Nội dung lý thuyết
Các phiên bản kháca. Sự xâm lược
- Từ thế kỉ XVI, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập vào châu Á, đặc biệt ở Ấn Độ.
- Đầu thế kỉ XVIII, Anh và Pháp tranh giành Ấn Độ. Kết quả là Anh đã chinh phục được Ấn Độ và đặt ách thống trị.
b. Chính sách thống trị của thực dân Anh
- Anh áp dụng chính sách “chia để trị”, "dùng người Ấn trị người Ấn”.
- Thực hiện chính sách ngu dân.
- Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa.
- Hậu quả: thực dân Anh thi hành chính sách bóc lột nặng nề, chỉ trong vòng 25 năm (1875 - 1900) ở Ấn Độ đã có 15 triệu người chết đói. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
a. Phong trào đấu tranh
- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu như:
+ Khởi nghĩa binh lính Xi-pay.
+ Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân.
+ Chống chính sách "chia để trị" ở Ben-gan.
+ Bãi công chính trị ở Bom-bay.
- Hình thức đấu tranh: vũ trang, biểu tình, bãi công.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
+ Góp phần thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh.
b. Đảng Quốc Đại
- Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại - chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ được thành lập.
- Mục tiêu: nhằm đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc.
- Trong quá trình hoạt động, Đảng phân hóa thành hái phái:
+ Phái “Ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách.
+ Phái “Cấp tiến” có thái độ kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu.
Phạm Vĩnh Linh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (15 tháng 3 2022 lúc 17:24) | 0 lượt thích |