Câu hỏi (0,5đ): Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:– A – G – T – X – X – G – A – T – G – A – X – T – X – A – G –Hãy viết trình tự sắp xếp các nuclêôtit của đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
Câu hỏi (0,5đ): Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:– A – G – T – X – X – G – A – T – G – A – X – T – X – A – G –Hãy viết trình tự sắp xếp các nuclêôtit của đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
Áp dụng NTBS:
\(A\) liên kết với \(T\) và ngược lại
\(G\) liên kết với \(X\) và ngược lại
\(\Rightarrow\) Trình tự các nu trong mạch bổ sung của phân tử ADN là:
- Mạch gốc:
\(-A-G-T-X-X-G-A-T-G-A-X-T-X-A-G-\)
- Mạch bổ sung:
\(-T-X-A-G-G-X-T-A-X-T-G-A-G-T-X-\)
một phân tử ADN có chiều dài 4080 ăngtrông trong đó có A=20%
a.tìm số lượng từng loại nuclêôtit của gen trên
.tính chu kì xoắn và khối lượng của gen.
Phân tử ADN có chiều dài 4080 A -> Tổng số nu của ADN :
N = \(\dfrac{2.L}{3.4}=\dfrac{2.4080}{3.4}=2400\left(nu\right)\)
a) Theo NTBS : A = T = 20% . 2400 = 480 (nu)
G = X = 30% . 2400 = 720 (nu)
Chu kỳ xoắn : C = \(\dfrac{N}{20}=\dfrac{2400}{20}=120\left(chuky\right)\)
Khối lượng : M = N.300 = 2400.300 = 720 000 (đvC)
N = (2*4080)/3.4 = 2400 (nu)
A = 2400*20/100 = 480 (nu) => T = A = 480 (nu)
G = (2400-2*480)/2 = 720 (nu) => X = G = 720 (nu)
C = 2400/20 = 120 (chu kì xoắn)
M = 2400*300 = 720000 (đvC)
Trình bày khái niệm về gen, so sánh sự gống nhau và khác nhau giữa gen và ADN
Tham khảo:
ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Mỗi nucleotit cấu tạo gồm 3 thành phần: 1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X)1 gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4)1 gốc Axit photphoric (H3PO4)Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay ARN.
=> Từ định nghĩa gen ta thấy:
Gen có bản chất là ADN và trên một phân tử ADN chứa rất nhiều gen,Nhưng điều kiện đủ để 1 đoạn ADN dược gọi là một gen khi nó mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định.
- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định.
Sự khác nhau giữa gen và ADN : Gen lak 1 đoạn của phân tử ADN
Khái niệm : Gen lak cấu trúc nằm trong nhân tế bào mang thông tin di truyền quy định tổng hợp pr
mạch 2 của phân tử ADN có trình tự các nucleotit như sau :
- T - T - X - X - A - X - G - T - X - T - A - G -
a. hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với đoạn mạch trên ?
b. Viết trình tu các đơn phân của đoạn mạch ARN đc tổng hợp từ mạch bổ sung ?
a) - A - A - G - G - T - G- X - A - G - A - T - X -
b) U - U - X - X - A - X - G - U - X - U - A - G
a) Đoạn mạch bổ sung với đoạn trên :
-> - A - A - G - G - T - G - X - A - G - A - T - X -
b) Trình tự các nu của đoạn ARN đc tổng hợp từ mạch bsung trên :
-> - U - U - X - X - A - X - G - U - X - U - A - G -
Một gen có chiều dài 2040A°.Có hiệu số giữa T với một loại nucleotit khác là 300 . Gen nhân đôi một số lần đòi hỏi môi trường cung cấp 4500 nucleotit loại G
a. Tính tỉ lệ phần trăm và số lượng nucleotit từng loại của gen
b. Tính số nucleotit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi
c. Nếu gen trên đột biến tạo thành gen mới có số liên kết hidro là 1342 liên kết thì đây là dạng đột biến gì,chiều dài của gen đột biến là bao nhiêu?
a)Ta có: Một gen có chiều dài 2040A°
Số nucleotit của gen là: \(N=\dfrac{2L}{3,4}=\dfrac{2.2040}{3,4}=1200\left(nucleotit\right)\)
Theo nguyên tắc bổ sung: \(T+G=\dfrac{N}{2}=\dfrac{1200}{2}=600\left(nucleotit\right)\left(1\right)\)
Ta có: Hiệu số nucleotit loại T và loại khác là 300\(\Rightarrow T-G=300\left(nucleotit\right)\left(2\right)\)
Từ \(\left(1\right)\) và \(\left(2\right)\) suy ra hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}T+G=600\\T-G=300\end{matrix}\right.\)
Giải hệ phương trình trên, ta được T=450(nucleotit); G=150(nucleotit)
\(\Rightarrow\)Tỉ lệ phần trăm số nucleotit từng loại của gen:
\(\%A=\%T=\dfrac{450}{1200}.100\%=37,5\%\)
\(\%G=\%X=\dfrac{150}{1200}.100\%=12,5\%\)
\(\Rightarrow\)Số nucleotit mỗi loại của gen là:
A=T = 450(nucleotit); G=X=150(nucleotit)
b)Gọi k là số lần nhân đôi của gen \(\left(k\in Z^+\right)\)
Ta có: Gen nhân đôi một số lần cần môi trường cung cấp 4500 nucleotit loại G \(\Rightarrow150.\left(2^k-1\right)=4500\)
(đề sai vì không tìm được k thỏa mãn điều kiện)
c) Số liên kết Hidro khi gen chưa đột biến là:\(H_{cđb}=2A+3G=2.450+3.150=1350\)(liên kết)
Ta có số liên kết Hidro sau khi đột biến là 1342 liên kết
\(\Rightarrow\)Đột biến làm giảm 8 liên kết H
\(\Rightarrow\)Có 2 trường hợp
\(TH_1:\)Đột biến mất 4 cặp A-T
Số nucleotit của gen đột biến: \(N_1=2\left(A+G\right)=2\left[\left(450-4\right)+150\right]=1192\left(nucleotit\right)\)
Chiều dài của gen khi đột biến : \(L_1=\dfrac{3,4N_1}{2}=\dfrac{3,4.1192}{2}=2026,4\left(A^0\right)\)
\(TH_2\): Thay 8 cặp G-X bằng 8 cặp A-T
\(\Rightarrow\)Số nucleotit của gen là: \(N_2=2\left[\left(450+8\right)+\left(150-8\right)\right]=1200\left(nucleotit\right)\)
\(\Rightarrow\)Chiều dài của gen là:
\(L_2=\dfrac{3,4.N_2}{2}=\dfrac{3,4.1200}{2}=2040\left(A^0\right)\)
\(N=\dfrac{2L}{3,4}=1200\left(nu\right)\)
Theo bài ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}T-X=300\\2T+2X=1200\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}A=T=450\left(nu\right)\\G=X=150\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}A=T=37,5\%\\G=X=12,5\%\end{matrix}\right.\)
- Giải sử gen nhân đôi 1 lần .
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}A_{mt}=T_{mt}=A\left(2^1-1\right)=450\left(nu\right)\\G_{mt}=X_{mt}=G\left(2^1-1\right)=150\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
Nếu khi đột biến : \(H=2A+3G=1342(lk)\)
- Số liên kết hidro ban đầu là : \(H=2A+3G=1350(nu)\)
\(\Rightarrow\) Đột biến mất một cặp nu
Câu 50 các bạn chỉ mình nhé mình đang cần gấp
Viết đoạn mạch bổ sung của ADN viết ARN và ADN khi cho trước ADN, ARN.
Viết đoạn mạch bổ sung của ADN
- Dựa vào nguyên tắc bổ sung:
+ A liên kết T và ngược lại
+ G liên kết X và ngược lại
- Viết ARN khi cho trước ADN
+ A liên kết U
+ T liên kết A
+ G liên kết X và ngược lại
Ở lợn gen D quy dịnh thân dài trội hoàn toàn so với thân d quy định thân ngắn. Ở F1 thu được với tỉ lệ kiểu hình là 3:1 thì kiểu gen của P phải như thế nào ?
- Quy ước gen: A thân dài, a thân ngắn
- Kiểu gen của lợn thân ngắn là aa
Kiểu gen của lợn thân dài là AA hoặc Aa
- Vì F1 thu được 3 thân dài : 1 thân ngắn
⇒ KG của phép lai P là Aa× Aa
Sơ đồ lai: P: Aa× Aa
F1: KG : 1 AA: 2 Aa:1aa
KH : 3 thân dài :1 thân ngắn
Tk
A – thân dài, a – thân ngắn.
a, Tỉ lệ aa = 1/4 = 1/2a x 1/2a → Bố mẹ có kiểu gen Aa, tạo ra giao tử a với tỉ lệ 1/2
Quy ước gen A là thân dài, a là thân ngắn
Vì tính trạng thân dài là trội hoàn toàn so với thân ngắn mà khi lai bố mẹ (P) cho F1 toàn lợn thân dài vậy bố hoặc mẹ sẽ có cặp kiểu gen là AA và aa
P: AA x aa
F1: 100%Aa
giải thích tại sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ
Quá trình nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ vì quá trình nhân đôi diễn ra theo những nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuân của ADN mẹ. ... - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
Quá trình nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ vì quá trình nhân đôi diễn ra theo những nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuân của ADN mẹ. ... - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
quan Câu 8 : 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là:
A. 96.
B. 16.
C. 64.
D. 896.
Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể :
A. Tế bào sinh sản
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào trứng
D. Tế bào tinh trùng
Câu 9. Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. KÌ cuối.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của tương trội lặn?
A. Thông thường các tính trạng đều là các tính trạng tốt.
B. Tương quan trội lặn khá phổ biến trên cơ thể sinh vật.
C. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, các tính trạng lặn là các tính trạng xấu.
D. Trong sản xuất, người ta phải chọn vật nuôi, cây trồng thuần chủng để làm giống.
8A. 96
B. Tế bào sinh dưỡng
9 C. Kì sau.
10 A. Thông thường các tính trạng đều là các tính trạng tốt.
Câu 8 : 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là:
A. 96.
B. 16.
C. 64.
D. 896.
Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể :
A. Tế bào sinh sản
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào trứng
D. Tế bào tinh trùng
Câu 9. Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. KÌ cuối.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của tương trội lặn?
A. Thông thường các tính trạng đều là các tính trạng tốt.
B. Tương quan trội lặn khá phổ biến trên cơ thể sinh vật.
C. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, các tính trạng lặn là các tính trạng xấu.
D. Trong sản xuất, người ta phải chọn vật nuôi, cây trồng thuần chủng để làm giống.