Bài 28. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

TT
Xem chi tiết
H24
20 tháng 5 2022 lúc 22:40

Nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX ra đời , vì sao kết cục các đề nghị cải cách đó không thực hiện được?

* Nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX ra đời:

- Vào những năm 60 của thế kỉ XIX,trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì,chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta,triều đinh Huế vẫn thực hiện những chính sách nội trị,ngoại giao lỗi thời

- Bộ máy chính quyền trở nên mục rỗng,mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt

- Nhận thấy được sự trì trệ của đất nước,sự bảo thủ của giới“hủ Nho” cũng như xuất phát từ lòng yêu nước,thương dân,muốn cho đất nước được giàu mạnh.Một số quan lại,sĩ phu yêu nước phần lớn muốn noi theo con đường Duy tân Minh Trị của Nhật Bản,đưa ra những đề nghị,yêu cầu đổi mới

=> Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX ra đời

*Kết cục các đề nghị cải cách đó không thực hiện được vì:

- Mang tính chất lẻ tẻ,rời rạc

- Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong,chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến

- Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ,bất lực trong việc thích ứng hoàn cảnh nên không chấp nhận đổi mới và thay đổi từ chối mọi cải cách

- Vấn đề về “Công giáo” cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết cục của việc các đề nghị cải cách không thực hiện được

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
LH
10 tháng 5 2022 lúc 13:16

Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì: 

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

 

Bình luận (0)
H24
10 tháng 5 2022 lúc 10:07

. Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị ngày càng rối ren.

. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

Bình luận (0)
KL
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
ML
5 tháng 5 2022 lúc 8:38

- Học sinh kể tên 2 công trình kiến trúc: Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Bến nhà Rồng…

Là học sinh, em cần

+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản quốc gia. 

+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.

+ Tuyên truyền, giới thiệu các các di sản quốc gia cho bạn bè trong nước và thế giới.

Là học sinh, em cần:

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
ML
5 tháng 5 2022 lúc 8:18

Đầu tiên phải xác định được là mình có xem xét, đồng ý hay không và vì sao?

Gợi ý: 

nếu có: vì 

cải cách là một nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử của một dân tộc, nhằm đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, thậm chí vong quốc, nô lệ.

liệt kê các cuộc cải cách đã có (vd: cuộc duy tân của Thiên Hoàng Minh Trị (duy tân Nhật Bản))

 

nếu không: vì

- các đề nghị còn lẻ tẻ, rời rạc

- cần giải quyết mâu thuần dân tộc (Pháp vs VN) trước rồi sau đó mới tính tới chuyện cải cách

 

Mong câu trả lời giúp được, thi tốt nha :D!

Bình luận (0)
LK
Xem chi tiết
H24
3 tháng 5 2022 lúc 17:11

refer

 

PHONG TRÀO ĐÔNG DU (1905-1907)

Hoàn cảnh : Đầu thế kỉ 20 một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản đề Duy Tân tự cường

Diễn biến :

- 1904 thành lập hội Duy Tân

- Mục đích : Lập ra một nước Việt Nam độc lập

- Hoạt động chính của hội là phong trào Đông Du

- Phong trào Đông Du được thưc hiện từ 1905 đến tháng 9/1908

Kết quả : Tháng 10/1908 phong trào tan rã

Bình luận (2)
MN
Xem chi tiết
KT
30 tháng 4 2022 lúc 20:52

Quy luật vận động của mọi quốc gia là phải luôn cải cách để phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong sự vận động tất yếu đó. Công cuộc cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đòi hỏi tất yếu trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là sự tự nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội nhằm khắc phục những sai lầm, hạn chế đã mắc phải, tìm con đường phát triển thích hợp với bối cảnh của thời đại.

Vào đầu những năm 1980, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới bắt đầu bộc lộ sự lạc hậu. Trong xây dựng kinh tế, các quốc gia này chỉ duy trì quan hệ khép kín trong Hội đồng Tương trợ kinh tế (Khối SEV). Điều này đi ngược xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và các nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc nhiều sai lầm. Một khuôn mẫu Xô Viết đã áp đặt cho hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa mà bỏ qua sự khác nhau về lịch sử, xã hội, địa lý, văn hóa cũng như điểm xuất phát và những điều kiện riêng của từng nước.

Những nhận thức chưa đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, những sai lầm trong thực tiễn chậm được phát hiện, những hậu quả chưa khắc phục kịp thời, cùng với sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào sự khủng hoảng toàn diện. Lòng tin của người dân vào Đảng Cộng sản ở các nước, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội giảm sút nghiêm trọng. Thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trong đó, có Việt Nam phải tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện.

Bình luận (1)
MN
Xem chi tiết
H24
24 tháng 4 2022 lúc 22:30

tham khảo

Các đề nghị cải cách còn có điểm hạn chế như : lẻ tẻ ,rời rạc .chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại đó là giải quyết hai mâu thuẫn của xã hội việt nam lúc bấy giờ :nông dân -chế độ phong kiến, Việt Nam - Pháp

Bình luận (0)
DN
24 tháng 4 2022 lúc 22:33

Tham khảo:

* Nhận xét:

- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.

- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

-Tích cực: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.

-Hạn chế:

+Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.

+Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.

Bình luận (0)
AB
Xem chi tiết
H24
22 tháng 4 2022 lúc 20:19

refer

 

-  Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì có những hạn chế:

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

+ Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

Bình luận (0)
LS
22 tháng 4 2022 lúc 20:20

- Lẻ tẻ, rời rạc

- Chưa giải quyết được các vấn đề đương thời

- Triều đình bảo thủ, cự tuyệt mọi cải cách

Bình luận (0)
M8
22 tháng 4 2022 lúc 20:21

-  Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì có những hạn chế:

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

+ Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

Bình luận (0)