Bài 12. Cơ chế xác định giới tính

JS
Xem chi tiết
LV
15 tháng 12 2017 lúc 12:18
1/ Bất bình đẳng giới Tư tưởng trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, tạo nguồn thu nhập chính trong gia đình và chăm sóc bố mẹ khi tuổi già. Sự hiểu biết thiên lệch về giá trị của con trai và con gái, dẫn đến tâm lý muốn có thêm con trai để phòng ngừa các trường hợp rủi ro cũng làm tăng thêm mong muốn sinh được con trai hơn con gái. Thực tế hiện nay cho thấy, nếu con gái được chăm sóc giáo dục tốt, học hành đầy đủ thì sẽ có hiếu với cha mẹ không kém gì con trai, có thể còn hơn cả con trai. 2/ Chế độ an sinh xã hội còn hạn chế Chế độ an sinh xã hội chưa bảo đảm, đặc biệt là người già không được hưởng lương hưu, dẫn đến tư tưởng coi con trai là chỗ dựa tốt hơn về mặt tài chính. Con trai mới là người chăm sóc cha mẹ khi về già, con gái khi lấy chồng sẽ không sống trong gia đình mình, không thể thường xuyên đỡ đần cho cha mẹ đẻ. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con trai để có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già. 3/ Các dịch vụ y tế có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Cùng với sự phát triển ngày càng tốt hơn của hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ hành nghề y dược trong và ngoài công lập có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao. Sự phát triển này, một mặt tạo điều kiện cung cấp chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng tốt hơn, mặt khác cũng làm tăng tình trạng lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính trước sinh như: trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn…); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y…); hoặc sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối…) để lựa chọn giới tính thai nhi. 4/Nhận thức của người dân còn hạn chế Nhận thức của người dân, đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về pháp luật liên quan tới việc lựa chọn giới khi sinh và hậu quả do mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra còn rất hạn chế do chưa được tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với gia đình và xã hội. 5/ Chưa thực hiện tốt pháp luật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi . Nguyên nhân của sự vi phạm này là do quản lý nhà nước chưa thể kiểm soát được tình trạng siêu âm để xác định giới tính thai nhi, sự hiểu biết của người dân về pháp luật liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi.
Bình luận (0)
HD
15 tháng 12 2017 lúc 13:18
1/ Bất bình đẳng giới Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại cả trong ý thức và hành động của một bộ phận dân cư được coi là nguyên nhân đầu tiên và có ý nghĩa quyết định dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Nguồn gốc sâu xa của bất bình đẳng giới, khi Việt Nam là một xã hội Châu Á với chế độ gia tộc phụ hệ truyền thống, con mang họ của cha, con trai mới được nối dõi tông đường, mới được vào nơi thừa tự… đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ. Bất bình đẳng giới dẫn đến:  Tư tưởng trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, tạo nguồn thu nhập chính trong gia đình và chăm sóc bố mẹ khi tuổi già. Cùng với việc thực hiện chính sách quy mô gia đình nhỏ, đã có tác động mạnh dẫn đến việc nhiều cặp vợ chồng mong muốn sinh con trai, đặc biệt là những cặp vợ chồng chỉ có con gái trong những lần sinh trước đó. Kết quả điều tra biến động Dân số, Lao động và Kế hoạch hóa gia đình năm 2006 cho thấy, có tới 39% số bà mẹ sinh con thứ ba là do chưa có con trai trước đó.  Sự hiểu biết thiên lệch về giá trị của con trai và con gái, dẫn đến tâm lý muốn có thêm con trai để phòng ngừa các trường hợp rủi ro cũng làm tăng thêm mong muốn sinh được con trai hơn con gái. Thực tế hiện nay cho thấy, nếu con gái được chăm sóc giáo dục tốt, học hành đầy đủ thì sẽ có hiếu với cha mẹ không kém gì con trai, có thể còn hơn cả con trai. Mong muốn có con trai dẫn đến nhiều phụ nữ chỉ sinh con gái phải chịu sức ép sinh thêm con trai từ phía cha mẹ chồng, đặc biệt khi người phụ nữ đó là con dâu trưởng hay con dâu độc nhất trong gia đình. Nhiều người chồng cũng đứng về phía cha mẹ mình để đòi hỏi vợ phải sinh thêm con trai. 2/ Chế độ an sinh xã hội còn hạn chế Chế độ an sinh xã hội chưa bảo đảm, đặc biệt là người già không được hưởng lương hưu, dẫn đến tư tưởng coi con trai là chỗ dựa tốt hơn về mặt tài chính. Con trai mới là người chăm sóc cha mẹ khi về già, con gái khi lấy chồng sẽ không sống trong gia đình mình, không thể thường xuyên đỡ đần cho cha mẹ đẻ. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con trai để có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già. 3/ Các dịch vụ y tế có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Cùng với sự phát triển ngày càng tốt hơn của hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ hành nghề y dược trong và ngoài công lập có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao. Sự phát triển này, một mặt tạo điều kiện cung cấp chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng tốt hơn, mặt khác cũng làm tăng tình trạng lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính trước sinh như: trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn…); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y…); hoặc sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối…) để lựa chọn giới tính thai nhi. 4/Nhận thức của người dân còn hạn chế Nhận thức của người dân, đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về pháp luật liên quan tới việc lựa chọn giới khi sinh và hậu quả do mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra còn rất hạn chế do chưa được tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với gia đình và xã hội. 5/ Chưa thực hiện tốt pháp luật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi Tại Điều 40, Khoản 7, Mục b của Luật Bình đẳng Giới đã quy định: “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi dục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Y tế”. Trên thực tế, hầu hết những người mẹ mang thai đến khám và siêu âm đều được người cung cấp dịch vụ siêu âm cho biết giới tính của thai nhi dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây là hành vi vi phạm pháp luật của cả khách hàng và người cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân của sự vi phạm này là do quản lý nhà nước chưa thể kiểm soát được tình trạng siêu âm để xác định giới tính thai nhi, sự hiểu biết của người dân về pháp luật liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi. Từ những nguyên nhân nêu trên, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời tình trạng này sẽ tác động xấu đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.
Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NH
13 tháng 3 2017 lúc 16:59

so sánh NST thường và NST giới tính

Giống nhau
- Cấu trúc gồm 3 thành phần : 2 cánh. eo sơ cấp. và tâm động
- Đều dc cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm ADN và pr loại histon
- Đặc trưng bởi sự phân li, tổ hợp, nhân đôi của NST
Khác nhau
Nhiễm sắc thể thường
- Tồn tại thành từng cặp, các NST trong mỗi cặp luôn luôn đồng dạng ở cả giới đực và giới cái
- Gen tồn tại trên NST thành từng cặp gen tương ứng
- Gen trên NST chi phối các tính trạng khi biểu hiện tính trạng ko liên quan đến giới tính
Nhiễm sắc thể giới tính
- Chỉ tồn taị thành 1 cặp, có thể đồng dạng or ko đồng dạng ở cả 2 giới. Khi thì đồng dạng ở giới đực khi thì đồng dạng ở giới cái.
- Gen tồn tại thành cặp , có thể tồn tại thành từng alen riêng rẽ ở các vùng khác nhau trên NST XY
- NST giới tính biểu hiện tính trạng giới tính, tính trạng sinh dục và tính trạng liên kết giới tính

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
TN
13 tháng 3 2017 lúc 18:51

Hỏi đáp Sinh học

Bình luận (0)
H24
13 tháng 3 2017 lúc 18:37

SO SÁNH NST THƯỜNG VÀ NST GIỚI TÍNH
*GIỐNG NHAU:
-Thành phần cấu tạo nên NST là ADN và Protein loại Híton.
-Có tính đặc trưng theo loài
-Luôn tồn tại thành cặp tương đồng( trừ cặp XY)
-Mang gen qui định tình trạng của cơ thể
- Có hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, sắp xếp trên mặt phẳng của thoi phân bào, phân li về 2 cực tế bào vào các kì.
*KHÁC NHAU
NST THUỜNG:
1. Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng
3. Giống nhau ở cá thể đực và cái
4.Không qui định giới tình
5. Mang gen qui định tính trạng thường không liên quan đến giới tính.
NST GIỚI TÍNH
1. Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
2. Có thể là cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng(XY)
3. Khác nhau ở cá thể đực và cái
4. Qui định giới tính
5. Qui định tính trang liên quan giới tính

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
BT
23 tháng 10 2016 lúc 15:09

+ ADN :
- Luôn có cấu tạo hai mạch song song và xoắn đều.
- Đơn phân là các nuclêotit ( có 4 loại nu : A - T - G - X ).
- Các nguyên tố cấu tạo : C , H , O , N , P
- Có kích thước lớn hơn mARN và prôtêin.

+ mARN :
- Chỉ có cấu tạo một mạch.
- Đơn phân là các ribonucleotit ( có 4 loại : A - U - G - X).
- Các nguyên tớ cấu tạo : C , H , O , N , P
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN nhưng lớn hơn so với prôtêin.

+ Prôtêin :
- Có cấu tạo một hay nhiều chuỗi axit amin.
- Đơn phân là các axit amin.
- Các nguyên tố cấu tạo : C , H , O , N ,... ( Ngoài ra, còn có Mg, Fe, Cu, ...)
- Có kích thước nhỏ hơn ADN và mARN.

Bình luận (0)
TB
Xem chi tiết
H24
8 tháng 9 2018 lúc 21:04

1. Những tình huống trên là vi phạm pháp luật về đảm bảo sinh sản, sức khỏe tuổi vị thành niên.

2. Giải pháp:

2.1. Nâng cao nhận thức cho người dân (nhất là ở vùng sâu vùng xa) về tác hại của nạn tảo hôn (nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ trẻ sau khi sinh con, ...)

2.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh về việc quan hệ tình dục trước vị thành niên (phạm pháp, gây nhiều hệ lụy về sau,...)

2.3. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm, chú trọng đến việc đảm bảo đời sống tinh thần lành mạnh cho học sinh.

Bình luận (0)
AL
Xem chi tiết
TT
6 tháng 11 2016 lúc 13:00

vì qua GPng mẹ chỉ cho ra một loại trứng là 22A+X, còn ng bố cho ra hai loại tinh trùng là 22A+X và 22A+Y

Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng mang X sinh ra con gái,còn sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng mang Y sẽ sinh ra con trai

Như vậy chỉ có bố mang có nst Y quyết định giới tính nam, ở nữ k có nst Y quyết định giới tính nam nên quan niệm trên là sai

(A là cặp nst thường)

Bình luận (0)
NT
7 tháng 11 2016 lúc 19:18

Phụ nữ chỉ cho 1 loại trứng mang NST X còn nam giới cho 2 loại tinh trùng: NST X và NST Y => Nam giới sẽ quyết định sinh con trai hay con gái

Bình luận (0)
VH
15 tháng 12 2016 lúc 22:33

Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TP
11 tháng 8 2018 lúc 23:22

Trong cấu trúc dân số có tỉ lệ nam nữ xấp xỉ bằng nhau là do

- Cặp NST XY trong quá trính phát sinh giao tử đã tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và NST Y với số lượng ngang nhau

-Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau và có tỉ lệ ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1

Bình luận (0)
H24
12 tháng 8 2018 lúc 8:02

Tỉ lệ nam nữ xấp xỉ bằng nhau là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, cùng tham gia vào quá trình thụ tinh với xác xuất ngang nhau. Tuy nhiên tỉ lệ này cần được đảm bảo với điều kiện hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau và số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.

Cấm công khai giới tính thai nhi trong quá trình siêu âm, khám thai vì tránh không đúng giới tính của đứa trẻ mà họ mong muốn rồi đi phá thai ảnh hưởng tới sức khỏe, mất cân bằng giới tính.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
DT
22 tháng 10 2016 lúc 17:19

Trong quá trình phát sinh giao tử mẹ có kiểu gen XX giảm phân sẽ tạo ra 100% X

Bố có kiểu gen XY giảm phân cho 2 loại gaio tử với tỉ lệ như nhau là 1X 1Y

Trong thụ tinh giao tử X của mẹ kết hợp vs X của bố tạo thành hợp tử XX phát triển thành con gái. Nếu giao tử X của mẹ kết hợp vs tinh trùng Y của bố tạo thành hợp tư XY phát triển thành con trai

Bình luận (0)
LP
23 tháng 10 2016 lúc 10:44

cơ chế sinh con trai, con gái ở người do sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
- trong quá trình phát sinh giao tử
do sự fân li của cặp NST giới tính, dẫn đến:
nữ(xx) chỉ tạo 1 loại trứng duy nhất mang NST x
nam (xy) tạo hai loại tinh trùng vs tỉ lệ ngang nhau là X và y
- trong thụ tinh tạo hợp tử
nếu trứng X kết hợp vs tinh trùng x tạo hợp tử xx, phát triền thành con gái
nếu trứng x kết hợp tinh trùng y tạo hợp tử xy, phát triển thành con trai

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)
HT
Xem chi tiết
PL
21 tháng 11 2017 lúc 21:57

a. Chiều dài của gen là: (1500 : 2) x 3,4 = 2550 A0

b. Ta có: A = T = 450 nu (dựa vào NTBS)

\(\rightarrow\) G = X = (1500 : 2) - 450 = 300 nu

c. Số nu mtcc cho gen nhân đôi 2 lần là:

1500 x (22 - 1) = 4500 nu

Bình luận (0)
ND
21 tháng 11 2017 lúc 22:13

a) Chiều dài của gen là L=N/2 *3.4=1500/2 *3.4=2550 Ao

b) Ta có A=T=450 nu(1)

2A+2G=1500(2)

Từ 1 và 2 ta có

G=X=300 nu

c) Khi nhân gian đã lấy đi số nguyên liệu môi trường nội bào là

N(2^k-1)=1500(2^2-1)=4500 nguyên liệu

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
CR
2 tháng 11 2017 lúc 19:41

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Cơ thể chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử.

Cơ thể cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.



Bình luận (0)
NL
20 tháng 11 2017 lúc 18:39

cơ chế xác định giới tính là do sự phân li của cặp NSt giới tính trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh.

ở ng nam là giới dị giao tử XY, nữ là giới đồng giao tử XX. qua giảm phân, ng mẹ chỉ cho 1 loại trứng là 22A+X, bố cho 2 loại tinh trùng là 22A+X và 22A+Y

sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X vs trứng tọa thành hợp tử XX và phát triển thành con gái. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mnag Y với trứng tạo thành hợp tử XY và phát triển thành con trai

sơ đồ ( SGK)

nói quan ddiemr sinh con trai, con gái do ng mẹ quyết định là sai vì qua giảm phân ng mẹ chỉ cho 1 loại trứng X, quyết định giới tính của con là do tinh trùng mang X hay Y của bố

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TT
17 tháng 11 2017 lúc 14:34

Trong trại nuôi gà tỉ lệ đực:cái xấp xỉ 1:5 vì nuôi gà chủ yếu để lấy trứng nên đẻ nhiều gà mái hơn thì năng suất sẽ cao hơn

Các loài vật nuôi đa phần là các loài động vật bậc cao, trong bộ gen của chúng có cặp NST giới tính và quá trình thụ tinh quyết định đến giới tính của vật nuôi đời sau. Các loại tinh trùng mang bộ NST đơn bội trong đó có chứa 1 trong hai NST của cặp NST giới tính. Tinh trùng mang NST giới tính khác nhau có một số đặc tính khác nhau, môi trường thích hợp với chúng cũng có những điểm khác biệt. Dựa vào đó người ta có thể điều chỉnh môi trường chứa tinh trùng của vật nuôi đực để thông qua quá trình thụ tinh mà điều chỉnh tỷ lệ đực cái tùy theo mục đích sử dụng. Nên người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực :cái là 1:5

Bình luận (0)