câu hỏi ''nêu đặc điểm dân số nước ta '' ai biết giúp mình với
câu hỏi ''nêu đặc điểm dân số nước ta '' ai biết giúp mình với
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
+ Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (đứng thứ 14 trên thể giới).
+ Nước ta có 54 thành phần dân tộc.
+ Nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài.
- Dân số còn tăng nhanh: Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng của dân số có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
nhận xét sự gia tăng dân số của nước ta trong giai đoạn năm 1989 đến năm 2017
nếu là thủ tướng em sẽ dự định phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số nước ta thế nào ? phân tích một giải pháp của em
Nếu là thủ tướng em sẽ dự định phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số nước ta:
-Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
-Đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế
-Đảm bảo an sinh xã hội,giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho nhân dân
-Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ
-Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, cơ sở hạ tầng cải thiện đời sống của nhân dân
- Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số
-Khuyến khích đổi mới trong kinh doanh, trồng trọt...
...............
Phân tích một giải pháp : Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, cơ sở hạ tầng cải thiện đời sống của nhân dân.
-Phát triển giáo dục giúp trẻ em dân tộc thiểu số được tiếp cận với con chữ, nâng cao được nhận thức, đào tạo các em trở thành người có ích cho xã hội. Y tế được phát triển đồng nghĩa với việc tỉ lệ tử vong sẽ giảm, người dân an tâm sinh sống. Cơ sở hạ tầng được cải thiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, người dân sinh sống trong môi trường tốt hơn.
Dựa vào atlat địa lí việt nam trang dân số , nhận xét đặc điểm dân số và gia tăng dân số Việt nam trong giai đoạn 1960-2007
Giai đoạn 1960 - 2007:
- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.
+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.
+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.
- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.
Đề thi Bến Tre
Dựa vào biểu đồ dân số và sự gia tăng dân số (tờ bản đồ tỉnh Bến Tre) kết hợp với kiến thức đã học. Hãy nhận xét để lệ gia tăng tự nhiên của dân số tỉnh Bến Tre so với cả nước.
Anh chị giải hộ em với ạ
Hãy chứng minh việt nam là quốc gia đông dân và tăng nhanh
tham khảo:
Dân số nước ta còn tăng nhanh.
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (1,32% trong giai đoạn 2002 - 2005).
- Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu
Việt Nam là nước đông dân vì:
- Số dân lớn (hơn 84,1 triệu người năm 2006).
- Đứng thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
Dân số đông ảnh hưởng đến nguồn lao động nước ta là:
- Nguồn lao động dồi dào.
- Là cơ sở để tăng thêm nguồn lao động nước ta (mỗi năm có thêm hơn 1 triệu lao động).
Dựa vào Át lat Địa lý Việt Nam trang 15,Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :
A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống
B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên
C. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên
D. Tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trong và quá tuổi lao động tăng.
Mn chỉ e câu này trong sách với!!
tham khảo:
- Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số
Công thức tính:Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = %
- Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 %o = 2,53 %
- Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 %o = 1,43 %
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% (Năm 1979) xuống còn 1,43% (năm 1999). Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số.