từ cuối thập niên 70:

+ Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.

+ Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

+ Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh (5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước)

+ Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.

b) Tình hình chính trị

* Đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

* Đối ngoại:

- Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Đặc điểm đế quốc Anh: là chủ nghĩa đế quốc thực dân.


 

Bình luận (0)
LT
12 tháng 10 2022 lúc 21:09

Tham khảo 

Nước Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là : 
a) Tình hình kinh tế

- Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới:

+ Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức.

+ Sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức.

+ Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.

- Từ cuối thập niên 70:

+ Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.

+ Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

+ Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh (5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước)

+ Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.

b) Tình hình chính trị

* Đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

* Đối ngoại:

- Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Đặc điểm đế quốc Anh: là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

yeu

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết
H24
22 tháng 12 2022 lúc 15:20

Đến năm 1884, du lịch quốc tế trở nên phổ biến và nhu cầu về một kinh tuyến gốc được chuẩn hóa trở nên rõ ràng. Bốn mươi mốt đại biểu từ 25 "quốc gia" đã gặp nhau tại Washington cho một hội nghị để thiết lập kinh độ 0 độ và kinh tuyến gốc.

Mặc dù kinh tuyến được sử dụng phổ biến nhất vào thời điểm đó là Greenwich, nhưng không phải ai cũng hài lòng với quyết định này. Châu Mỹ, đặc biệt, gọi Greenwich là "vùng ngoại ô London tồi tàn" và Berlin, Parsi, Washington DC, Jerusalem, Rome, Oslo, New Orleans, Mecca, Madrid, Kyoto, Nhà thờ St. Paul ở London, và Kim tự tháp của Giza, tất cả đều được đề xuất là nơi khởi đầu tiềm năng vào năm 1884.

Greenwich đã được chọn làm kinh tuyến chính bằng một cuộc bỏ phiếu với 22 phiếu ủng hộ, một phiếu chống (Haiti) và hai phiếu trắng (Pháp và Brazil).

Bình luận (0)
H3
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
10 tháng 10 2022 lúc 21:45

Tham khảo 

1. Anh:

* Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

=>* Nhận xét : 

- Kinh tế chậm phát triển, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp. Nhưng vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.

-  Anh xuất khẩu tư bản ra nước ngoài là chủ yếu, đặc biệt là các nước thuộc địa.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

2. Pháp:

* Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> * Nhận xét :

- Công nghiệp chậm phát triển, tụt xuống hạng thứ 4 sau Mĩ.

- Tư bản Pháp chủ yếu xuất khẩu tư bản ra bên ngoài với hình thức cho vay để lấy lãi.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

3. Đức:

* Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

- Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mĩ:

*  Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như:

+ “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ.

+ “vua thép” Moóc-gan.

+ “vua ô tô” Pho,...

=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

* Nhận xét : Như vậy, tình hình chính trị của Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vẫn chưa thể ổn định được, do: Chính sách phân biệt chủng tộc của giới chính quyền và những hành động xâm chiếm mở rộng lãnh thổ của Mĩ.

 


 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TK
10 tháng 10 2022 lúc 21:14

Đầu thế kỉ XX, các công ti độc quyền ra đời và dần dần chi phới nền kinh tế Pháp, trong lĩnh vực Ngân Hàng.

Bình luận (0)
MN
10 tháng 10 2022 lúc 21:21

TK :

Đầu thế kỉ XX, các công ti độc quyền ra đời và dần dần chi phới nền kinh tế Pháp, trong lĩnh vực Ngân Hàng.

Bình luận (0)