Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Thời gian: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, trước hết là ở ngành dệt.
- Những phát minh quan trọng:
Thời gian | Phát minh | Đặc điểm | Người sáng chế |
1764 | Máy kéo sợi Gien-ni | Năng suốt gấp 8 lần con người | Giêm Ha-gri-vơ |
1769 | Máy kéo sợi | Chạy bằng sức nước | Ác-crai-tơ |
1785 | Máy dệt | Tăng năng suốt lên 40 lần | Ét-mơn Các-rai |
1784 | Máy hơi nước | Chạy bằng hơi nước | Giêm Oát |
Đầu XIX | Tàu thủy và xe lửa | Chạy bằng hơi nước |
=> Như vậy, ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây được coi là kết quả của cách mạng công nghiệp.
- Ý nghĩa:
+ Đưa sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.
+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Nước Anh được gọi là "công xưởng của thế giới".
a. Cách mạng công nghiệp ở Pháp
- Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XIX, phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước.
- Kinh tế đứng thứ hai thế giới, ngành công nghiệp vô cùng phát triển.
b. Cách mạng công nghiệp ở Đức
- Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1840, sau đó nhanh chóng phát triển nhờ tiếp nhận thành tựu của khoa học - kĩ thuật mới. Trong đó, công nghiệp hóa chất và luyện kim là những ngành chủ đạo của nền kinh tế.
- Nông nghiệp từ lạc hậu trở thành nền nông nghiệp hiện đại và phát triển khi sử dụng máy móc và phân bón hóa học.
- Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố lớn mọc lên, cư dân đô thị tăng.
- Xã hội: hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là tư sản và vô sản.
- Nguyên nhân: trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh, Pháp phát triển nhanh chóng làm tăng nhu cầu tranh giành thị trường, đẩy mạnh việc phâm lược các nước châu Á và Châu Phi. Đặc biệt là các nước có nguồn tài nguyên phong phú và kinh tế lạc hậu kém phát triển.
- Kết quả: cuối thế kỉ XVIII, Ạnh hoàn thành việc xâm lược Ấn Độ; Pháp, Đức, Mĩ... xâu xé Trung Quốc; Hà Lan chiếm In-đô-nê-xi-a, Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; Anh và Pháp tranh chấp Thái Lan; Tây Ban Nha chiếm Phi-lip-pin; Anh chiếm Miến Điện, Mã Lai...
Phạm Vĩnh Linh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (15 tháng 3 2022 lúc 17:17) | 0 lượt thích |