Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

HL
Xem chi tiết
NH
15 tháng 2 2019 lúc 20:55

Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.


Bình luận (0)
NH
15 tháng 2 2019 lúc 20:58
Sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ khí hậu:
Thứ nhất: tính chất nhiệt đới :
* Nguyên nhân:
- Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc
- Hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do có góc nhập xạ lớn.
- Mỗi năm nước ta có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.
Thứ 2 về lượng mưa:
* Nguyên nhân:
-Do ảnh hưởng của biển đông làm tăng độ ẩm của các khối khí khi qua biển vào nước ta
- Do sự ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa
Thứ 3 về gió mùa
* Nguyên nhân:
- Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc nên có gió Tín phong bán cầu bắc thổi quanh năm
- Khí hậu Việt Nam chịu những ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa.
*** Những biểu hiện cụ thể bạn tự nêu ra nhé !!!
Trên đây là những suy nghỉ của mình về cách trinh bày câu trả lời trên. Chúc bạn vận dụng và làm bài thật tốt!!!
Bình luận (0)
NG
Xem chi tiết
HH
19 tháng 4 2017 lúc 16:46

ảnh hưởng đến địa hình:
- khí hậu nhiệt đớ gió mùa nóng ẩm làm cho đất đá bị phong hóa mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bờ.
- lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất dễ bị xói mòn, xâm thực địa hình, nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình Kaxt độc đáo.
ảnh hưởng đến sông ngòi:
- lượng mưa lớn hình thành nhiều sông ngòi, sông ngòi nhiều nước.
- mưa nhiiều nhưng theo mùa làm cho chế độ dòng chảy cúng phân mùa. sông có một mùa nước đầy vào thời kì mưa nhiều, một mùa nước cạn vào thời kì mưa ít.
- mưa lớn tập trung theo mùa làm cho địa hình dễ bị xói mòn nhưng sông ngòi lại mang nhiều phù sa.

Bình luận (0)
BT
19 tháng 4 2017 lúc 18:52

Địa hình
– Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; biểu hiện manh là hiện tượng đất trượt, đá lở.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô; các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
– Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
+ Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng ở các đồng bằng hạ lưu sông.
+ Biểu hiện là ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
=> Quá trình xâm thực-bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.
– Các sinh vật nhiệt đới hình thành nên một số dạng địa hình đặc biệt như đầm lầy – than bùn (U Minh), bãi triều đước – vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô.

Bình luận (0)
BT
19 tháng 4 2017 lúc 18:54

Sông ngòi
– Mạng lưới sông ngòi (kênh rạch) dày đặc : Trên toàn lãnh thổ có 2.360 (có 9 hệ thống sông lớn diện tích lưu vực trên 10.000 km2)con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển: cứ 20km gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
Vì nước ta có lượng mưa lớn trung bình từ 1.500 – 2.000mm, lãnh thổ hẹp ngang, các sông bắt nguồn từ vùng đồi núi và phần lớn đổ ra các đồng bằng ven Biển Đông.
– Sông ngòi nhiều nước : Tổng lượng nước 839 tỉ m3/ năm. Trong đó phần sinh ra trong nước là 338 tỉ m3/năm (40,3%), còn phần chảy vèo từ bên ngoài là 501 tỉ m3/ năm (59,7%).
Tuy nhiên phân bố không đều, hệ thống sông Mê Kông chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1%, còn lại là các hệ thống sông khác.
– Sông ngòi nước ta giàu phù sa : Do có lượng dòng chảy lớn, nên sức xâm thực mạnh, khiến cho sông ngòi nước ta giàu phù sa.
Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn, trong đó hệ thống sông Hồng là 120 triệu tấn/năm (60%), hệ thống sông Mê Kông là 70 triệu tấn/năm (35%)…
– Chế độ nước theo mùa: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa.
Mùa lũ tương ứng với mùa mưa (chiếm tới 70 – 80% tổng lượng mưa năm), mùa cạn tương ứng với mùa khô (ít mưa).
Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường. Có năm mưa lớn, lũ lớn gây vỡ đê, ngập lụt nhiều nơi, có năm lại ít mưa, nước sông cạn. Có năm lũ về sớm, có năm lũ muộn…ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của con người.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
LN
3 tháng 5 2018 lúc 19:46

- Là học sinh, em cần:

+> Thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm sông

+> Bảo vệ rừng đầu nguồn

+> Xử lí tốt các chất thải, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp...trước khi thải ra dòng sông.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
LA
6 tháng 3 2017 lúc 21:29

đặc điểm về mùa nước của sông ngòi:

Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

chế độ nước từng mùa:
– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.
– Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
NH
21 tháng 1 2019 lúc 8:47
Sông ngòi các khu vực Tên các hệ thống sông chính Thời gian mùa lũ
Bắc Bộ Hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình Từ tháng 6 đến tháng 10
Trung Bộ Hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba Từ tháng 9 đến tháng 12
Nam Bộ Hệ thống sông Mê Công, hệ thống sông Đồng Nai Từ tháng 7 đến tháng 11

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
HT
23 tháng 3 2018 lúc 20:59

-Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xe địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

-Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, hơn nữa sông nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.

-Do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.

-Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.

Bình luận (2)
DT
4 tháng 4 2018 lúc 20:46

-Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xe địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

-Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, hơn nữa sông nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.

-Do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.

-Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
HT
23 tháng 3 2018 lúc 21:01

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi
– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.
– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.
– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

Bình luận (0)
DT
4 tháng 4 2018 lúc 20:46

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi
– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.
– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.
– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

Bình luận (0)
H24
8 tháng 12 2018 lúc 18:22

– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.

– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm

* Biện pháp:

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi

– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.

– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NH
22 tháng 3 2018 lúc 20:48

Mạng lưới sông ngòi dày đặc thể hiện của sự chia cắt địa hình khá phức tạp.
Bắt nguồn từ các cao nguyên bao la của Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia... địa hình thoải dần xuống phía Nam ( phía đường xích đạo) nên hầu hết các sông đều có hướng dòng chảy B-N.
Mặt khác khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều là một nguyên nhân tích cực, trực tiếp dẫn tới lượng nước lớn cung cấp cho các con sông. Vừa làm sông liên tục thông suốt thậm chí bị xói sâu tạo thành sông chính, vừa làm sinh ra các con sông mới gọi là nhánh sông di động.
Mạng lưới sông ngòi của nước ta rất đa dạng, có cấu trúc khác nhau tuỳ thuộc điều kiện tự nhiên, sự phân hoá của khí hậu, của cấu trúc địa chất và địa hình. Sự đa dạng ấy có thể sơ bộ được nhận biết một cách khái quát qua đặc trưng hình thái của mỗi lưu vực sông. Đồng thời, đặc trưng hình thái, lưu vực sông, sự phân bố của các lưu vực trong một hệ thống sông cũng là những tài liệu cơ sở quan trọng trong quá trình tính toán, đánh giá tài nguyên nước; quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực kết hợp với vùng địa lý, hành chính,... và cũng là cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu, quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, một biểu hiện của tài nguyên nước sông khá phong phú.
Theo tài liệu do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn xuất bản năm 1986, Việt Nam có 2372 sông với chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Tổng diện tích các l−u vực sông là 1.167.000km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ là 835.422km2, chiếm 72%. Nếu phân loại theo diện tích lưu vực thì có 13 sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2, bao gồm: 9 sông chính (Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 sông nhánh (Đà, Lô, Sê San, Srê Pôk). Trong 13 sông chính, sông nhánh lớn đó, có 10 sông liên quốc gia, với phần diện tích lưu vực ở ngoài nước gấp 3,3 lần phần lưu vực ở trong nước. Tổng diện tích l−u vực 9 sông chính nêu trên xấp xỉ 93% tổng diện tích lưu vực của toàn bộ hệ thống sông, phần lưu vực nằm trong lãnh thổ xấp xỉ 77% tổng diện tích nước ta.

Bình luận (0)
HA
Xem chi tiết
NH
22 tháng 3 2018 lúc 20:50

Like cho mk nha

Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.

Bình luận (0)
DT
4 tháng 4 2018 lúc 20:50

Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.

Bình luận (0)
MV
Xem chi tiết
HT
23 tháng 3 2018 lúc 21:06

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Có tới hàng nghìn sông suối lớn nhỏ trên khắp lãnh thổ. Vì khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hàng năm lớn, trung bình trên 1500 mm/năm.
- Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc còn các sông lớn như sông Mê Kông , sông Hồng thì chỉ có phần hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Do ảnh hưởng của địa hình 3/4 đồi núi là cao nguyên, bề ngang lãnh thổ hẹp, núi lại ăn lan ra sát biển
- Hướng chảy chủ yếu của các sông là Tây Bắc - Đông Nam như sông Hồng, Mê Kông , sông Cả , sông Mã...Do sông ngòi đã phản ánh được hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam. Bên cạnh đó cũng có một số sông chảy theo hướng vòng cung, uốn dòng theo các cánh cung núi (sông Cầu , sông Thương, Sông Lục Nam...). Một số sông miền Trung chảy theo hướng Tây - Đông, vì địa hình ở miền Trung có dãy Trường Sơn ở phía Tây, thấp dần về phía Đông.
- Chế độ nước chảy của sông phụ thuộc vào tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu. Các sông đều có một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Mùa lũ chiếm tới 78,8 % lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta mang nhiều phù sa : Do lượng mưa trên lãnh thổ nước ta lớn, phần lớn là mưa rào, mưa tập trung vào một mùa. Độ dốc của địa hình của lưu vực dòng sông, dòng chảy ngắn, lưu vực sông nhỏ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp...

Bình luận (0)
DT
4 tháng 4 2018 lúc 20:51

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Có tới hàng nghìn sông suối lớn nhỏ trên khắp lãnh thổ. Vì khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hàng năm lớn, trung bình trên 1500 mm/năm.
- Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc còn các sông lớn như sông Mê Kông , sông Hồng thì chỉ có phần hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Do ảnh hưởng của địa hình 3/4 đồi núi là cao nguyên, bề ngang lãnh thổ hẹp, núi lại ăn lan ra sát biển
- Hướng chảy chủ yếu của các sông là Tây Bắc - Đông Nam như sông Hồng, Mê Kông , sông Cả , sông Mã...Do sông ngòi đã phản ánh được hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam. Bên cạnh đó cũng có một số sông chảy theo hướng vòng cung, uốn dòng theo các cánh cung núi (sông Cầu , sông Thương, Sông Lục Nam...). Một số sông miền Trung chảy theo hướng Tây - Đông, vì địa hình ở miền Trung có dãy Trường Sơn ở phía Tây, thấp dần về phía Đông.
- Chế độ nước chảy của sông phụ thuộc vào tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu. Các sông đều có một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Mùa lũ chiếm tới 78,8 % lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta mang nhiều phù sa : Do lượng mưa trên lãnh thổ nước ta lớn, phần lớn là mưa rào, mưa tập trung vào một mùa. Độ dốc của địa hình của lưu vực dòng sông, dòng chảy ngắn, lưu vực sông nhỏ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp...

Bình luận (0)