Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam

LT
Xem chi tiết
DB
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
H24
27 tháng 4 2021 lúc 23:59

Nhóm đất feralit chiếm khoảng 65% diện tích đất nước ta

Bình luận (0)
DB
28 tháng 4 2021 lúc 21:26

Nhóm đất feralit chiếm 65% diện tích đất nước ta

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
SD
26 tháng 3 2021 lúc 18:58

- Thành lập ngày 8/8/1967 với 5 nước thành viên ban đầu gồm: Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.

- Liên tục kết nạp thêm các nước, hiện có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Ti-mo).

- Mục tiêu chung xây dựng 1 cộng đồng đoàn kết, hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển.

- Nguyên tắc hoạt động:

            +) Tự nguyện.

            +) Tôn trọng chủ quyền của nhau.

            +) Hợp tác ngày càng toàn diện.

 

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TL
22 tháng 3 2021 lúc 13:18

– Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng

– Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

– Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+Than: Quảng Ninh

+Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.

+Bô xit, apatit (Lào Cai)

+Đất hiếm, đá vôi…

Bình luận (0)
NB
Xem chi tiết
H24
18 tháng 2 2021 lúc 10:27

Nhóm này chỉ có 1 loại đất là đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, có diện tích 15.942 ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở A Lưới (59,02%), Nam Đông (25,87%), Phú Lộc (15,10%).

Loại đất này nằm ở những nơi có độ cao tuyệt đối 900m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao tăng, thì nhiệt độ giảm và ẩm độ tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn. Phần lớn chúng được phân bố ở độ dốc từ 15 - 25°. Tầng đất dày từ 0,6 - 1,2m, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ. Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu. Do nằm ở địa hình cao, dốc, nên dễ bị xói mòn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độ chua thủy phân cao.

Hướng sử dụng ở những nơi có độ dốc lớn thì nên trồng cây lâm nghiệp, tạo rừng đầu nguồn, những nơi thấp hơn và có địa hình thoải hoặc lượn sóng thì có thể trồng được các loại cây ăn quả, các loại rau có nguồn gốc ôn đới, các cây đặc sản như quế, hồi,... nhưng cần chú ý chống xói mòn và bảo vệ đất.

Bình luận (0)

Nhóm này chỉ có 1 loại đất là đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, có diện tích 15.942 ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở A Lưới (59,02%), Nam Đông (25,87%), Phú Lộc (15,10%).

Loại đất này nằm ở những nơi có độ cao tuyệt đối 900m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao tăng, thì nhiệt độ giảm và ẩm độ tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn. Phần lớn chúng được phân bố ở độ dốc từ 15 - 25°. Tầng đất dày từ 0,6 - 1,2m, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ. Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu. Do nằm ở địa hình cao, dốc, nên dễ bị xói mòn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độ chua thủy phân cao.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
PB
12 tháng 5 2018 lúc 22:43

Ðất chính là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Chúng ta có thể hiểu đất với 2 nghĩa khác nhau: một là đất đai dùng để ở hay xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ con người, hai là thổ nhưỡng dùng để làm mặt bằng sản xuất nông lâm nghiệp.

Đất đai theo thổ nhưỡng

Ðất theo nghĩa là thổ nhưỡng chính là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời được hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: động thực vật, đá gốc, khí hậu, địa hình và thời gian.

Thành phần trong cấu tạo của đất bao gồm các hạt khoáng chiếm cao nhất là khoảng 40%, hợp chất humic chiếm 5%, không khí là 20% và nước là 35%.

Giá trị tài nguyên đất đo bằng số lượng diện tích (ha hay là km2) và độ phì nhiêu (độ mầu mỡ thích hợp để trồng cây công nghiệp và cây lương thực). Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê là như sau:

Tỉ trọng đất ở nước ta

Tổng diện tích là 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất bị đóng băng và 13.251 triệu ha đất không bị phủ băng. Trong đó có 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% tổng diện tích là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.

Trong đó diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện nay mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất t có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70% còn ở các nước đang phát triển là 36%.

Hiện trạng tài nguyên đất của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung

Tài nguyên đất của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng hiện đang bị suy thoái rất nghiêm trọng do nhiều lý do như: xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, ô nhiễm đất, bạc mầu, nhiễm phèn và do biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp đã bị sa mạc hoá.

Ðất là hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Khi cuộc sống ngày càng phát triển và được nâng cao hơn thì dường như tài nguyên đất ngày càng bị suy thoái và trở nên cằn cỗi.

Đất bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và không khí tại các khu dân cư tập trung.

Con người chúng ta đang làm gì với môi trường?

Khí hậu đang ngày càng thay đổi, trái đất đang ngày càng nóng lên, điều này đang gây nên một mối lo ngại rất lớn đến cuộc sống của sinh vật trên trái đất.

Những thay đổi đó có thể nói là do chính con người tạo ra. .Chính con người chúng ta là nguyên nhân chính làm cho mọi thứ thay đổi.

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và tài nguyên đất cũng không nằm ngoài sự ô nhiễm, nó ngày càng bị suy thoái và cằn cỗi một cách trầm trọng.

Cây cối chính là nguồn cung cấp độ phì nhiêu mà tơi xốp cho đất, thế nhưng con người chúng ta hiện nay đang chặt phá cây rừng một cách quá mức, thậm chí là trái phép.

Việc làm này không những làm mất cân bằng sinh thái mà còn làm cho tài nguyên đất ngày càng cạn kiệt. Thiếu cây cối thì làm sao con người có oxi để duy trì sự sống, thiếu cây cối thì làm sao đất có đủ chất dinh dưỡng để trồng những loại cây khác.

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều điều quý giá và diệu kì nhưng lại cũng con người chúng ta đã phá hỏng đi những giá trị to lớn đó. Xã hội ngày càng phát triển, các nhà máy, xí nghiệp cũng ngày càng thải ra môi trường những hóa chất độc hại cho sinh vật sống và môi trường.

Đó có thể coi là mặt trái của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa tuy nhiên nếu như con người chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường hơn thì môi trường đã không bị ô nhiễm như hiện tại.

Mỗi chúng ta hãy tự ý thức được việc làm của mình để góp phần giúp cho môi trường sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Hãy trồng cây xanh mỗi ngày, bạn sẽ góp phần làm không khí trong lành, không những thế mà bạn còn có thể giúp cho cuộc sống của chính bạn và mọi người khỏe mạnh và ý nghĩa hơn.

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
BV
15 tháng 4 2017 lúc 10:10

Đặc điểm chung đất Việt Nam

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu. nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.

b) Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 - lm). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.

Đất feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao
Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu ; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...

Bình luận (0)
ND
3 tháng 3 2018 lúc 22:35

Đặc điểm đất V iệt Nam:

-đất ở nước ta rất đa dạng,thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên VN

-có 3 nhóm đất chính:đất feralit,đất mùn núi cao,đất bồi tụ phù sa sông

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
NH
1 tháng 4 2018 lúc 9:42

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam:

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là TB-ĐN và vòng cung

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.

*Nguyên nhân

- Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xe địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, hơn nữa sông nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.

- Do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.

- Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
MT
3 tháng 7 2018 lúc 10:42

Bình luận (0)