Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I.  Khởi nghĩa Yên Thế

1. Nguyên nhân bùng nổ

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân vô cùng khó khăn.

- Pháp thi hành chính sách bình định.

Căn cứ của nghĩa quân Yên Thế
Căn cứ của nghĩa quân Yên Thế

2. Diễn biến

Hoàng Hoa Thám
Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám

Các giai đoạn 

Diễn biến chính

Người chỉ huy

 1884 - 1892

Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ

- Đề Nắm

- Đề Thám (từ tháng 4/1892)

 1893 - 1908

Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu

Hoàng Hoa Thám

 1909 - 1913

- Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế.

- Lực lượng nghĩa quân hao mòn khi Hoàng Hoa Thám bị sát hại (10/12/1913). Phong trào tan rã.

Hoàng Hoa Thám

3. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

@879007@

II.  Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX 

1. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

- Vùng trung du và miền núi là nơi thực dân Pháp tiến hành bình định muộn hơn. Phong trào kháng chiến ở đây bùng nổ sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.

+ Ở Nam Kì, nhân dân các dân tộc thiểu số đã sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp từ giữa thế kỷ XIX.

+ Ở miền Trung, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước cầm đầu.

Ở Tây Nguyên, tù trưởng N’Tgang Guh, Ama Kol, Ama Jhao… đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu từ 1889 đến 1905.

Ở Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Mường, Thái… tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp lập căn cứ kháng chiến ở Lai Châu, Sơn La hoạt động mạnh ở sông Đà.

@880031@

2. Nhận xét

- Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi diễn ra muộn hơn nhưng phát triển mạnh mẽ, diễn ra bề bỉ và lâu dài.

- Diễn ra ở khắp các vùng miền núi.

- Có sự tham gia của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông, Dao, Hoa, Khơ- me và các dân tộc Tây Nguyên.

- Hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của đồng bào ở vùng đồng bằng

- Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.

3. Nguyên nhân thất bại 

- Bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.

- Bị Pháp và phong kiến đàn áp.

- Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

4. Ý nghĩa lịch sử

- Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.

- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.

- Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

@880434@